Trơ cảm xúc: từ góc nhìn cuộc sống đến pháp luật

Chủ đề   RSS   
  • #390454 03/07/2015

    shin_butchi
    Top 50
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:18/04/2015
    Tổng số bài viết (1913)
    Số điểm: 87629
    Cảm ơn: 836
    Được cảm ơn 1904 lần


    Trơ cảm xúc: từ góc nhìn cuộc sống đến pháp luật

    Kì thi Văn vừa kết thúc vào sáng hôm qua (02/7/2015), đọc đến cái đoạn đề “Hội chứng vô cảm hay nói cách khác là trơ cảm xúc…” mình rất tâm đắc vì phản ánh đúng với thực tế của không ít các bạn trẻ hiện nay. Có điều phần này có cần thiết phải cho ra quá nhiều câu hỏi không hay chỉ nên cho các bạn viết một đoạn nghị luận ngắn để các bạn có để dàn trải con người mình trong bài thi?

    Hồi thời mình thi lớp 9 hay lớp 12 gì đó, đã có những câu đại loại là viết về chứng vô cảm của không ít bạn trẻ rồi, cũng không phải mới mẻ gì.

    Không rõ chứng trơ cảm xúc này xuất hiện từ khi nào, nhưng mình nghĩ có từ thời mà công nghệ thông tin bắt đầu phát triển, càng phát triển mạnh lại càng mang cho con người nhiều về lợi ích vật chất, thế còn tinh thần thì sao?

    Nhiều lần tụ tập với đám bạn trong các quán cà phê mình bắt gặp các đôi tình nhân vào quán cà phê, không phải là để nói chuyện, tâm sự…mà 2 người vào quán chỉ để gọi 2 ly nước rồi mỗi người đều cầm 1 cái smartphone, bấm bấm cái gì đó, có khi 2 người nói chuyện với nhau thông qua cái bấm bấm đó, vậy tại sao các bạn không nói chuyện bên ngoài đời thực nhỉ?

    Chưa kể, nhiều gia đình về nhà, thay vì sum vầy gia đình nói chuyện, ăn cơm và chia sẻ những gì trong ngày mình gặp phải – cảm giác sẽ rất là ấm cúng, thay vì mỗi người 1 chén cơm với mỗi cái smartphone.

    Sử dụng smartphone hay máy tính để chat chit nhiều đâu phải là tốt, có lần mình từng đọc bài báo, lâu quá rồi không nhớ rõ, nhưng đại loại câu chuyện kể về một anh bạn sử dụng quá nhiều máy tính để chat chit đến nỗi anh ta mắc 1 chứng bệnh, không thẻ nói trực tiếp bên ngoài hay còn gọi là “face to face” đó các bạn, mỗi lần anh ta muốn nói chuyện gì với bạn, với mẹ..anh ta đều phải vào phòng và bật máy tính lên để chat.

    Điều đó cho thấy cái gì sử dụng nhiều không phải là tốt mặc dù nó mang lại lợi ích không nhỏ cho sự phát triển kinh tế hiện nay.

    Chứng trơ cảm xúc này bị dư luận và xã hội lên án mạnh mẽ trong thực tế hiện nay, thế nhưng pháp luật có điều chỉnh hay xử phạt với hành vi này. Xin thưa là có!

    Đó là trường hợp thực tế xảy ra nhiều ở thời điểm hiện nay, khi trong lòng nhiều người chỉ có FACEBOOK. Gặp 1 tình huống cần phải ra tay để cứu người, thì thay vì vậy, lại dùng smartphone chụp hình đăng lên để câu like, câu view hoặc là hôi của…rất nhiều thứ lợi dụng từ việc người khác gặp nạn.

    Trường hợp này, theo Bộ luật hình sự 1999, người không cứu giúp người khác trong tình trạng nguy hiểm sẽ bị phạt từ cảnh cáo đến phạt tù 02 năm theo Điều 102.

    Thiết nghĩ, các nhà lập pháp vẫn đang trong thời gian lấy ý kiến tổng hợp để cho ra Bộ luật hình sự mới hoàn chỉnh hơn, thì chúng ta có nên đề xuất phạt nặng hơn với trường hợp này để ngăn chặn, răn đe với hành vi này?

     

     
    5817 | Báo quản trị |  
    4 thành viên cảm ơn shin_butchi vì bài viết hữu ích
    Thanhngan1996 (03/07/2015) NgoThuyKhanh (03/07/2015) Anlhk33-DLU (03/07/2015) TRUTH (03/07/2015)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #390478   03/07/2015

    TRUTH
    TRUTH
    Top 10
    Male
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/05/2013
    Tổng số bài viết (4694)
    Số điểm: 35125
    Cảm ơn: 673
    Được cảm ơn 1184 lần


     Nói thật nếu áp dụng BLHS thì người bị xử đầu tiên sẽ là cha mẹ của các cá nhân trên. SInh sống chung  mà không quan tâm con cái mình ra sao, cứ để nó lù lù ngày này qua ngày khác. Giờ con chết rồi thì quay ra chê bai xã hội

     
    Báo quản trị |  
  • #390494   03/07/2015

    shin_butchi
    shin_butchi
    Top 50
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:18/04/2015
    Tổng số bài viết (1913)
    Số điểm: 87629
    Cảm ơn: 836
    Được cảm ơn 1904 lần


    Hôm nọ mình lang thang lên web trẻ thơ, có bạn nào đó nói, hiện nay, nhiều mẹ liều mạng lắm, con bệnh mà không chở đi bác sĩ chữa trị, ở nhà chỉ có ngồi máy tính, gõ tìm cách chữa bệnh cho con.

    Ôi trời, bó tay luôn. Tìm cách chữa trị đâu không thấy nhưng thấy bệnh không những không hết mà còn nặng thêm ?! Điều này cũng chứng minh cái chuyện công nghệ phát triển con người ta càng lười biếng và càng vô cảm.

     
    Báo quản trị |  
  • #577647   30/11/2021

    MewBumm
    MewBumm
    Top 50
    Male
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/09/2017
    Tổng số bài viết (2007)
    Số điểm: 13643
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 256 lần


    Cuộc sống càng phát triển, con người càng bận rộn thì vấn đề vô cảm lại trở nên nghiêm trọng hơn. Vô cảm trước sự cầu cứu của người khác, thậm chí là liên quan đến tính mạng nhưng vì không muốn rước họa vào thân nên nhiều người đã chọn cách lẳng lặng bỏ qua.

     
    Báo quản trị |