Trình tự xét tặng danh hiệu “Thầy thuốc nhân dân”, “Thầy thuốc ưu tú”

Chủ đề   RSS   
  • #610287 05/04/2024

    haohao2912
    Top 500
    Female
    Lớp 1

    Khánh Hoà, Việt Nam
    Tham gia:11/07/2018
    Tổng số bài viết (329)
    Số điểm: 3013
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 35 lần


    Trình tự xét tặng danh hiệu “Thầy thuốc nhân dân”, “Thầy thuốc ưu tú”

    Nghị định 25/2024/NĐ-CP quy định về xét tặng danh hiệu “Thầy thuốc nhân dân”, “Thầy thuốc ưu tú”. Trong đó, Nghị định này quy định về trình tự xét tặng danh hiệu “Thầy thuốc nhân dân”, “Thầy thuốc ưu tú” như sau:

    1. Trình tự xét tặng tại Hội đồng cấp cơ sở

    Căn cứ tại Điều 16 Nghị định 25/2024/NĐ-CP quy định về trình tự xét tặng tại Hội đồng cấp cơ sở như sau:

    - Cá nhân đề nghị xét tặng lập hoặc ủy quyền cho cá nhân, tổ chức khác lập hồ sơ xét tặng quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 14 Nghị định này và gửi trực tiếp hồ sơ xét tặng bản giấy (bản chính), đồng thời gửi đính kèm các tệp tin điện tử hoặc gửi hồ sơ xét tặng bằng hình thức trực tuyến hoặc qua đường bưu chính tới Hội đồng cấp cơ sở (qua Thường trực Hội đồng).

    - Thường trực Hội đồng cấp cơ sở thực hiện các nhiệm vụ sau:

    + Trình cấp có thẩm quyền quyết định thành lập Hội đồng cấp cơ sở xét tặng danh hiệu “Thầy thuốc nhân dân”, “Thầy thuốc ưu tú” và Tổ thư ký giúp việc cho Hội đồng;

    + Thẩm định về tính hợp lệ của các tài liệu có trong hồ sơ; tiếp nhận, tổng hợp phản ánh kiến nghị của cá nhân, tổ chức (nếu có) báo cáo người có thẩm quyền xử lý;

    + Lập danh sách các cá nhân đề nghị xét tặng kèm theo bản trích ngang thành tích của từng cá nhân;

    + Trình Thủ trưởng đơn vị quyết định việc tổ chức Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động để lấy phiếu xác định mức độ tin cậy, kính trọng của người bệnh, đồng nghiệp đối với cá nhân đề nghị xét tặng (sau đây gọi tắt là phiếu). Hội nghị chỉ được coi là hợp lệ khi có ít nhất 3/4 số cán bộ, công chức, viên chức, người lao động có trình độ trung cấp trở lên được triệu tập dự họp, trong đó có ít nhất 2/3 số cán bộ, công chức, viên chức và người lao động có trình độ trung cấp y, dược trở lên được triệu tập trong đơn vị tham gia Hội nghị. Đối với đơn vị có số cán bộ, công chức, viên chức và người lao động từ 500 người trở lên, việc tổ chức giới thiệu và lấy phiếu do người đứng đầu đơn vị quyết định và hướng dẫn. Kết quả của việc lấy ý kiến phải được lập thành biên bản. Cá nhân đề nghị xét tặng phải đạt ít nhất 80% số người đồng ý trên tổng số người tham gia lấy ý kiến thì được đề nghị xem xét tại Hội đồng cấp cơ sở;

    + Tổng hợp, gửi tài liệu quy định tại điểm c khoản này đến các thành viên của Hội đồng và tổ chức các cuộc họp của Hội đồng.

    - Hội đồng cấp cơ sở thực hiện các nhiệm vụ sau:

    + Hội đồng tiến hành họp và bỏ phiếu kín để chọn cá nhân có đủ tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Thầy thuốc nhân dân”, “Thầy thuốc ưu tú”. Các cá nhân đạt ít nhất 90% số phiếu đồng ý trên tổng số thành viên của Hội đồng theo quyết định thành lập thì được đưa vào danh sách trình Hội đồng cấp trên xem xét;

    + Thông báo bằng hình thức niêm yết công khai danh sách kết quả xét chọn của Hội đồng tại trụ sở làm việc của đơn vị và đưa lên trang thông tin điện tử của cơ quan trong thời hạn 10 ngày;

    + Trường hợp có phản ánh kiến nghị thì Hội đồng có trách nhiệm xem xét, báo cáo người có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật;

    + Sau khi hết thời hạn thông báo tại điểm b khoản này, Hội đồng cấp cơ sở hoàn thiện hồ sơ xét tặng trình Chủ tịch Hội đồng cấp cơ sở ký Tờ trình trình Hội đồng cấp bộ, tỉnh xem xét.

    2. Trình tự xét tặng tại Hội đồng cấp bộ, tỉnh

    Căn cứ tại Điều 17 Nghị định 25/2024/NĐ-CP quy định về trình tự xét tặng tại Hội đồng cấp bộ, tỉnh như sau:

    - Hội đồng cấp bộ, tỉnh tiếp nhận hồ sơ từ Hội đồng cấp cơ sở.

    - Thường trực Hội đồng cấp bộ, tỉnh tiếp nhận và thẩm định về thành phần và tính hợp lệ của các tài liệu có trong hồ sơ do Hội đồng cấp cơ sở trình; tiếp nhận, xem xét, báo cáo người có thẩm quyền giải quyết phản ánh kiến nghị liên quan đến việc xét tặng danh hiệu (nếu có); gửi tài liệu quy định tại các điểm đ, e, và g khoản 6 Điều 14 Nghị định này đến các thành viên của Hội đồng và tổ chức các cuộc họp của Hội đồng.

    - Hội đồng cấp bộ, tỉnh thực hiện các nhiệm vụ sau:

    + Họp và bỏ phiếu kín để chọn cá nhân có đủ tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Thầy thuốc nhân dân”, “Thầy thuốc ưu tú”. Các cá nhân đạt ít nhất 90% số phiếu đồng ý trên tổng số thành viên Hội đồng theo quyết định thành lập thì được đưa vào danh sách trình Hội đồng cấp trên xem xét;

    + Thông báo công khai kết quả xét chọn trên các phương tiện thông tin của bộ, tỉnh trong thời hạn 10 ngày;

    + Trường hợp có phản ánh kiến nghị thì Hội đồng có trách nhiệm xem xét, báo cáo người có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật;

    + Sau khi hết thời hạn thông báo tại điểm b khoản này, Hội đồng cấp cơ sở hoàn thiện hồ sơ xét tặng trình Chủ tịch Hội đồng cấp bộ, tỉnh ký Tờ trình trình Hội đồng cấp Nhà nước xem xét.

    - Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thành ủy và Ban Cán sự đảng các bộ, ngành, xem xét, có ý kiến bằng văn bản trước khi trình Hội đồng cấp Nhà nước đối với các cá nhân đề nghị xét tặng danh hiệu “Thầy thuốc ưu tú” thuộc thẩm quyền quản lý và các cá nhân đề nghị xét tặng danh hiệu “Thầy thuốc nhân dân”.

    3. Trình tự xét tặng ở Hội đồng cấp Nhà nước

    Căn cứ tại Điều 18 Nghị định 25/2024/NĐ-CP quy định về trình tự xét tặng tại Hội đồng cấp Nhà nước như sau:

    - Hội đồng cấp Nhà nước tiếp nhận hồ sơ từ Hội đồng cấp bộ, tỉnh.

    - Thường trực Hội đồng cấp Nhà nước tiếp nhận và thẩm định về thành phần và tính hợp lệ của các tài liệu có trong hồ sơ do Hội đồng cấp bộ, tỉnh trình; tiếp nhận, xem xét, báo cáo người có thẩm quyền giải quyết phản ánh kiến nghị liên quan đến việc xét tặng danh hiệu (nếu có); gửi tài liệu quy định tại các điểm đ, điểm e, điểm g khoản 6 Điều 14 Nghị định này đến các thành viên của Hội đồng và tổ chức các cuộc họp của Hội đồng.

    - Hội đồng cấp Nhà nước thực hiện các nhiệm vụ sau:

    + Họp và bỏ phiếu kín để chọn cá nhân có đủ điều kiện, tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Thầy thuốc nhân dân”, “Thầy thuốc ưu tú”. Các cá nhân đạt ít nhất 90% số phiếu đồng ý trên tổng số thành viên Hội đồng theo quyết định thành lập thì được đưa vào danh sách trình Thủ tướng Chính phủ xem xét để trình Chủ tịch nước quyết định;

    + Thông báo công khai kết quả xét chọn trên Cổng Thông tin điện tử Chính phủ, Cổng Thông tin điện tử Bộ Y tế, Báo Sức khỏe và Đời sống trong thời gian 10 ngày;

    + Trường hợp có phản ánh kiến nghị thì Hội đồng có trách nhiệm xem xét, báo cáo người có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật;

    + Sau khi hết thời hạn thông báo quy định tại điểm b khoản này, Hội đồng cấp Nhà nước hoàn thiện hồ sơ xét tặng trình Chủ tịch Hội đồng cấp Nhà nước. Bộ Y tế gửi Bộ Nội vụ thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét để trình Chủ tịch nước quyết định.

    Theo đó, từ ngày 15/04/2024 Trình tự xét tặng danh hiệu “Thầy thuốc nhân dân”, “Thầy thuốc ưu tú” được thực hiện theo quy định nêu trên.

     
    58 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận