Chào bạn. Điều 14 Nghị định 91/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai có quy định như sau:
“Điều 14. Lấn, chiếm đất
1. Trường hợp lấn, chiếm đất chưa sử dụng tại khu vực nông thôn thì hình thức và mức xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm dưới 0,05 héc ta;
3. Trường hợp lấn, chiếm đất nông nghiệp là đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất tại khu vực nông thôn, thì hình thức và mức xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm dưới 0,02 héc ta;
….
7. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm đối với các hành vi vi phạm tại các khoản 1, 2, 3, 4 và khoản 5 của Điều này và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm; trừ trường hợp trường hợp quy định tại điểm b và điểm c khoản này;”
Như vậy, hành vi lấn chiếm đất như anh/chị nêu sẽ bị xử phạt theo quy định này. Và người có hành vi lấn chiếm đất bất hợp pháp sẽ buộc khôi phục lại tình trạng đất ban đầu và buộc phải trả lại đất đã lấn, chiếm. Nếu không thực hiện thì tiến hành cưỡng chế để thực hiện theo quy định tại Nghị định 166/2013/NĐ-CP quy định về cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính
Khi phát hiện hành vi vi phạm hành chính đang diễn ra người có thẩm quyền đang thi hành công vụ buộc chấm dứt hành vi vi phạm hành chính (1) > lập biên bản vi phạm hành chính (2) > tiến hành xác minh tình tiết vụ việc vi phạm (3) > xác định giá trị tang vật vi phạm hành chính để làm căn cứ xác định khung tiền phạt, thẩm quyền xử phạt (4) > Giải trình nếu có (5):
> chuyển hồ sơ vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm nếu có (6.1)
> ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính (6.2) > gửi, chuyển, công bố quyết định xử phạt vi phạm hành chính (7) > thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính (8) > cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt (9).
Căn cứ pháp lý: Theo quy định tại chương III của Luật xử lý vi phạm hành chính 2012