Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp khi xảy ra tai biến y khoa

Chủ đề   RSS   
  • #609971 27/03/2024

    maithuan415
    Top 150
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/06/2020
    Tổng số bài viết (561)
    Số điểm: 5031
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 62 lần


    Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp khi xảy ra tai biến y khoa

    Ngày 31/12/2023, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 32/2023/TT-BYT quy định chi tiết một số điều của Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 tập trung vào các nội dung liên quan đến việc triển khai công tác đào tạo, hành nghề của đội ngũ y bác sĩ cũng như các quyền, nghĩa vụ của người dân trong quá trình khám chữa bệnh
     
    Tại Thông tư số 32/2023/TT-BYT có nội dung nổi bật về cơ chế giải quyết tranh chấp khi xảy ra tai biến y khoa gây khó cho bệnh nhân và người nhà của bệnh nhân
     
    Quy định tổ chức của hội đồng chuyên môn
     
    Căn cứ Điều 48 Thông tư 32/2023/TT-BYT  quy định cơ cấu tổ chức, số lượng thành viên của hội đồng chuyên môn gồm:
     
    - Chủ tịch hội đồng: 01 người;
     
    - Phó Chủ tịch hội đồng: 01 - 02 người;
     
    - Các thành viên: Tối thiểu 03 người;
     
    - Thư ký hội đồng: Tối thiểu 01 người.
     
    Nguyên tắc thành lập hội đồng như sau:
     
    - Bảo đảm độc lập, khách quan, không có xung đột lợi ích;
     
    - Thành viên hội đồng phải có phạm vi hành nghề hoặc có trình độ chuyên môn liên quan đến tai biến y khoa;
     
    - Số lượng thành viên của hội đồng (bao gồm cả Chủ tịch hội đồng) phải là số lẻ.
     
    Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp khi xảy ra tai biến y khoa
     
    Căn cứ Điều 50 Thông tư 32/2023/TT-BYT hướng dẫn trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp khi xảy ra tai biến y khoa như sau:
     
    - Trình tự giải quyết tranh chấp đối với trường hợp bệnh viện thuộc thẩm quyền quản lý của Sở Y tế (bao gồm cả các bệnh viện của các bộ, ngành, trừ bệnh viện trực thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an):
     
    + Khi xảy ra tai biến y khoa mà có tranh chấp cần giải quyết, theo đề nghị của người bệnh, người đại diện người bệnh, người hành nghề hoặc cơ quan cảnh sát điều tra, tòa án thì bệnh viện phải thành lập hội đồng chuyên môn theo quy định tại khoản 1 Điều 101 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 (gọi là hội đồng chuyên môn cấp cơ sở);
     
    + Trường hợp các bên có tranh chấp khi không nhất trí với kết luận của hội đồng chuyên môn quy định tại điểm a Khoản này thì có văn bản đề nghị Sở Y tế thành lập hội đồng chuyên môn để giải quyết và gửi kèm theo hồ sơ liên quan đến tranh chấp;
     
    + Trường hợp các bên có tranh chấp khi không nhất trí với kết luận của hội đồng chuyên môn quy định tại điểm b Khoản này thì có văn bản đề nghị Bộ Y tế thành lập hội đồng chuyên môn để giải quyết và gửi kèm theo hồ sơ liên quan đến tranh chấp. Kết luận của hội đồng chuyên môn của Bộ Y tế là kết luận cuối cùng;
     
    + Trường hợp các bên có tranh chấp khi không nhất trí với kết luận của hội đồng chuyên môn quy định của Bộ Y tế thì các bên khởi kiện tại tòa án.
     
    - Trình tự giải quyết tranh chấp đối với trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc thẩm quyền quản lý của Sở Y tế nhưng không phải là hình thức bệnh viện (bao gồm cả các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không phải là hình thức bệnh viện của các bộ, ngành, trừ cơ sở trực thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an):
     
    + Khi xảy ra tai biến y khoa mà có tranh chấp cần giải quyết, theo đề nghị của người bệnh, người đại diện người bệnh, người hành nghề hoặc cơ quan cảnh sát điều tra, tòa án thì cơ sở có văn bản đề nghị Sở Y tế thành lập hội đồng chuyên môn để giải quyết và gửi kèm theo hồ sơ liên quan đến tranh chấp;
     
    + Trường hợp các bên có tranh chấp khi không nhất trí với kết luận của hội đồng chuyên môn quy định nêu trên thì có văn bản đề nghị Bộ Y tế thành lập hội đồng chuyên môn để giải quyết và gửi kèm theo hồ sơ liên quan đến tranh chấp. Kết luận của hội đồng chuyên môn của Bộ Y tế là kết luận cuối cùng;
     
    + Trường hợp các bên có tranh chấp khi không nhất trí với kết luận của hội đồng chuyên môn quy định của Bộ Y tế thì các bên khởi kiện tại tòa án.
     
    - Trình tự giải quyết tranh chấp đối với trường hợp bệnh viện, bệnh xá thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an:
     
    + Khi xảy ra tai biến y khoa mà có tranh chấp cần giải quyết, theo đề nghị của người bệnh, người đại diện người bệnh, người hành nghề hoặc cơ quan cảnh sát điều tra, tòa án thì bệnh viện, bệnh xá tự thành lập hội đồng chuyên môn theo quy định tại khoản 1 Điều 101 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 (gọi là hội đồng chuyên môn cấp cơ sở);
     
    + Trường hợp các bên có tranh chấp khi không nhất trí với kết luận của hội đồng chuyên môn quy định nêu trên thì có văn bản đề nghị Cục Quân y - Bộ Quốc phòng, Cục Y tế - Bộ Công an thành lập hội đồng chuyên môn để giải quyết và gửi kèm theo hồ sơ liên quan đến tranh chấp;
     
    + Trường hợp các bên có tranh chấp khi không nhất trí với kết luận của hội đồng chuyên môn quy định nêu trên thì có văn bản đề nghị Bộ Y tế thành lập hội đồng chuyên môn để giải quyết và gửi kèm theo hồ sơ liên quan đến tranh chấp. Kết luận của hội đồng chuyên môn của Bộ Y tế là kết luận cuối cùng;
     
    + Trường hợp các bên có tranh chấp khi không nhất trí với kết luận của hội đồng chuyên môn quy định của Bộ Y tế thì các bên khởi kiện tại tòa án.
     
    - Trình tự giải quyết tranh chấp đối với trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an nhưng không phải là hình thức bệnh viện, bệnh xá hoặc là hình thức bệnh xá nhưng không đủ điều kiện thành lập hội đồng chuyên môn:
     
    + Khi xảy ra tai biến y khoa mà có tranh chấp cần giải quyết, theo đề nghị của người bệnh, người đại diện người bệnh, người hành nghề hoặc cơ quan cảnh sát điều tra, tòa án thì cơ sở có văn bản đề nghị Cục Quân y - Bộ Quốc phòng, Cục Y tế - Bộ Công an thành lập hội đồng chuyên môn để giải quyết và gửi kèm theo hồ sơ liên quan đến tranh chấp;
     
    + Trường hợp các bên có tranh chấp khi không nhất trí với kết luận của hội đồng chuyên môn quy định tại điểm a Khoản này thì có văn bản đề nghị Bộ Y tế thành lập hội đồng chuyên môn để giải quyết và gửi kèm theo hồ sơ liên quan đến tranh chấp. Kết luận của hội đồng chuyên môn của Bộ Y tế là kết luận cuối cùng;
     
    + Trường hợp các bên có tranh chấp khi không nhất trí với kết luận của hội đồng chuyên môn quy định của Bộ Y tế thì các bên khởi kiện tại tòa án.
     
    - Trình tự giải quyết tranh chấp đối với trường hợp bệnh viện thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Y tế:
     
    + Khi xảy ra tai biến y khoa mà có tranh chấp cần giải quyết, theo đề nghị của người bệnh, người đại diện người bệnh, người hành nghề hoặc cơ quan cảnh sát điều tra, tòa án thì bệnh viện tự thành lập hội đồng chuyên môn theo quy định tại khoản 1 Điều 101 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 (gọi là hội đồng chuyên môn cấp cơ sở);
     
    + Trường hợp các bên có tranh chấp khi không nhất trí với kết luận của hội đồng chuyên môn quy định nêu trên thì có văn bản đề nghị Bộ Y tế thành lập hội đồng chuyên môn để giải quyết và gửi kèm theo hồ sơ liên quan đến tranh chấp. Kết luận của hội đồng chuyên môn của Bộ Y tế là kết luận cuối cùng;
     
    + Trường hợp các bên có tranh chấp khi không nhất trí với kết luận của hội đồng chuyên môn quy định của Bộ Y tế thì các bên khởi kiện tại tòa án.
     
    - Trình tự giải quyết tranh chấp đối với trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Y tế nhưng không phải là hình thức bệnh viện:
     
    + Khi xảy ra tai biến y khoa mà có tranh chấp cần giải quyết, theo đề nghị của người bệnh, người đại diện người bệnh, người hành nghề hoặc cơ quan cảnh sát điều tra, tòa án thì cơ sở có văn bản đề nghị Bộ Y tế thành lập hội đồng chuyên môn để giải quyết và gửi kèm theo hồ sơ liên quan đến tranh chấp. Kết luận của hội đồng chuyên môn của Bộ Y tế là kết luận cuối cùng;
     
    + Trường hợp các bên có tranh chấp khi không nhất trí với kết luận của hội đồng chuyên môn quy định của Bộ Y tế thì các bên khởi kiện tại tòa án.
     
    Trong thời đại ngày nay, cùng với sự phát triển vượt bậc của khoa học - kỹ thuật, việc chăm sóc sức khỏe cũng ngày càng được chú trọng và nâng cao hơn. Điều này thể hiện qua việc ngành y tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đã không ngừng cải thiện chất lượng phục vụ, mở rộng quy mô khám bệnh, chữa bệnh và nâng cao chuyên môn, trình độ kỹ thuật của đội ngũ y bác sĩ.
     
    Mặc dù vậy, khả năng tai biến trong hoạt động KBCB vẫn có thể xảy ra và là điều không tránh khỏi. Vì vậy, cần biết được quy định về trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp khi xảy ra tai biến y khoa để bảo vệ quyền lời của mình.

     

     
    497 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận