Cái này nếu phân tích nó sẽ rất là rắc rôi vì có nhiều trường hợp xảy ra. Bạn cứ nhớ là:
1. Có di chúc có hiệu lực pháp luật ghi nhận phân chia toàn bộ di sản: thì chia cho người không phụ thuộc di chúc nhưng ko có tên trong di chúc trước, nếu có trong di chúc rồi thì thôi, trường hợp nếu có trong di chúc rồi mà phần được hưởng thấp hơn 2/3 thì được bù thêm sao cho đủ 2/3/ Sau đó chia theo di chúc phần còn lại (theo % tỷ lệ nhé).
2. Không có di chúc: thì chia theo pháp luật, cái này đơn giản. Còn nếu có kế vị thì bạn vào trang mình để xem bài các trường hợp chia thừa kế thế vị. Mình đã trình bày rõ ràng về các trường hợp (không có di chúc thì chia như thế nào mà có di chúc thì chia như thế nào)
3. Có di chúc phân định toàn bộ tài sản nhưng vô hiệu 1 phần (cái này nếu có thế vị thì cũng xem giống mục 2 nhá): Chia cho những người không phụ thuộc di chúc trước nha (2/3), sau đó chia theo di chúc (phần không bị vô hiệu á. Ví dụ chia cho A căn nhà. sau khi chia cho mấy người không phụ thuộc mà vẫn còn căn nhà thì A được nhận căn nhà. Nói chung là nhận đủ theo di chúc). Nếu còn lại thì mới chia theo pháp luật. Mà khi chia theo pháp luật thì tất cả những người có quyền thừa kế đều được nhận 1 phần bằng nhau (kể cả người đã nhận theo di chúc và những người đã nhận không phụ thuộc di chúc)
4. Di chúc chỉ phân chia một phần tài sản. Thì cũng vậy thôi, chia cho những người không phụ thuộc di chúc trước (2/3) rôi đến theo di chúc (nhận đủ). Nếu còn lại thì mới chia theo pháp luật nha.
5. Có di chúc mà vô giệu toàn phần. Cái này, vô cùng đơn giản. Đem chia theo pháp luật hết, không cần quan tâm đến cái thủ tục rườm rà phụ thuộc hay không phụ thuộc nữa bạn nhé.
Đấy chỉ mấy trường hợp cơ bản thôi nha. Vài bữa nữa, mình sẽ viết một bài chi tiết về vấn đề này và gửi link cho bạn tham khảo nha.