Trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến Luật Việc làm tại Kỳ họp thứ 8 (10/2024)

Chủ đề   RSS   
  • #615017 09/08/2024

    phucpham2205
    Top 50
    Trung cấp

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:31/01/2024
    Tổng số bài viết (1346)
    Số điểm: 28222
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 595 lần
    SMod

    Trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến Luật Việc làm tại Kỳ họp thứ 8 (10/2024)

    Ngày 03/8/2024, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 118/NQ-CP Phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 7 năm 2024.

    (1) Trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến Luật Việc làm tại Kỳ họp thứ 8 (10/2024)

    Tại Nghị quyết 118/NQ-CP, Chính phủ đánh giá cao sự chuẩn bị nghiêm túc, tích cực của Bộ LĐ-TB&XH trong công tác xây dựng và hoàn thiện hồ sơ dự án Luật Việc làm (sửa đối) theo đúng quy định. 

    Thống nhất về sự cần thiết xây dựng dự án Luật Việc làm (sửa đổi) nhằm thể chế hóa đầy đủ các chủ trương của Đảng và Nhà nước, đáp ứng yêu cầu về chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt là nhân lực chất lượng cao, có trình độ về tay nghề và kiến thức xã hội; có sự liên thông giữa các hình thức, cấp, lĩnh vực GD&ĐT, gắn với mục tiêu phát triển bền vững; xây dựng, phát triển thị trường lao động có tính liên kết, hội nhập quốc tế; giải quyết kịp thời, linh hoạt, hiệu quả các chế độ, chính sách cho người lao động, doanh nghiệp; nâng cao năng lực của cơ quan quản lý nhà nước cũng như huy động nguồn lực, sức sáng tạo của xã hội dựa trên cơ sở các thế mạnh sẵn có. 

    Theo đó, để hoàn thiện dự án Luật Việc làm (sửa đổi), Chính phủ yêu cầu Bộ LĐ-TB&XH thực hiện một số công việc như sau: 

    - Tiếp tục tổng kết, rà soát, đánh giá để bảo đảm nội dung dự án Luật Việc làm (sửa đổi) có tính khả thi, xử lý triệt để những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện quy định pháp luật về việc làm, bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ với pháp luật trong các lĩnh vực liên quan. 

    Trong đó, cần đặc biệt các chủ trương, định hướng, chiến lược của Đảng và Nhà nước về phát triển nguồn nhân lực một cách linh hoạt, hiện đại, đáp ứng yêu cầu, xu hướng phát triển trong nước và thế giới, nhất là trên môi trường mạng, công nghệ cao, thích ứng với tốc độ già hoá dân số của Việt Nam.

    - Cần tổ chức hiệu quả hoạt động tham vấn, lấy ý kiến các đối tượng chịu tác động, các chuyên gia, doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức ở cơ sở. Đồng thời, triển khai hoạt động truyền thông một cách phù hợp đối với các chính sách, nội dung mới, tác động tới số đông người lao động, doanh nghiệp... Nhằm bảo đảm tính khả thi và tạo sự đồng thuận của xã hội, người dân, tố chức, cơ quan có liên quan và đối tượng chịu tác động trực tiếp.

    - Chủ trì, phối hợp chặt chẽ với các Bộ, cơ quan liên quan nghiên cứu, tiếp thu tối đa ý kiến của các Thành viên Chính phủ để quy định cho phù hợp, bảo đảm đầy đủ CSPL, tính khả thi của các quy định về:

    + Đăng ký và quản lý lao động.

    + Hỗ trợ, tạo việc làm bền vững, thỏa đáng cho lao động không có quan hệ lao động.

    + Chính sách cho vay ưu đãi gắn với điều kiện, quy trình, thủ tục.

    + Mở rộng đối tượng hỗ trợ vay vốn, đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

    + Mô hình Quỹ quốc gia về việc làm.

    + Quy định giới hạn thời gian làm việc của học sinh, sinh viên.

    Bên cạnh đó, Nghị quyết 118/NQ-CP cũng có nêu rõ, nội dung trong dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) phải bảo đảm phù hợp với các nhóm chính sách đã được Chính phủ thông qua; bảo đảm phân cấp, phân quyền tối đa trong quản lý nhà nước; đơn giản, hiện đại hóa thủ tục hành chính; thúc đẩy việc chuyển đổi số; không tạo cơ chế xin - cho; phòng, chống các hành vi tham nhũng, tiêu cực trong lĩnh vực lao động, việc làm, nâng cao hiệu quả kết nối cung - cầu của thị trường lao động.

    Cuối cùng, khẩn trương tiếp thu, giải trình đầy đủ ý kiến Thành viên Chính phủ, kết luận của Chính phủ để hoàn thiện hồ sơ dự án Luật bảo đảm chất lượng, tiến độ. Giao Phó Thủ tướng Lê Thành Long chỉ đạo hoàn thiện dự án Luật này, trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 8 (tháng 10 năm 2024).

    (2) Trình Quốc Hội Luật Tình trạng khẩn cấp tại Kỳ họp thứ 9 và thông qua tại Kỳ họp thứ 10

    Cụ thể, tại Nghị quyết 118/NQ-CP, Chính phủ giao Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp cùng các cơ quan liên quan nghiên cứu tiếp thu ý kiến của các bộ, ngành, Thành viên Chính phủ; rà soát các luật có liên quan, bảo đảm khả thi, không chồng chéo, trùng lắp; hoàn thiện Đề nghị xây dựng Luật Tình trạng khẩn cấp theo hướng như sau:

    - Chính sách 1: Nghiên cứu kỹ lưỡng về khái niệm tình trạng khẩn cấp và tình trạng khẩn cấp trên không gian mạng, xác định rõ phạm vi điều chỉnh, mức độ, biện pháp, thời gian áp dụng trong tình trạng khẩn cấp. 

    Đồng thời, huy động nguồn lực thực hiện các nhiệm vụ; sự tham gia của người dân và doanh nghiệp trong tình trạng khẩn cấp; xây dựng cơ chế chính sách, thủ tục thực hiện nhanh chóng, linh hoạt, sáng tạo; phân quyền, phân cấp tối đa gắn với phân bổ nguồn lực và có cơ chế giám sát thực hiện; bảo đảm phân định rõ thẩm quyền quyết định, áp dụng biện pháp đặc biệt của các chủ thể trong tình trạng khẩn cấp theo tính chất, mức độ khác nhau, bảo đảm tính kịp thời, khả thi, phù hợp thực tiễn.

    - Chính sách 2: Rà soát kỹ các quy định của pháp luật hiện hành, lựa chọn nội dung hợp lý để quy định, bảo đảm phù hợp, khả thi, thống nhất với hệ thống pháp luật; đề xuất rõ các giải pháp để có tiêu chí, mức độ hỗ trợ, cứu trợ theo thẩm quyền quyết định của từng cấp độ.

    - Chính sách 3: Bổ sung các biện pháp áp dụng trong tình huống đã ban bố phòng thủ dân sự cấp độ 3 nhưng thảm họa, sự cố có diễn biến phức tạp, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng mà chưa cần thiết ban bố tình trạng khẩn cấp: Không đề xuất chính sách này mà thống nhất thực hiện theo Luật Phòng thủ dân sự 2023, Luật An ninh quốc gia 2004 và pháp luật có liên quan.

    Bên cạnh đó, Nghị quyết 118/NQ-CP cũng giao Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ và các bộ, cơ quan liên quan hoàn thiện hồ sơ Đề nghị xây dựng Dự án Luật Tình trạng khẩn cấp theo đúng quy định và gửi Bộ Tư pháp.

    Theo đó, giao Bộ trưởng Bộ Tư pháp thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ, thay mặt Chính phủ ký Tờ trình Uỷ ban Thường vụ Quốc hội bổ sung dự án Luật Tình trạng khẩn cấp vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025 của Quốc hội và trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 9, thông qua tại Kỳ họp thứ 10.

    Xem chi tiết tại Nghị quyết 118/NQ-CP ngày 03/8/2024.

     
    90 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận