Triệt phá ổ "tín dụng đen" cho vay gần 4.000 tỷ đồng tại TPHCM, người vay có được nhận lại tiền?

Chủ đề   RSS   
  • #610926 25/04/2024

    btrannguyen
    Top 500
    Lớp 2

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:13/03/2024
    Tổng số bài viết (239)
    Số điểm: 3121
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 52 lần


    Triệt phá ổ "tín dụng đen" cho vay gần 4.000 tỷ đồng tại TPHCM, người vay có được nhận lại tiền?

    Theo Báo công an Thành Phố Hồ Chí Minh đưa tin, vừa qua ngày 24/4 Công an TPHCM vừa triệt phá đường dây cho vay nặng lãi quy mô rất lớn thông qua trang web cho vay tiêu dùng trực tuyến trái pháp luật. Vậy, người vay có thể được nhận lại số tiền lãi đã đóng không?

    Thông tin chi tiết về vụ việc

    Công an TP.HCM cho biết, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an Quận 4 vừa triệt phá đường dây cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự quy mô rất lớn, thủ đoạt hoạt động tinh vi xảy ra tại Công ty TM24H và Công ty ATM Online (địa chỉ 261 - 263 Phan Xích Long, Phường 2, quận Phú Nhuận) thông qua trang web cho vay tiêu dùng trực tuyến trái pháp luật. Cả 2 công ty trên đều hoạt động dưới sự điều hành của Đỗ Minh Hải (thường trú tại quận Bình Thạnh)

    Để che giấu tội phạm và thực hiện hành vi vi phạm:

    - Các đối tượng hoạt động “núp bóng” doanh nghiệp tư vấn tài chính, dịch vụ cầm đồ; sử dụng công nghệ cao để thực hiện hoạt động cho vay trực tuyến, lưu trữ hồ sơ khách hàng trên mạng internet; 

    - Không hoạt động tại địa chỉ đăng ký kinh doanh; 

    - Lập các hợp đồng cho vay cầm cố, hợp đồng tư vấn, hợp đồng cầm cố tài sản (với nội dung thuê lại tài sản cầm cố) không có thật nhằm chia nhỏ lãi suất thành lãi suất cơ bản nhỏ hơn 20%/năm, phí dịch vụ tư vấn, phí dịch vụ, phí nền tảng, phí cầm cố tài sản hơn 80%/năm.

    Qua đó thủ đoạn tinh vi đó, trốn tránh sự phát hiện, xử lý của cơ quan pháp luật trong thời gian dài.

    Theo thống kê bước đầu, tổng số tiền giải ngân của đường dây này là gần 4.000 tỷ đồng, tổng số tiền thu về hơn 4.600 tỷ đồng trên tổng 738.933 lượt vay. Đây là nhóm tội phạm có tổ chức do người nước ngoài cấu kết với các đối tượng người Việt Nam, hoạt động xuyên quốc gia thu lợi bất chính số tiền đặc biệt lớn.

    Tín dụng đen, cho vay nặng lãi là gì?

    Hiện nay, không có văn bản pháp luật nào quy định cụ thể thế nào là tín dụng đen. Trên thực tế, tín dụng đen có thể hiểu là một hình thức cho vay tín dụng với lãi suất cao hơn quy định của pháp luật từ các tổ chức, cá nhân thực hiện các hoạt động cho vay tiền nhưng không đăng ký kinh doanh và không được sự cấp phép của nhà nước (còn gọi là cho vay nặng lãi).

    Cho vay nặng lãi là cụm từ phổ biến để chỉ những trường hợp cho vay với lãi suất cao, còn theo quy định tại Bộ luật Hình sự 2015Nghị quyết 01/2021/NQ-HĐTP, cho vay nặng lãi gọi là “cho vay lãi nặng”.

    Theo khoản 1 Điều 2 Nghị quyết 01/2021/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng Điều 201 Bộ luật Hình sự 2015 và việc xét xử vụ án hình sự về tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự do Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành như sau:

    “Cho vay lãi nặng” là trường hợp bên cho vay cho bên vay vay tiền với mức lãi suất gấp 05 lần trở lên mức lãi suất cao nhất quy định tại khoản 1 Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015.

    Như vậy, theo quy định hiện hành người nào trong giao dịch dân sự mà cho vay với lãi suất gấp 05 lần mức lãi suất cao nhất thì có thể được kết vào tội cho vay nặng lãi hay còn gọi là cho vay lãi nặng.

    Xem thêm: Cho vay nặng lãi sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính hay bị truy cứu TNHS?

    Người vay nặng lãi có được lấy lại số tiền lãi bất hợp pháp đã trả không?

    Theo Điều 5 Nghị quyết 01/2021/NQ-HĐTP quy định về xử lý vật, tiền liên quan trực tiếp đến tội phạm cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự như sau:

    - Tịch thu sung quỹ nhà nước đối với:

    + Khoản tiền, tài sản khác người phạm tội dùng để cho vay;

    + Tiền lãi tương ứng mức lãi suất cao nhất theo quy định của Bộ luật Dân sự mà người phạm tội đã thu của người vay.

    + Tiền, tài sản khác mà người phạm tội có thêm được từ việc sử dụng tiền lãi và các khoản thu bất hợp pháp khác.

    - Trả lại cho người vay tiền thu lợi bất chính mà người phạm tội thực tế đã thu, trừ trường hợp người vay sử dụng tiền vay vào mục đích bất hợp pháp (như đánh bạc, mua bán trái phép chất ma túy, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, ...) thì khoản tiền thu lợi bất chính bị tịch thu sung quỹ nhà nước.

    Trong đó, mức lãi suất cao nhất được quy định tại khoản 1 Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:

    - Lãi suất vay do các bên thỏa thuận.

    + Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác.

    Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.

    + Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.

    Như vậy, theo quy định như trên, người vay nặng lãi có thể được trả lại số tiền thu lợi bất chính mà người cho vay đã nhận. Trừ trường hợp người vay sử dụng tiền vay vào mục đích bất hợp pháp.

     
    58 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận