Tri ân Thầy/Cô nhân ngày Nhà Giáo Việt Nam 20/11
Ngày 20/11 hàng năm là một ngày đầy ý nghĩa đối với Ngành giáo dục. Vì đây là ngày truyền thống của Ngành giáo dục nhằm để tôn vinh những người làm công tác trồng người.
Và đây cũng là dịp để các thế hệ học trò bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo, cô giáo người đã góp công sức và tâm huyết cho sự nghiệp trồng người.
Dân gian ta hay truyền tụng nhau câu tục ngữ và ai cũng nằm lòng câu tục ngữ này “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư” theo mình thì ai cũng hiểu được ý nghĩa của câu tục ngữ này đúng không? Ý nghĩa của câu tục ngữ này là “Một chữ cũng là thầy, nữa chữ (cũng) là thầy”. Nó nhắc nhở chúng ta phải biết ơn người dìu dắt, dạy dỗ mình nên người.
Chỉ còn vài ngày nữa thôi là đã đến ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 rồi nhân đây Em cũng xin chúc Thầy/ Cô nhiều sức khỏe, hạnh phúc bên gia đinh và được nhiều thành công trong sự nghiệp trông người!
Các thành viên Dân Luật hãy bài tỏa cảm nghĩ và tình cảm của mình đối với Thầy/Cô đã dạy dỗ chúng ta nhân ngày Nhà Giáo Việt Nam 20/11 tại đây nhé!
Cuối tuần giải trí : Xin chia sẽ câu truyện vui nói về câu tục ngữ “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư”
*Nhân ngày nhà giáo Việt Nam 20/11, ông chủ tịch xã đến thăm một trường cấp hai.
Trong buổi gặp mặt các thầy cô giáo và các em học sinh, ông hỏi một học sinh:
- Cháu có biết câu: “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư” ý nói gì không?
- Thưa bác, nhất là một, tự là chùa, sư là thầy. “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư” có nghĩa là “Một nhà chùa có một ông thầy, bán cái chùa thì còn lại mỗi ông thầy”.
Ông chủ tịch nghiêm nghị:
- Hỏng! Hỏng cả rồi! Học sinh, học trò vô lễ thật... các cháu có nghe nói: “Tiên học lễ, hậu học văn” lần nào chưa? Đấy, đấy! Bà tiên trên trời còn học lễ nghĩa, bà hoàng hậu là vợ vua, uy quyền là thế mà còn phải học văn nữa là các cháu.
- ??????