Trên đường thoát nạn có được bố trí cầu thang xoắn ốc, cầu thang cong hay không?

Chủ đề   RSS   
  • #612627 11/06/2024

    lamtuyet9366
    Top 500
    Lớp 2

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:04/05/2024
    Tổng số bài viết (265)
    Số điểm: 3374
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 105 lần


    Trên đường thoát nạn có được bố trí cầu thang xoắn ốc, cầu thang cong hay không?

    QCVN 06:2022/BXD đặt ra các yêu cầu nghiêm ngặt về thiết kế và thi công nhằm đảm bảo an toàn trong tình huống khẩn cấp như cháy nổ.

    Một vấn đề được đặt ra là liệu trên đường thoát nạn có được bố trí cầu thang xoắn ốc, cầu thang cong hay không?

    An toàn thoát nạn là một yếu tố quan trọng trong thiết kế xây dựng. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cháy cho nhà và công trình (QCVN 06:2022/BXD) đã đưa ra những quy định cụ thể nhằm đảm bảo an toàn thoát nạn cho người sử dụng công trình.

    Theo tiểu mục 1.4.16 Mục 1 Quy chuẩn QCVN 06:2022/BXD quy định đường thoát nạn là đường di chuyển của người, dẫn trực tiếp ra ngoài hoặc dẫn vào vùng an toàn, tầng lánh nạn, gian lánh nạn và đáp ứng các yêu cầu thoát nạn an toàn của người khi có cháy.

    Ngoài ra, tại tiểu mục 1.4.17 Mục 1 Quy chuẩn QCVN 06:2022/BXD có đề cập đường thoát nạn độc lập là đường thoát nạn được sử dụng riêng cho một phần nhà (các phần nhà khác không có lối ra thoát nạn dẫn vào đường thoát nạn này).

    (1) Trên đường thoát nạn có được bố trí cầu thang xoắn ốc, cầu thang cong hay không?

    Căn cứ theo tiểu mục 3.3.7 Quy chuẩn QCVN 06:2022/BXD quy định quy chuẩn về đường thoát nạn như sau:

    - Trên sàn của đường thoát nạn không được có các giật cấp với chiều cao chênh lệch nhỏ hơn 45 cm hoặc có gờ nhô lên, ngoại trừ các ngưỡng trong các ô cửa đi. 

    Tại các chỗ có giật cấp phải bố trí bậc thang với số bậc không nhỏ hơn 3 hoặc làm đường dốc với độ dốc không được lớn hơn 1:6 (độ chênh cao không được quá 10 cm trên chiều dài 60 cm hoặc góc tạo bởi đường dốc với mặt bằng không lớn hơn 9,5°).

    - Khi làm bậc thang ở những nơi có chiều cao chênh lệch lớn hơn 45cm phải bố trí lan can tay vịn.

    - Ngoại trừ những trường hợp được quy định riêng tại 3.4.4, trên đường thoát nạn không cho phép bố trí cầu thang xoắn ốc, cầu thang cong toàn phần hoặc từng phần theo mặt bằng và trong phạm vi một bản thang và một buồng thang bộ không cho phép bố trí các bậc có chiều cao khác nhau và chiều rộng mặt bậc khác nhau.

    Trên đường thoát nạn không được bố trí gương soi gây ra sự nhầm lẫn về đường thoát nạn.

    Trong đó, tiểu mục 3.4.4 Quy chuẩn QCVN 06:2022/BXD  quy định như sau:

    Trong các nhà thuộc nhóm nguy hiểm cháy theo công năng F4 cho phép bố trí cầu thang cong trên đường thoát nạn khi bảo đảm tất cả những điều kiện sau:

    - Chiều cao của thang không quá 9,0 m.

    - Chiều rộng của vế thang phù hợp với các quy định trong quy chuẩn này.

    - Bán kính cong nhỏ nhất không nhỏ hơn 2 lần chiều rộng vế thang.

    - Chiều cao cổ bậc nằm trong khoảng từ 150 mm đến 190 mm;

    - Chiều rộng phía trong của mặt bậc (đo cách đầu nhỏ nhất của bậc 270 mm) không nhỏ hơn 220 mm.

    - Chiều rộng đo tại giữa chiều dài của mặt bậc không nhỏ hơn 250 mm.

    - Chiều rộng phía ngoài của mặt bậc (đo cách đầu to nhất của bậc 270 mm) không quá 450 mm.

    - Tổng của 2 lần chiều cao cổ bậc với chiều rộng phía trong mặt bậc không nhỏ hơn 480 mm và với chiều rộng phía ngoài của mặt bậc không lớn hơn 800 mm.

    Như vậy, ngoại trừ các trường hợp được quy định riêng tại 3.4.4, trên đường thoát nạn không cho phép bố trí cầu thang xoắn ốc, cầu thang cong.

    (2) Thiết kế, bố trí đường thoát nạn

    Theo tiểu mục 3.3.3 Quy chuẩn QCVN 06:2022/BXD quy định về thiết kế, bố trí đường thoát nạn như sau:

    - Khi bố trí, thiết kế các đường thoát nạn phải căn cứ vào yêu cầu tại 3.2.1. 

    - Đường thoát nạn không bao gồm các thang máy, thang cuốn và các đoạn đường được nêu dưới đây:

    + Đường đi qua các hành lang trong có lối ra từ giếng thang máy, qua các sảnh thang máy và các khoang đệm trước thang máy, nếu các kết cấu bao che giếng thang máy, bao gồm cả cửa giếng thang máy, không đáp ứng các yêu cầu như đối với bộ phận ngăn cháy.

    + Đường đi qua các buồng thang bộ khi có lối đi xuyên chiếu tới của buồng thang là một phần của hành lang trong, cũng như đường đi qua gian phòng có đặt cầu thang bộ loại 2, mà cầu thang này không phải là cầu thang để thoát nạn;

    + Đường đi theo mái nhà, ngoại trừ mái đang được khai thác sử dụng hoặc một phần mái được trang bị riêng cho mục đích thoát nạn;

    - Đường đi theo các cầu thang bộ loại 2, nối thông từ 3 tầng (sàn) trở lên, cũng như dẫn từ tầng hầm và tầng nửa hầm, ngoại trừ các trường hợp cụ thể về thoát nạn theo cầu thang bộ loại 2 nêu tại 3.2.1, 3.2.2, 3.2.6.

    Căn cứ vào tiểu mục 3.2.1, yêu cầu về đường thoát nạn như sau:

    Khoảng cách giới hạn cho phép từ vị trí xa nhất của gian phòng, hoặc từ chỗ làm việc xa nhất tới lối ra thoát nạn gần nhất, được đo theo trục của đường thoát nạn, phải được hạn chế tùy thuộc vào:

    + Nhóm nguy hiểm cháy theo công năng và hạng nguy hiểm cháy nổ (xem Phụ lục C) của gian phòng và nhà

    + Số lượng người thoát nạn.

    + Các thông số hình học của gian phòng và đường thoát nạn.

    + Cấp nguy hiểm cháy kết cấu và bậc chịu lửa của nhà.

    + Chiều dài của đường thoát nạn theo cầu thang bộ loại 2 lấy bằng ba lần chiều cao của thang đó.

    Tóm lại, theo Quy chuẩn QCVN 06:2022/BXD, ngoại trừ những trường hợp được quy định riêng tại 3.4.4, trên đường thoát nạn không cho phép bố trí cầu thang xoắn ốc, cầu thang cong toàn phần hoặc từng phần.

    Ngoài ra việc thiết kế, bố trí đường thoát nạn phải đảm bảo các yêu cầu tại mục 3.3.2 và tiểu mục 3.3.3

     
    110 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận