Trẻ em không nơi nương tựa có được xem là có hoàn cảnh đặc biệt hay không?

Chủ đề   RSS   
  • #603507 23/06/2023

    tlthuthao21899
    Top 200
    Lớp 2

    Vietnam --> Bến Tre
    Tham gia:06/12/2019
    Tổng số bài viết (484)
    Số điểm: 3695
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 53 lần


    Trẻ em không nơi nương tựa có được xem là có hoàn cảnh đặc biệt hay không?

    Hiện tại, không hiếm khi nhìn thấy tại các gốc phố, đường xá hình ảnh các trẻ em cơ nhỡ, không nơi nương tựa. Vậy Nhà nước ta quy định như thế nào về trẻ em không nơi nương tựa?

    Trẻ em không nơi nương tựa có được xem là có hoàn cảnh đặc biệt hay không?

    Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Luật Trẻ em 2016 có quy định về trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt bao gồm các nhóm như sau:

    -Trẻ em mồ côi cả cha và mẹ;

    - Trẻ em bị bỏ rơi;

    - Trẻ em không nơi nương tựa;

    - Trẻ em khuyết tật;

    - Trẻ em nhiễm HIV/AIDS;

    - Trẻ em vi phạm pháp luật;

    - Trẻ em nghiện ma túy;

    - Trẻ em phải bỏ học kiếm sống chưa hoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở;

    - Trẻ em bị tổn hại nghiêm trọng về thể chất và tinh thần do bị bạo lực;

    - Trẻ em bị bóc lột;

    - Trẻ em bị xâm hại tình dục;

    - Trẻ em bị mua bán;

    - Trẻ em mắc bệnh hiểm nghèo hoặc bệnh phải điều trị dài ngày thuộc hộ nghèo hoặc hộ cận nghèo;

    - Trẻ em di cư, trẻ em lánh nạn, tị nạn chưa xác định được cha mẹ hoặc không có người chăm sóc.

    Như vậy, theo quy định trên thì trẻ em không nơi nương tựa thuộc trường hợp được xếp vào trẻ em có hoàn cảnh khó khăn.

    Trẻ em không nơi nương tựa được hiểu như thế nào?

    Căn cứ theo Điều 5 Nghị định 56/2017/NĐ-CP có quy định các trường hợp được xem là trẻ em không nơi nương tựa như sau:

    - Trẻ em mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại mất tích theo quy định của pháp luật.

    - Trẻ em mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội hoặc không còn khả năng chăm sóc, nuôi dưỡng.

    - Trẻ em mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại đang chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.

    - Trẻ em có cả cha và mẹ mất tích theo quy định của pháp luật.

    - Trẻ em có cha hoặc mẹ mất tích theo quy định của pháp luật và người còn lại đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội.

    - Trẻ em có cha hoặc mẹ mất tích theo quy định của pháp luật và người còn lại đang chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.

    - Trẻ em có cả cha và mẹ không còn khả năng chăm sóc trẻ em.

    - Trẻ em có cả cha và mẹ đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội.

    - Trẻ em có cả cha và mẹ đang chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.

    - Trẻ em có cha hoặc mẹ đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội và người còn lại đang chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.

    - Trẻ em sống trong gia đình có cả cha và mẹ trong độ tuổi trẻ em.

    - Trẻ em có cả cha và mẹ bị hạn chế quyền làm cha mẹ hoặc tạm thời cách ly khỏi cha hoặc mẹ theo quy định của pháp luật.

    Như vậy, nếu trẻ em thuộc một trong các trường hợp theo quy định nêu trên thì được hiểu là trẻ em không nơi nương tựa. Theo đó, nhóm trẻ em này sẽ được Nhà nước ban hành các chính sách, chế độ để hỗ trợ phù hợp với quy định pháp luật

    Các chính sách hỗ trợ trẻ em không nơi nương tựa thuộc nhóm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt bao gồm những gì?

    Căn cứ Điều 18, Điều 19, Điều 20 và Điều 21 Nghị định 56/2017/NĐ-CP có quy định các chính sách hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt như sau:

    - Chính sách chăm sóc sức khỏe

    + Nhà nước đóng hoặc hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế.

    +. Nhà nước trả hoặc hỗ trợ trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh hoặc giám định sức khỏe cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh.

    + Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được hưởng các chính sách chăm sóc sức khỏe khác theo quy định của pháp luật.

    - Chính sách trợ giúp xã hội

    + Nhà nước thực hiện chế độ trợ cấp hằng tháng đối với cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế; hỗ trợ chi phí mai táng và chế độ trợ cấp, trợ giúp khác cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt theo quy định của pháp luật về chính sách trợ giúp xã hội.

    +. Nhà nước hỗ trợ tiền ăn, ở, đi lại theo quy định của pháp luật về chính sách trợ giúp xã hội cho trẻ em bị xâm hại và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt đang được bảo vệ khẩn cấp theo quy định tại khoản 1 Điều 31 Nghị định 56/2017/NĐ-CP.

    - Chính sách hỗ trợ giáo dục, đào tạo và giáo dục nghề nghiệp

    Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập theo quy định của pháp luật giáo dục, đào tạo và giáo dục nghề nghiệp.

    -. Chính sách trợ giúp pháp lý, hỗ trợ tư vấn, trị liệu tâm lý và các dịch vụ bảo vệ trẻ em khác

    + Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật về trợ giúp pháp lý.

    + Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được hỗ trợ tư vấn, trị liệu tâm lý và các dịch vụ bảo vệ trẻ em khác theo quy định tại Điều 48, 49, 50 Luật Trẻ em 2016

    Như vậy, trẻ em không nơi nương tựa thuộc nhóm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt sẽ được Nhà nước ban hành các chính sách hỗ trợ phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội từng thời kỳ.

    Từ những căn cứ nêu trên, trẻ em không nơi nương tựa là nhóm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt. Do đó Nhà nước ta cần phải có các chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện cho các đối tượng này học tập, chăm sóc sức khỏe để phát triển toàn diện góp phần chung tay xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh.

     

     
    601 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận