Tổng hợp điểm mới văn bản nổi bật có hiệu lực trong tháng 8/2018

Chủ đề   RSS   
  • #497640 24/07/2018

    BachHoLS
    Top 200
    Male
    Lớp 12

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/02/2016
    Tổng số bài viết (493)
    Số điểm: 18818
    Cảm ơn: 70
    Được cảm ơn 708 lần
    SMod

    Tổng hợp điểm mới văn bản nổi bật có hiệu lực trong tháng 8/2018

    Tháng 08/2018, hàng loạt các chính sách mới về lương , trợ cấp,…trong lĩnh vực giáo dục, thương mại, y tế, xây dựng, quốc phòng…bắt đầu có hiệu lực, cụ thể như sau:

    1. Quy định mới về trợ cấp người có công với cách mạng

    Chính phủ vừa ban hành Nghị định 99/2018/NĐ-CP quy định mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với người có công với cách mạng.

    Theo đó, trợ cấp ưu đãi hàng năm và trợ cấp ưu đãi một lần được quy định như sau:

    Đối với trợ cấp ưu đãi hàng năm: Liệt sĩ không còn người hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng thì người thờ cúng liệt sĩ được hưởng trợ cấp thờ cúng là 500.000 đồng.

    Trợ cấp ưu đãi đối với người có công với cách mạng theo quy định của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng không hưởng lương hoặc sinh hoạt phí khi đi học tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học là 300.000 đồng.

    Đối với trợ cấp ưu đãi một lần: Trợ cấp một lần khi báo tử liệt sĩ, mức trợ cấp 20 lần mức chuẩn; hỗ trợ chi phí báo tử 1.000.000 đồng.

    Đối với Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến chết trước ngày 01 tháng 01 năm 1995; Bà mẹ Việt Nam anh hùng, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến được truy tặng, mức trợ cấp 20 lần mức chuẩn…

    Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 27/8/2018.

    Nghị định số 70/2017/NĐ-CP của Chính phủ quy định mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với người có công với cách mạng hết hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2018.

    Các mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi quy định tại Nghị định này được thực hiện kể từ ngày 01/7/2018.

    2. Quy định về xếp lương đối với giáo viên dự bị đại học

    Vừa qua, Bộ nội vụ đã ban hành Thông tư 07/2018/TT-BNV quy định về việc bổ nhiệm và xếp lương chức danh nghề nghiệp giáo viên dự bị đại học (DBĐH). Theo đó:

    Xếp lương viên chức giảng dạy tại trường DBĐH công lập ở các ngạch công, viên chức theo Quyết định 202/TCCP-VC năm 1994 sang chức danh nghề nghiệp tại Thông tư 06/2017/TT-BNV và Thông tư 30/2017/TT-BGDĐT :

    - Viên chức đang là giảng viên chính được xếp lương DBĐH hạng I (mã số V.07.07.17) áp dụng hệ số lương viên chức loại A2 (nhóm A2.1), từ hệ số lương 4,40 đến 6,78.

    - Viên chức đang xếp lương giáo viên trung học cao cấp được xếp lương DBĐH hạng II (mã số V.07.07.18) áp dụng hệ số lương viên chức loại A2 (nhóm A2.2), từ hệ số lương 4,00 đến 6,38.

    - Viên chức đang xếp lương giảng viên hoặc giáo viên trung học được xếp lương DBĐH hạng III (mã số V.07.07.19) áp dụng hệ số lương viên chức loại A1, từ hệ số lương 2,34 đến 4,98.

    Thông tư 07/2018/TT-BNV có hiệu lực từ ngày 01/8/2018.

    3. Mức lương mới của sĩ quan quân đội từ ngày 1/7/2018

    Thông tư 88/2018/TT-BQP hướng dẫn thực hiện mức lương cơ sở đối với các đối tượng đang hưởng lương hoặc phụ cấp quân hàm từ NSNN trong các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng được ban hành ngày 28/6/2018.

    Theo đó, căn cứ mức lương cơ sở mới là 1.390.000 đồng thì lương cấp bậc quân hàm sĩ quan được áp dụng từ ngày 01/7/2018 như sau:

    - Đại tướng: 14.456.000 đồng (tăng 936.000 đồng);

    - Thượng tướng: 13.622.000 đồng (tăng 882.000 đồng);

    - Trung tướng: 12.788.000 đồng (tăng 828.000 đồng);

    - Thiếu tướng: 11.954.000 đồng (tăng 774.000 đồng);

    - Đại tá: 11.120.000 đồng (tăng 720.000 đồng);

    - Thượng tá: 10.147.000 đồng (tăng 657.000 đồng);

    - Trung tá: 9.174.000 đồng (tăng 594.000 đồng);

    - Thiếu tá: 8.340.000 đồng (tăng 540.000 đồng);

    - Đại úy: 7.506.000 đồng (tăng 486.000 đồng);

    - Thượng úy: 6.950.000 đồng (tăng 450.000 đồng);

    - Trung úy: 6.394.000 đồng (tăng 414.000 đồng);

    - Thiếu úy: 5.838.000 đồng (tăng 378.000 đồng).

    Thông tư 88/2018/TT-BQP có hiệu lực từ ngày 12/8/2018 và thay thế Thông tư 145/2017/TT-BQP ngày 15/6/2017.

    4. Tiêu chuẩn đạo đức đối với viên chức giáo dục nghề nghiệp

    Bộ LĐ-TB&XH ban hành Thông tư 03/2018/TT-BLĐTBXH quy định tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp với giảng viên cao đẳng, trung cấp, sơ cấp trong trường cao đẳng, trung cấp, trung tâm GDNN – GDTX công lập.

    Theo đó, viên chức ngành giáo dục nghề nghiệp phải đảm bảo 04 tiêu chuẩn về đạo đức như sau:

    - Tâm huyết với nghề, giữ gìn phẩm chất, lương tâm nhà giáo, đoàn kết với đồng nghiệp, bao dung, đối xử hòa nhã với người học và đồng nghiệp, bảo vệ quyền, lợi ích của người học, đồng nghiệp và cộng đồng.

    - Tận tụy với công việc, thực hiện đúng điều lệ, quy chế, nội quy của cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

    - Công bằng trong giảng dạy và giáo dục, đánh giá đúng thực chất năng lực của người học, thực hành tiết kiệm, chống bệnh thành tích, chống tham nhũng, lãng phí.

    - Các tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp khác như phẩm chất, đạo đức tốt, trình độ chuẩn được đào tạo về chuyên môn và nghiệp vụ, có đủ sức khỏe theo yêu cầu nghề nghiệp, lý lịch rõ ràng.

    Xem chi tiết tiêu chuẩn chuyên môn tại Thông tư 03/2018/TT-BLĐTBXH (có hiệu lực từ 01/8/2018).

    5. Trường mầm non có vốn đầu tư nước ngoài được tiếp nhận trẻ em Việt Nam

    Đây là một trong những điểm mới của Nghị định 86/2018/NĐ-CP quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục được ban hành ngày 06/6/2018.

    Theo đó, quy định tại Điều 39 của Nghị định 86 đã bỏ quy định học sinh Việt Nam dưới 05 tuổi không được tiếp nhận tại các chương trình đào tạo nước ngoài trước đây (khoản 2, Điều 24, Nghị định 73/2012/NĐ-CP).

    Bên cạnh đó, Nghị định 86 chỉ yêu cầu số học sinh Việt Nam học chương trình học chương trình giáo dục của nước ngoài phải thấp hơn 50% tổng số học sinh (thay đổi tỉ lệ không quá 10% tổng số học sinh của trường, ở trường trung học phổ thông không quá 20% tổng số học sinh của trường theo quy định trước đây).

    Cũng theo Nghi định 86 trường mầm non có vốn đầu tư nước ngoài được sử dụng chương trình nước ngoài để dạy học sinh Việt nam.

    Thẩm quyền cho phép thành lập cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông có vốn đầu tư nước ngoài là Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (khoản 3 Điều 40 Nghị định 86/2018/NĐ-CP) sửa đổi quy định trước đây là thẩm quyền thuộc về Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện theo quy định tại khoản 5 Điều 39 NĐ 73/2012/NĐ-CP.

    Nghị định 86/2018/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/8/2018, thay thế Nghị định 73/2012/NĐ-CP và Nghị định 124/2014/NĐ-CP ngày 29/12/2014.

    6. Quy định kiểm dịch y tế đối với hàng hóa

    Ngày 25/6/2018 Chính phủ ban hành Nghị định 89/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số Điều của Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm về kiểm dịch y tế biên giới.

    Theo đó, hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu, quá cảnh phải được khai báo y tế, trừ trường hợp hàng hóa quá cảnh mà không bốc dỡ khỏi phương tiện, hàng hóa thuộc diện kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn và động vật, sản phẩm động vật thủy sản theo quy định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

    Cụ thể, đối với hàng hóa vận tải bằng đường bộ, đường sắt, đường hàng không, người khai báo y tế phải khai, nộp giấy khai báo y tế hàng hóa theo Mẫu và giấy chứng nhận kiểm tra/xử lý y tế hàng hóa, phương tiện vận tải đường bộ, đường sắt, đường hàng không theo Mẫu cho tổ chức kiểm dịch y tế biên giới hoặc qua Cổng thông tin một cửa quốc gia trước khi hàng hóa được phép nhập khẩu, xuất khẩu, quá cảnh.

    Đối với hàng hóa vận tải bằng đường thủy, người khai báo y tế thực hiện khai, nộp bản sao bản khai hàng hóa theo Mẫu và giấy chứng nhận kiểm tra y tế hàng hóa (trên tàu thuyền), tàu thuyền theo Mẫu (nếu có) cho tổ chức kiểm dịch y tế biên giới hoặc qua Cổng thông tin một cửa quốc gia trước 12 giờ kể từ khi hàng hóa dự kiến nhập khẩu, xuất khẩu, quá cảnh.

    Nghị định 89/2018/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 10/8/2018 và thay thế cho Nghị định 102/2010/NĐ-CP.

    7. Quy định mới về chế độ, chính sách của lực lượng cảnh vệ

    Ngày 25/6/2018, Chính phủ ban hành Nghị định 90/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Cảnh vệ.

    Theo đó, chế độ phụ cấp đặc thù, trợ cấp, hỗ trợ đối với cán bộ, chiến sĩ thuộc lực lượng cảnh vệ được quy định như sau:

    - Hưởng mức phụ cấp đặc thù từ 15 - 30% tính trên mức lương cấp bậc hàm hoặc phụ cấp cấp bậc hàm hiện hưởng ngoài các chế độ phụ cấp khác (nếu có) tùy từng đối tượng;

    - Hưởng phụ cấp nhà ở, chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội và được bảo đảm nhà ở công vụ theo quy định của Luật Công an nhân dân và các văn bản khác có liên quan;

    - Đối với hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ khi hết thời hạn phục vụ tại ngũ trong lực lượng cảnh vệ được trợ cấp học nghề hoặc trợ cấp tạo việc làm, được ưu tiên tuyển sinh thi vào các trường Công an, Quân đội,…

    Chế độ phụ cấp đặc thù, trợ cấp, hỗ trợ này được trả cùng kỳ lương hàng tháng và không dùng để tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.

    Nghị định 90/2018/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 10/8/2018; Nghị định 128/2006/NĐ-CP hết hiệu lực kể từ ngày 01/7/2018.

    8. Nhiều chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất nông nghiệp

    Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 98/2018/NĐ-CP về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.

    Theo Nghị định, nhiều chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất nông nghiệp như:

    Hỗ trợ chi phí xây dựng liên kết, hạ tầng phục vụ liên kết; hỗ trợ khuyến nông, đào tạo, tập huấn;…

    Theo đó, các bên tham gia liên kết được hỗ trợ phải đáp ứng đồng thời các điều kiện sau:

    - Phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

    - Giấy chứng nhận hoặc cam kết bảo đảm các quy định của pháp luật về tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh và bảo vệ môi trường.

    - Liên kết đảm bảo ổn định: Đối với sản phẩm nông nghiệp có chu kỳ nuôi, trồng, khai thác từ 1 năm trở lên, thời gian liên kết tối thiểu là 5 năm; đối với sản phẩm nông nghiệp có chu kỳ nuôi, trồng, khai thác dưới 1 năm, thời gian liên kết tối thiểu là 3 năm.

    - Dự án liên kết hoặc kế đề nghị hỗ trợ liên kết được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

     

    Bên cạnh đó, trong tháng 8/2018 một số chính sách đáng chú ý về thu phí trong lĩnh vực tài nguyên, môi trường được quy định tại Thông tư 55/208/TT-BTC; mức thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường tại Thông tư 56/2018/TT-BTC; quy định về các vấn đề thi đua, khen thưởng trong ngành Thông tin và Truyền thông tại Thông tư 09/2018/TT-BTTTT;…cũng sẽ bắt đầu có hiệu lực thi hành.

    Tôi yêu Việt Nam! "Từ bao lâu tôi đã yêu nụ cười của bạn Từ bao lâu tôi đã yêu quê hương Việt Nam Những con đường nên thơ và những dòng sông ước mơ Từ trái tim xin 1 lời Tôi yêu Việt Nam"

     
    6354 | Báo quản trị |  
    4 thành viên cảm ơn BachHoLS vì bài viết hữu ích
    trieuantoan (15/08/2018) leloi69aa (02/08/2018) nguyentrilieu (02/08/2018) GHLAW (24/07/2018)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #498466   31/07/2018

    Kimhuyentr
    Kimhuyentr
    Top 500
    Female
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:07/05/2015
    Tổng số bài viết (183)
    Số điểm: 6624
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 112 lần


    Trẻ dưới 5 tuổi vẫn được học trường Quốc tế

    Theo Nghị định 86/2018/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 1/8/2018, cơ sở giáo dục mầm non và cơ sở giáo dục phổ thông có vốn đầu tư nước ngoài được phép tiếp nhận học sinh Việt Nam vào học chương trình giáo dục của nước ngoài mà không giới hạn độ tuổi.

    (Quy định hiện hành không cho phép tiếp nhận học sinh Việt Nam không đủ 05 tuổi vào học chương trình của nước ngoài).

    Cơ sở giáo dục được phép tiếp nhận học sinh Việt Nam vào học chương trình giáo dục của nước ngoài bao gồm:

    Cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn.

    Cơ sở giáo dục mầm non.

    Cơ sở giáo dục phổ thông (trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học).

    Cơ sở giáo dục đại học.

    Phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

    Theo quy định tại điều 39 Nghị định 86/2018/NĐ-CP, số học sinh Việt Nam học chương trình giáo dục của nước ngoài tại các bậc học mầm non và cơ sở giáo dục phổ thông phải thấp hơn 50% tổng số học sinh học chương trình giáo dục của nước ngoài tại cơ sở giáo dục.

    Ngoài ra, học sinh Việt Nam theo học các cơ sở dạy chươnng trình giáo dục của nước ngoài phải được học các nội dung bắt buộc theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục ban hành

    Chương trình giáo dục tại các cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài được quy định cụ thể như sau:

    - Chương trình giáo dục thực hiện tại cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài phải thể hiện mục tiêu giáo dục, không có nội dung gây phương hại đến quốc phòng, an ninh quốc gia, lợi ích cộng đồng;

    - Không truyền bá tôn giáo, xuyên tạc lịch sử;

    - Không ảnh hưởng xấu đến văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam và phải bảo đảm điều kiện liên thông giữa các cấp học và trình độ đào tạo.

    Về cơ sở vật chất, học sinh Việt Nam theo học các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông có vốn đầu tư nước ngoài được đáp ứng cơ sở vật chất như sau:

    Đối với cơ sở giáo dục mầm non:

    a) Trường tập trung tại một địa điểm, có môi trường tốt. Diện tích mặt bằng xây dựng trường được xác định trên cơ sở số nhóm lóp, số trẻ với bình quân ít nhất 08 m2/trẻ đối với khu vực thành phố, thị xã và 12 m2/trẻ đối với khu vực nông thôn;

    b) Có phòng học, phòng ngủ của trẻ và các phòng chức năng phù hợp về diện tích, ánh sáng, bàn ghế, thiết bị, đồ dùng chăm sóc và giáo dục trẻ;

    c) Có văn phòng nhà trường, phòng ban giám hiệu, phòng hành chính quản trị, phòng y tế, phòng bảo vệ, phòng dành cho nhân viên phù hợp về diện tích, trang thiết bị, đồ dùng phục vụ cho việc quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ;

    d) Có hệ thống nước sạch, hệ thống thoát nước, phòng vệ sinh phù hợp, có thiết bị vệ sinh bảo đảm an toàn, sạch sẽ, đáp ứng mọi sinh hoạt của trường;

    đ) Có nhà bếp được tổ chức theo quy trình hoạt động một chiều với các thiết bị, đồ dùng phù hợp, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm nếu trường tổ chức nấu ăn cho trẻ;

    e) Có sân chơi, tường bao quanh khu vực trường, có cổng trường với biển trường ghi rõ tên trường theo quy định;

    g) Trong khu vực trường có cây xanh. Toàn bộ các thiết kế xây dựng và trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi của trường phải bảo đảm an toàn tuyệt đối cho trẻ.

    Đối với cơ sở giáo dục phổ thông:

    a) Trường tập trung tại một địa điểm, có môi trường tốt. Diện tích mặt bằng xây dựng trường được xác định trên cơ sở số lớp, số học sinh và đặc điểm vùng miền, với mức bình quân ít nhất là 06 m2/học sinh đối với khu vực thành phố, thị xã và 10 m2/học sinh đối với khu vực nông thôn;

    b) Có diện tích dùng cho học tập, giảng dạy bảo đảm mức bình quân ít nhất là 2,5 m2/học sinh;

    c) Có văn phòng nhà trường, ban giám hiệu, phòng giáo viên, phòng họp phù hợp;

    d) Có phòng học bộ môn (đối với trường trung học cơ sở và trường trung học phổ thông), thư viện, bàn ghế, thiết bị, đồ dùng giảng dạy, bảo đảm các tiêu chuẩn theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

    đ) Có phòng tập thể dục đa năng, phòng giáo dục nghệ thuật, phòng tin học, phòng hỗ trợ giáo dục học sinh tàn tật, khuyết tật học hòa nhập, phòng y tế học đường. Có nhà ăn, phòng nghỉ trưa nếu tổ chức học bán trú;

    e) Có hệ thống nước sạch, nhà vệ sinh phù hợp với quy mô của cơ sở giáo dục, bảo đảm các điều kiện về tiêu chuẩn theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

    g) Có sân chơi, bãi tập, khu để xe với diện tích ít nhất bằng 30% tổng diện tích mặt bằng của trường. Có tường bao quanh khu vực trường, có cổng trường với biển trường ghi rõ tên trường theo quy định.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #498476   31/07/2018

    anhkhoayentam
    anhkhoayentam
    Top 500
    Male
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/12/2015
    Tổng số bài viết (335)
    Số điểm: 2826
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 48 lần


    Tiếp cận với môi trường tiếng anh sớm mình rất khuyến khích. Tuy nhiên, 5 tuổi vẫn là độ tuổi đang lớn không nói quá khi còn quá nhỏ để ngoài kiến thức Tiếng Việt các em còn phải "nhét" vào đầu "mớ" Tiếng Anh đó. Độ tuổi này các em phải được thoải mái nhất, vừa học vưa chơi. Học trường quốc tế có thể làm cấc em cảm thấy áp lực và sợ đến trường. VÌ vậy, các ông bố, bà mẹ, cần cân nhắc kỹ khi cho con ở lứa tuổi này vào trường quốc tế. 

    Tất nhiên, trường quốc tế học phí cao hơn rất nhiều so với trường thường. Chỉ dành cho các gia đình có điều kiện mới cho con vào học. Còn các gia đình bình dân muốn con mình tiếp cận tiếng anh thì theo mình nghĩ ngoài giờ học trên lớp quý phụ huynh có thể cho các em học thêm các lớp tiếng anh hoặc có thể cuối tuần đưa các em ra công viên để tham gia các câu lạc bộ Tiếng Anh cũng là một ý hay. Thứ nhất, giúp con thoải mái sau giờ học trên lớp. Thứ hai, giúp con tiếp cận môi trường ngoại ngữ và cải thiện trình độ Tiếng Anh.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn anhkhoayentam vì bài viết hữu ích
    Cherry1234 (02/08/2018)