Tranh chấp ranh giới đất có bắt buộc phải tiến hành hòa giải

Chủ đề   RSS   
  • #511331 31/12/2018

    vyvy2409
    Top 75
    Female
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/09/2017
    Tổng số bài viết (925)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 47
    Được cảm ơn 177 lần


    Tranh chấp ranh giới đất có bắt buộc phải tiến hành hòa giải

    Tôi và nhà hàng xóm đang có tranh chấp về ranh giới đất của hai hộ gia đình mặc dù đất đã có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Bây giờ tôi muốn bán đất thì cần giải quyết dứt điểm vấn đề này. Vậy cho tôi hỏi tôi có thể khởi kiện trực tiếp luôn không hay phải tiến hành hòa giải tại trước?

     
    1548 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #511415   31/12/2018

    MewBumm
    MewBumm
    Top 50
    Male
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/09/2017
    Tổng số bài viết (1958)
    Số điểm: 13038
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 249 lần


    Về vấn đề của bạn, tại Điều 202 và Điều 203 Luật Đất đai 2013 có nêu:

    Điều 202. Hòa giải tranh chấp đất đai
    1. Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.
    2. Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.
    ...
    Điều 203. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai
    Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau:
    1. Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;
     
    Theo đó, căn cứ quy định trên, việc giải quyết tranh chấp đất đai trước tiên sẽ phải tiến hành bước hòa giải theo hướng dẫn tại Điều 202. Trường hợp hòa giải không thành, bạn có giấy chứng nhận QSDĐ thì lúc đó mới có thể khởi kiện ra Tòa. Thông thường nếu bạn khởi kiện ra Tòa mà không hòa giải thì Tòa sẽ không thụ lý.
     
    Báo quản trị |