Trách nhiệm tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của Bộ trưởng Bộ Nội vụ

Chủ đề   RSS   
  • #603764 04/07/2023

    Trách nhiệm tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của Bộ trưởng Bộ Nội vụ

    Các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ Nội vụ và cá nhân có liên quan có trách nhiệm phối hợp trong việc tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; cung cấp thông tin tài liệu có liên quan đến việc khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh theo chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ Nội vụ, đề nghị của Thanh tra Bộ và các cơ quan khác có liên quan.
     
    Căn cứ Điều 5 Quyết định 456/QĐ-BNV năm 2023 quy định về Trách nhiệm tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của Bộ trưởng Bộ Nội vụ:
     
    1. Về công tác tiếp công dân
     
    + Tiếp công dân định kỳ theo quy định tại khoản 2 Điều 18 Luật Tiếp công dân 2013 và khoản 2 Điều 4 Nghị định số 64/2014/NĐ-CP ngày 26/06/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiếp công dân (sau đây viết tắt là Nghị định số 64/2014/NĐ-CP); tiếp công dân đột xuất theo quy định tại khoản 3 Điều 18 Luật Tiếp công dân 2013, khoản 3 Điều 4 Nghị định số 64/2014/NĐ-CP.
     
    Thời gian tiếp công dân định kỳ của Bộ trưởng vào ngày thứ Tư tuần thứ hai hằng tháng. Nếu ngày tiếp công dân định kỳ của Bộ trưởng trùng vào ngày nghỉ, ngày lễ thì thực hiện vào ngày làm việc tiếp theo. Trường hợp Bộ trưởng không thể trực tiếp tiếp công dân theo lịch đã công bố vì lý do khách quan thì có thể lùi lịch tiếp công dân sang thời gian khác.
     
    + Khi tiếp công dân, Bộ trưởng hoặc người được phân công thực hiện theo quy định tại Điều 8, khoản 4 Điều 18 Luật Tiếp công dân 2013, khoản 4 Điều 4 Nghị định số 64/2014/NĐ-CP, Điều 9 Thông tư số 04/2021/TT-TTCP ngày 01 tháng 10 năm 2021 của Thanh tra Chính phủ quy định quy trình tiếp công dân (sau đây viết tắt là Thông tư số 04/2021/TT-TTCP).
     
    2. Về xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh
     
    + Chuyển đơn khiếu nại, đơn tố cáo, đơn kiến nghị, phản ánh tới cá nhân hoặc các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ theo chức năng, nhiệm vụ trong trường hợp Bộ trưởng tiếp nhận đơn khiếu nại, đơn tố cáo, đơn kiến nghị, phản ánh.
     
    + Phân công Thứ trưởng, chỉ đạo các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ Nội vụ xử lý đơn khiếu nại, đơn tố cáo, đơn kiến nghị, phản ánh theo quy định pháp luật.
     
    3. Về giải quyết khiếu nại
     
    + Thụ lý giải quyết, thông báo cho người khiếu nại theo quy định tại các Điều 27, 36, 50 Luật Khiếu nại 2011, Điều 16 Nghị định số 124/2020/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Khiếu nại (sau đây gọi tắt là Nghị định số 124/2020/NĐ-CP).
     
    + Kiểm tra lại quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật công chức, viên chức của mình, của người có trách nhiệm do mình quản lý trực tiếp theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 29, khoản 1 Điều 52 Luật Khiếu nại 2011, Điều 17 Nghị định số 124/2020/NĐ-CP.
     
    + Tiến hành xác minh hoặc giao Thanh tra Bộ hoặc cá nhân, đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ có trách nhiệm xác minh nội dung khiếu nại, kiến nghị giải quyết khiếu nại theo quy định tại điểm b khoản 1, khoản 2 Điều 29, Điều 38, khoản 2 Điều 52 Luật Khiếu nại 2011, Điều 17 Nghị định số 124/2020/NĐ-CP.
     
    + Tổ chức đối thoại theo quy định tại các Điều 30, 39, 53 Luật Khiếu nại, Điều 28 Nghị định số 124/2020/NĐ-CP.
     
    + Ban hành quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu theo quy định tại các Điều 31, 54 Luật Khiếu nại 2011; quyết định giải quyết khiếu nại lần hai theo quy định tại các Điều 40, 56 Luật Khiếu nại 2011.
     
    + Gửi quyết định giải quyết khiếu nại theo quy định tại Điều 32, khoản 1 Điều 41, khoản 2 Điều 54, khoản 2 Điều 56 Luật Khiếu nại 2011, khoản 2 Điều 29 Nghị định số 124/2020/NĐ-CP.
     
    + Công khai quyết định giải quyết khiếu nại theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 41 Luật Khiếu nại 2011, khoản 3 Điều 29 Nghị định số 124/2020/NĐ-CP.
     
    + Các nội dung khác theo quy định của pháp luật.
     
    4. Về giải quyết tố cáo
     
    + Tiếp nhận, xử lý tố cáo, thông tin có nội dung tố cáo theo quy định tại các Điều 23, 24, 25, 26 Luật Tố cáo 2018, Điều 20 Nghị định số 31/2019/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp tổ chức thi hành Luật Tố cáo (sau đây viết tắt là Nghị định số 31/2019/NĐ-CP) và khoản 2 Điều này.
     
    + Tiến hành xác minh hoặc giao Thanh tra Bộ hoặc đơn vị, cá nhân thuộc, trực thuộc Bộ Nội vụ có trách nhiệm xác minh nội dung tố cáo theo quy định tại Điều 31 Luật Tố cáo 2018, Điều 10 Nghị định số 31/2019/NĐ-CP.
     
    + Kết luận nội dung tố cáo theo quy định tại Điều 35 Luật Tố cáo, Điều 17 Nghị định số 31/2019/NĐ-CP.
     
    + Xử lý kết luận tố cáo theo quy định tại Điều 36 Luật Tố cáo, Điều 18 Nghị định số 31/2019/NĐ-CP.
     
    + Gửi kết luận nội dung tố cáo theo quy định tại khoản 3 Điều 35 Luật Tố cáo 2018.
     
    + Công khai kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo theo quy định tại Điều 40 Luật Tố cáo 2018, Điều 6 Nghị định số 31/2019/NĐ-CP.
     
    + Các nội dung khác theo quy định của pháp luật.
     
    Như vậy, các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ Nội vụ trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của mình có trách nhiệm tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh theo quy định tại Điều 3 và Điều 4 Quyết định 456/QĐ-BNV năm 2023. Bộ trưởng Bộ Nội vụ có trách nhiệm tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh theo quy định tại Điều 5 Quyết định 456/QĐ-BNV năm 2023.
     
    297 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận