Trách nhiệm tham gia của giáo viên chủ nhiệm khi xử lý học sinh vi phạm

Chủ đề   RSS   
  • #606997 22/11/2023

    MewBumm
    Top 50
    Male
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/09/2017
    Tổng số bài viết (1958)
    Số điểm: 13068
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 250 lần


    Trách nhiệm tham gia của giáo viên chủ nhiệm khi xử lý học sinh vi phạm

    Tình huống phát sinh là học sinh trung học đánh nhau ngoài giờ hành chính, đi chơi bên ngoài mâu thuẫn đánh nhau. Công an xã đem vào trường xử lý rồi giáo viên phải mời phụ huynh hai bên đến, giáo viên phải ngồi đó chứng kiến. Vậy theo luật pháp giáo viên có trách nhiệm đó không?
     
    Hội đồng xử lý kỷ luật học sinh trung học
     
    Liên quan vấn đề này, tại Khoản 2 Điều 12 Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT về Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành có quy định rằng Hội đồng kỷ luật học sinh được thành lập để xét hoặc xóa kỷ luật đối với học sinh theo từng vụ việc. Hội đồng kỷ luật học sinh do hiệu trưởng quyết định thành lập và làm chủ tịch. Các thành viên của hội đồng gồm:
     
    - Phó hiệu trưởng;
     
    - Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (nếu có);
     
    - Tổng phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh (nếu có);
     
    - Giáo viên chủ nhiệm lớp có học sinh vi phạm;
     
    - Một số giáo viên có kinh nghiệm giáo dục; 
     
    - Trưởng ban đại diện cha mẹ học sinh của trường.
     
    Trong quá trình hoạt động, hội đồng xem xét, áp dụng các hình thức kỷ luật nêu tại Khoản 2 Điều 38 Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT:
     
    - Nhắc nhở, hỗ trợ, giúp đỡ trực tiếp để học sinh khắc phục khuyết điểm.
     
    - Khiển trách, thông báo với cha mẹ học sinh nhằm phối hợp giúp đỡ học sinh khắc phục khuyết điểm.
     
    - Tạm dừng học ở trường có thời hạn và thực hiện các biện pháp giáo dục khác theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
     
    Vai trò của giáo viên chủ nhiệm khi xử lý kỷ luật học sinh
     
    Đối với tình huống phát sinh, hiện không có quy định cụ thể nào về trách nhiệm của giáo viên đối với việc "mời phụ huynh hai bên đến, giáo viên phải ngồi đó chứng kiến". Thay vào đó, nội dung này tùy vào thực tế, theo phân công của thủ trưởng đơn vị và quy định liên quan trách nhiệm của nhà giáo.
     
    Ví dụ như tại Điều 27 Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT có nêu về nhiệm vụ của giáo viên như sau:
     
    - Thực hiện nhiệm vụ tổ chức các hoạt động dạy học, giáo dục theo kế hoạch giáo dục của nhà trường và kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn; quản lý học sinh trong các hoạt động giáo dục do nhà trường tổ chức; tham gia các hoạt động chuyên môn; chịu trách nhiệm về chất lượng, hiệu quả giáo dục.
     
    - Trau dồi đạo đức, nêu cao tinh thần trách nhiệm, giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; gương mẫu trước học sinh; thương yêu, đối xử công bằng và tôn trọng nhân cách của học sinh; bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của học sinh; đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp.
     
    - Học tập, rèn luyện để nâng cao sức khỏe, trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, đổi mới phương pháp dạy học, giáo dục.
     
    - Tham gia tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ.
     
    - Tham gia công tác phổ cập giáo dục trung học cơ sở ở địa phương.
     
    - Thực hiện nghĩa vụ công dân, các quy định của pháp luật và của ngành Giáo dục, các quyết định của hiệu trưởng; thực hiện nhiệm vụ do hiệu trưởng phân công, chịu sự kiểm tra, đánh giá của hiệu trưởng và các cấp quản lý giáo dục.
     
    - Phối hợp với Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, gia đình học sinh và các tổ chức xã hội liên quan để tổ chức hoạt động giáo dục.
     
    - Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
     
    Tại Khoản 2 Điều 29 Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT có nêu về quyền của giao viên công tác chủ nhiệm như sau:
     
    - Được dự các giờ học, hoạt động giáo dục khác của học sinh lớp do mình làm chủ nhiệm.
     
    - Được dự các cuộc họp của hội đồng khen thưởng và hội đồng kỷ luật khi giải quyết những vấn đề có liên quan đến học sinh của lớp do mình làm chủ nhiệm.
     
    - Được dự các lớp bồi dưỡng, hội nghị chuyên đề về công tác chủ nhiệm.
     
    - Được quyền cho phép cá nhân học sinh có lý do chính đáng nghỉ học không quá 03 ngày liên tục.
     
    - Được giảm định mức giờ dạy theo quy định.
     
    Căn cứ theo các nội dung trên, có thể thấy giáo viên chủ nhiệm phải đóng vai trò bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của học sinh và thực hiện nhiệm vụ do hiệu trưởng phân công. Bên cạnh đó, giáo viên chủ nhiệm cũng có quyền dự các cuộc họp của hội đồng khen thưởng và hội đồng kỷ luật khi giải quyết những vấn đề có liên quan đến học sinh của lớp do mình làm chủ nhiệm.
     
    Vì vậy, việc "mời phụ huynh hai bên đến, giáo viên phải ngồi đó chứng kiến" sẽ dựa vào các quy định trên để giáo viên thực hiện hoặc hiệu trưởng yêu cầu.
     
    415 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận