Quy định về phạm vi chịu trách nhiệm hình sự của người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi gây tranh cãi giữa các đại biểu Quốc hội tại buổi thảo luận về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự năm 2015. Do còn ý kiến khác nhau giữa các đại biểu Quốc hội nên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã xin ý kiến Quốc hội về 2 phương án.
Phương án 1: Giữ như quy định của Bộ luật hình sự năm 2015, đối với 3 tội: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (Điều 134), Tội hiếp dâm (Điều 141) và Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản (Điều 169) thì người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về cả tội ít nghiêm trọng, nghiêm trọng, rất nghiệm trọng và đặc biệt nghiêm trọng.
Phương án 2: Là giữ như dự thảo luật do Chính phủ trình, theo đó người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về loại tội rất nghiêm trọng và tội đặc biệt nghiêm trọng mà không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội ít nghiêm trọng hoặc tội nghiêm trọng đối với 3 tội danh nêu trên.
Không biết các thành viên dân luật nghĩ sao nhưng mình thấy ý kiến của chánh án TAND Tối cao Nguyễn Hoà Bình rất có lý, ông nói: “có những cháu 14-15 tuổi nhận thức già dặn hơn 16-17 tuổi nếu phạm tội có tổ chức, tái phạm nhiều lần, cố tình phạm tội nhiều lần. Thế nên anh 15 tuổi có thể phạm tội nguy hiểm hơn 17 tuổi. 15 tuổi đã tham gia băng đảng có số má, thì việc xác định độ tuổi không nằm trong khung này, mà dựa trên nhận thức chủ quan của cá nhân đó với hành vi phạm tội”.
Độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự được xây dựng dựa trên sự phát triển về mặt thể chất và tinh thần của con người; trình độ phát triển về nhận thức xã hội; điều kiện kinh tế-xã hội của từng quốc gia trong từng thời kỳ. Như vậy, sự khác biệt trong pháp luật của các quốc gia cũng phản ánh một sự thiếu đồng thuận trong cộng đồng quốc tế về độ tuổi chiụ trách nhiệm hình sự.
Độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự của một số
quốc gia trên thế giới
|
Mexico
|
* 6-12
|
Bangladesh
|
7
|
Ấn Độ
|
7
|
Myanmar
|
7
|
Nigeria
|
7
|
Pakistan
|
7
|
Nam Phi
|
7
|
Sudan
|
7
|
Tanzania
|
7
|
Thái Lan
|
7
|
Hoa Kỳ
|
** 7
|
Indonesia
|
8
|
Kenya
|
8
|
Vương quốc Anh (Scotland)
|
8
|
Ethiopia
|
9
|
Iran
|
*** 9
|
Nepal
|
10
|
Vương quốc Anh (Anh)
|
10
|
Vương quốc Anh (xứ Wales)
|
10
|
Ukraine
|
10
|
Hàn Quốc, Rep .
|
12
|
Morocco
|
12
|
Uganda
|
12
|
Algeria
|
13
|
Pháp
|
13
|
Ba Lan
|
13
|
Uzbekistan
|
13
|
Trung Quốc
|
14
|
Đức
|
14
|
Ý
|
14
|
Nhật Bản
|
14
|
Liên bang Nga
|
14
|
Việt Nam
|
14
|
Ai Cập
|
15
|
Argentina
|
16
|
Mình thấy rằng nên xem xét kỹ đến phương án thứ nhất vì mình đồng tình với ý kiến rằng không thể dựa vào độ tuổi để phán đoán nhận thức. Trong điều kiện xã hội hiện nay, tình hình tội phạm có xu hướng ra tăng theo hướng tập trung đến những độ tuổi thanh thiếu niên. Điển hình mình muốn nói đến bài viết “Suy ngẫm về khả năng cải tạo của các "sát nhân"-Tử tù” với trường hợp của Lê Văn Luyện.
Nhưng mình lại băn khoan về việc nếu cứ áp dụng trách nhiệm hình sự một cách thẳng thừng như thế thì liệu có vô tình đẩy những con người “lỡ” vào một cuộc sống khác hay không? Vì mình vẫn luôn nhập nhằng về nhận thức đối với hành vi của độ tuổi này! Mình vẫn có nhiều suy nghĩ mà theo các thành viên dân luật thì sao? Giải pháp nào là tốt? Có phương án thứ 3 không?