Trách nhiệm của Nhà nước trong vấn đề giải quyết việc làm

Chủ đề   RSS   
  • #465892 28/08/2017

    thaonguyen27
    Top 500
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/07/2017
    Tổng số bài viết (356)
    Số điểm: 2676
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 69 lần


    Trách nhiệm của Nhà nước trong vấn đề giải quyết việc làm

    ·         Trong cơ chế thị trường, nhà nước không can thiệp trực tiếp vào quyền tự do lựa chọn việc làm của người lao động (NLĐ) và quyền tự do tuyển dụng lao động của người sử dụng lao động (NSDLĐ). Nhà nước không và không thể trực tiếp sắp xếp việc làm cho từng người lao động như trong thời kỳ bao cấp mà bằng các chính sách vĩ mô, nhà nước chỉ tạo ra những cơ hội, những đảm bảo về mặt pháp lý và thực tiễn để NLĐ tìm được việc làm. BLLĐ cũng chỉ sử dụng thuật ngữ “chính sách của Nhà nước hỗ trợ phát triển việc làm” để xác định trách nhiệm giải quyết việc làm của nhà nước được quy định như sau:

    ·         Thứ nhất, Nhà nước định ra chỉ tiêu việc làm mới trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm năm và hàng năm. Chỉ tiêu việc làm mới có thể hiểu là số lao động mới cần tuyển thêm vào làm việc thường xuyên tại doanh nghiệp, tổ chức, đơn vị, cá nhân sử dụng lao động theo hợp đồng lao động thuộc mọi thành phần kinh tế do nhu cầu mới thành lập hoặc mở rộng thêm về quy mô và các mặt hoạt động, sắp xếp lại lao động. Có thể nói, định ra chỉ tiêu việc làm mới là bước đầu tiên trong chính sách giải quyết việc làm cho NLĐ. Dựa vào chỉ tiêu việc làm mới, nhà nước có thể đánh giá được cung – cầu của thị trường lao động. Từ đó, nhà nước có các kế hoạch phát triển kinh tế để tạo ra việc làm mới, đồng thời quy hoạch mạng lưới đào tạo nghề để đảm bảo cầu đủ cho cung và cung đáp ứng được cầu.

    ·         Thứ hai, Nhà nước có chính sách hỗ trợ tạo ra việc làm cho NLĐ. Để thực hiện chính sách này, Nhà nước đề ra hai giải pháp sau:

    ·         Một là, hỗ trợ NLĐ để họ tự tạo việc làm, hỗ trợ NLĐ tìm kiếm việc làm trong nước hoặc nước ngoài và thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp cho NLĐ.

    ·         Hai là, tạo điều kiện thuận lợi cho NSDLĐ phát triển, mở rộng hoạt động sản xuất, kinh doanh để tạo ra việc làm cho NLĐ bằng các biện pháp cụ thể.

    ·         Thứ ba, Nhà nước lập chương trình việc làm và quỹ Quốc gia về việc làm để hỗ trợ tạo ra việc làm cho NLĐ.

    ·         Chương trình việc làm có ý nghĩa quan trọng trong việc hoạch định các chính sách giải quyết việc làm cho NLĐ. Theo quy định của pháp luật, chương trình việc làm chỉ được thực hiện ở địa phương (cấp tỉnh).

    ·         Quỹ quốc gia về việc làm được thành lập để hỗ trợ cho vay ưu đãi tạo việc làm và thực hiện các hoạt động khác theo quy định của pháp luật.

    ·         Thứ tư, Nhà nước cho phép thành lập và phát triển hệ thống tổ chức dịch vụ việc làm.

    ·         Tổ chức dịch vụ việc làm có vai trò quan trọng trong việc làm cầu nối giữa NLĐ và NSDLĐ, để vận hành thị trường hàng hóa sức lao động. Việc nhà nước cho phép thành lập và phát triển hệ thống tổ chức dịch vụ việc làm là một trong những giải pháp “cung” gặp đúng “cầu”, góp phần giải quyết việc làm cho NLĐ.

     
    17998 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận