1. Phạm vi
- Kế toán là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động.
- KTV (KTV) hành nghề là người được cấp GCNĐKHN dịch vụ kế toán (GCNĐKHN) theo quy định.
- Kinh doanh dịch vụ kế toán là việc cung cấp dịch vụ làm kế toán, làm kế toán trưởng, lập báo cáo tài chính, tư vấn kế toán và các công việc khác thuộc nội dung công tác kế toán.
- Các chủ thể hành nghề kinh doanh dịch vụ kế toán:
+ KTV hành nghề;
+ Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán được tổ chức theo các loại hình:
o Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên;
o Công ty hợp danh;
o Doanh nghiệp tư nhân
+ Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán nước ngoài thực hiện kinh doanh dịch vụ kế toán tại Việt Nam dưới các hình thức sau đây:
o Góp vốn với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán đã được thành lập và hoạt động tại Việt Nam để thành lập doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán;
o Thành lập chi nhánh doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán nước ngoài;
+ Hộ kinh doanh dịch vụ kế toán;
+ Doanh nghiệp kiểm toán có đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán theo quy định thì được kinh doanh dịch vụ kế toán. Khi không còn đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán theo quy định của pháp luật về kiểm toán độc lập thì doanh nghiệp kiểm toán không được kinh doanh dịch vụ kế toán.
+ Kiểm toán viên có đủ điều kiện hành nghề kiểm toán theo quy định thì được hành nghề dịch vụ kế toán. Khi không còn đủ điều kiện hành nghề kiểm toán theo quy định của pháp luật về kiểm toán độc lập thì kiểm toán viên hành nghề không được hành nghề dịch vụ kế toán.
+ Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán nước ngoài có quốc tịch tại quốc gia thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới hoặc của quốc gia, vùng lãnh thổ mà có điều ước quốc tế với Việt Nam về việc được cung cấp dịch vụ kế toán qua biên giới tại Việt Nam.
2. Chứng chỉ hành nghề kế toán
- Tiêu chuẩn:
+ Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, trung thực, liêm khiết, có ý thức chấp hành pháp luật;
+ Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc chuyên ngành tài chính, kế toán, kiểm toán hoặc chuyên ngành khác theo quy định của Bộ Tài chính;
+Đạt kết quả kỳ thi lấy chứng chỉ KTV.
- Người có chứng chỉ chuyên gia kế toán hoặc chứng chỉ kế toán do tổ chức nước ngoài hoặc tổ chức quốc tế về kế toán cấp được Bộ Tài chính Việt Nam công nhận, đạt kỳ thi sát hạch về pháp luật kinh tế, tài chính, kế toán Việt Nam và có tiêu chuẩn trên thì được cấp chứng chỉ KTV.
3. GCNĐKHN đối với KTV
3.1. Các thủ tục
|
Đăng ký GCNĐKHN
|
Thay đổi nội dung GCNĐKHN
|
Cấp lại GCNĐKHN
|
Đình chỉ hành nghề kế toán
|
Thu hồi GCNĐKHN
|
Điều kiện
|
- Đối tượng:
+ Người có chứng chỉ KTV hoặc chứng chỉ kiểm toán viên
+ Không thuộc các trường hợp sau:
o Cán bộ, công chức, viên chức; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng, Công an nhân dân.
o Người đang bị cấm hành nghề kế toán theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật; người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; người đã bị kết án một trong các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế liên quan đến tài chính, kế toán mà chưa được xóa án tích; người đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
+ Người đã bị kết án về tội phạm nghiêm trọng xâm phạm trật tự quản lý kinh tế mà chưa được xóa án tích;
+ Người bị xử phạt vi phạm hành chính về tài chính, kế toán, kiểm toán mà chưa hết 06 tháng, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt (nếu bị phạt cảnh cáo) hoặc chưa hết 01 năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt hành chính khác;
+ Người bị đình chỉ hành nghề dịch vụ kế toán.
- Điều kiện:
+ Có năng lực hành vi dân sự;
+ Có thời gian công tác thực tế về tài chính, kế toán, kiểm toán từ 36 tháng trở lên kể từ thời điểm tốt nghiệp đại học;
+ Tham gia đầy đủ chương trình cập nhật kiến thức.
|
GCNĐKHN hết thời hạn.
|
KTV hành nghề thay đổi nơi làm việc hoặc nơi đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán.
|
Thay đổi tên của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán nơi KTV đăng ký hành nghề
|
GCNĐKHN bị mất, bị hủy hoại, bị hư hỏng
|
- Có sai phạm về chuyên môn hoặc vi phạm chuẩn mực kế toán, chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán gây hậu quả nghiêm trọng hoặc có khả năng thực tế gây hậu quả nghiêm trọng;
- Không còn đủ điều kiện đăng ký hành nghề;
- Không chấp hành quy định của cơ quan có thẩm quyền về việc kiểm tra, thanh tra liên quan đến hoạt động hành nghề kế toán;
- KTV hành nghề không có đủ số giờ cập nhật kiến thức hàng năm;
- KTV hành nghề:
+ Không gửi Báo cáo duy trì điều kiện hành nghề dịch vụ kế toán hàng năm.
+ Sử dụng GCNĐKHN đã bị hết hiệu lực hoặc không còn giá trị.
+ Không thông báo về việc đồng thời hành nghề và kiêm nhiệm chức vụ theo quy định.
+ Không cung cấp thông tin theo yêu cầu của Bộ Tài chính.
+ Không chấp hành các quy định về thanh tra, kiểm tra việc đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán của Bộ Tài chính.
+ Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
|
– Gian lận, giả mạo hồ sơ để đủ điều kiện cấp GCNĐKHN;
– Bị thu hồi chứng chỉ KTV;
– Bị kết tội bằng bản án của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
|
Hồ sơ
|
- Đơn đề nghị cấp GCNĐKHN theo Phụ lục 01/ĐKHN Thông tư 296/2016/TT-BTC.
- Bản sao hợp đồng lao động làm toàn bộ thời gian tại doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán, hộ kinh doanh dịch vụ kế toán (trừ trường hợp người đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán thuộc đối tượng không phải có hợp đồng lao động theo pháp luật về lao động).
- Bản sao chứng chỉ KTV hoặc chứng chỉ kiểm toán viên.
- Giấy xác nhận về thời gian thực tế làm công tác tài chính, kế toán, kiểm toán theo Phụ lục số 04/ĐKHN Thông tư 296/2016/ TT-BTC hoặc các tài liệu chứng minh về thời gian thực tế làm công tác tài chính, kế toán, kiểm toán.
- Hai ảnh màu cỡ 3x4cm được chụp trên nền trắng trong không quá 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ.
- Bản sao Quyết định thôi việc hoặc Quyết định chấm dứt hợp đồng lao động tại nơi làm việc trước khi đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán (nếu có).
- Bản sao Giấy phép lao động tại Việt Nam của người đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán là người nước ngoài trừ trường hợp người đăng ký thuộc đối tượng không phải có giấy phép lao động.
- Tài liệu chứng minh giờ cập nhật kiến thức tại các tổ chức nghề nghiệp quốc tế về kế toán, kiểm toán đối với trường hợp có tính giờ cập nhật kiến thức.
|
- Đơn đề nghị cấp GCNĐKHN theo Phụ lục 01/ĐKHN Thông tư 296/2016/TT-BTC.
- 02 ảnh màu 3x4cm (nền trắng) chụp trong không quá 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ;
- Các tài liệu sau (nếu có thay đổi so với lần đăng ký hành nghề gần nhất):
- Bản sao hợp đồng lao động làm toàn bộ thời gian (trừ trường hợp thuộc đối tượng không phải có hợp đồng lao động).
- Bản sao Quyết định thôi việc hoặc Quyết định chấm dứt hợp đồng lao động tại nơi làm việc trước khi đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán (nếu có).
- Bản sao Giấy phép lao động tại Việt Nam (đối với người nước ngoài trừ trường hợp người đăng ký thuộc đối tượng không phải có giấy phép lao động)
|
- Đơn đề nghị cấp GCNĐKHN theo Phụ lục số 01/ĐKHN Thông tư 296/2016/ TT-BTC
- 02 ảnh màu 3x4cm (nền trắng) chụp trong không quá 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ;
- Các tài liệu sau (nếu có thay đổi so với lần đăng ký hành nghề gần nhất):
- Bản sao hợp đồng lao động làm toàn bộ thời gian (trừ trường hợp thuộc đối tượng không phải có hợp đồng lao động).
- Bản sao Quyết định thôi việc hoặc Quyết định chấm dứt hợp đồng lao động tại nơi làm việc trước khi đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán (nếu có).
- Bản sao Giấy phép lao động tại Việt Nam của người đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán là người nước ngoài trừ trường hợp người đăng ký thuộc đối tượng không phải có giấy phép lao động.
-GCNĐKHN cũ.
|
- Đơn đề nghị cấp GCNĐKHN theo Phụ lục 01/ĐKHN Thông tư 296/2016/ TT-BTC
- 02 ảnh màu 3x4cm (nền trắng) chụp trong không quá 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ;
-GCNĐKHN cũ
|
- Đơn đề nghị cấp lại GCNĐKHN theo Phụ lục số 02/ĐKHN Thông tư 296/2016/TT-BTC.
- 02 ảnh màu 3x4cm (nền trắng) chụp trong không quá 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ;
- GCNĐKHN cũ đối với các trường hợp bị hỏng.
|
|
|
Phí thẩm định
|
1.200.000 đồng/lần thẩm định
|
800.000 đồng/lần thẩm định
|
|
|
Thời hạn giải quyết
|
15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ
|
15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ và nộp đủ phí
|
15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ và nộp đủ phí
|
|
|
Thẩm quyền
|
Bộ Tài chính
|
Quy trình
|
- Người đăng ký hành nghề lập hồ sơ;
- Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán nộp hồ sơ lên Bộ Tài chính
- Bộ Tài chính xem xét, quyết định
|
- KTV hành nghề lập hồ sơ, nộp hồ sơ và lệ phí cho Bộ Tài chính;
- Bộ Tài chính, xem xét, quyết định
|
- KTV hành nghề nộp hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận và phải nộp phí theo quy định
- Bộ Tài chính xem xét, quyết định
|
|
|
Kết quả
|
GCNĐKHN
- Văn bản từ chối, có nêu rõ lý do;
|
- GCNĐKHN (thay đổi)
- Văn bản từ chối, có nêu rõ lý do;
|
- GCNĐKHN (cấp lại)
- Văn bản từ chối, có nêu rõ lý do;
|
- Trong thời gian bị đình chỉ hành nghề, KTV hành nghề không được tiếp tục kinh doanh dịch vụ kế toán.
- Khi hết thời gian đình chỉ hành nghề, nếu KTV hành nghề bảo đảm các điều kiện theo quy định và GCNĐKHN đã được cấp còn thời hạn thì được tiếp tục hành nghề dịch vụ kế toán. Bộ Tài chính sẽ bổ sung tên KTV hành nghề vào danh sách công khai KTV đăng ký hành nghề tại doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán, hộ kinh doanh dịch vụ kế toán ngay khi hết thời gian đình chỉ hành nghề dịch vụ kế toán.
|
Người bị thu hồi Giấy chứng nhận:
- Không được tiếp tục kinh doanh dịch vụ kế toán;
- Nộp lại GCNĐKHN cho Bộ Tài chính;
- Không được đề nghị cấp GCNĐKHN trong 12 tháng, kể từ ngày quyết định thu hồi có hiệu lực.
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3.1 Các việc KTV hành nghề cần làm và lưu ý sau khi được cấp GCNĐKHN
Thứ nhất, các công việc cần thực hiện trong quá trình hoạt động:
Công việc cần làm
|
Gửi Báo cáo duy trì điều kiện hành nghề dịch vụ kế toán hàng năm
|
Thông báo không tiếp tục hành nghề dịch vụ kế toán
|
Thông báo về việc GCNĐKHN hết hiệu lực hoặc không còn giá trị
|
Nộp lại GCNĐKHN cũ
|
Thông báo về việc kiêm nhiệm công tác
|
Thời hạn
|
Chậm nhất là ngày 31/8 hàng năm
|
Chậm nhất là 10 ngày trước ngày không tiếp tục hành nghề dịch vụ kế toán
|
Chậm nhất là 10 ngày trước khi GCNĐKHN hết hiệu lực hoặc không còn giá trị
|
Chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày Giấy chứng nhận hết hiệu lực hoặc không còn giá trị
|
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày bắt đầu hoặc ngừng tham gia các công việc hoặc có thay đổi về thời gian làm việc, chức danh tại các đơn vị công tác.
|
Điều kiện
|
|
|
|
- Không thuộc trường hợp GCNĐKHN dịch vụ kế toán đã được nộp lại khi đề nghị cấp GCNĐKHN dịch vụ kế toán do KTV hành nghề thay đổi nơi làm việc, nơi đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán hoặc thay đổi tên của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán nơi KTV đăng ký hành nghề
- GCNĐKHN bị thu hồi;
|
KTV hành nghề đang đăng ký hành nghề tại doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán, hộ kinh doanh dịch vụ kế toán mà còn đồng thời làm người đại diện theo pháp luật, giám đốc (tổng giám đốc), chủ tịch hội đồng quản trị, chủ tịch hội đồng thành viên, kế toán trưởng (hoặc phụ trách kế toán), nhân viên kế toán, kiểm toán nội bộ hoặc các chức danh khác tại đơn vị, tổ chức khác
|
|
|
GCNĐKHN hết hiệu lực hoặc không còn giá trị do:
+ KTV hành nghề không còn làm việc và chấm dứt hợp đồng lao động làm toàn bộ thời gian tại doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán, hộ kinh doanh dịch vụ kế toán ghi trên GCNĐKHN dịch vụ kế toán.
+ Hợp đồng lao động làm toàn bộ thời gian tại doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán, hộ kinh doanh dịch vụ kế toán hết thời hạn hoặc có các thay đổi dẫn đến không còn bảo đảm là hợp đồng lao động làm toàn bộ thời gian.
+ Giấy phép lao động tại Việt Nam của KTV hành nghề là người nước ngoài hết hiệu lực hoặc không còn giá trị.
+ KTV hành nghề không tiếp tục hành nghề dịch vụ kế toán.
+ Doanh nghiệp, hộ kinh doanh dịch vụ kế toán nơi KTV hành nghề đăng ký hành nghề bị chia, bị tách, bị hợp nhất, bị sáp nhập, bị chấm dứt hoạt động, giải thể, phá sản.
|
Chủ thể thực hiện
|
KTV hành nghề thông qua doanh nghiệp, hộ kinh doanh dịch vụ kế toán
|
KTV hành nghề
|
Hồ sơ
|
Báo cáo duy trì điều kiện hành nghề dịch vụ kế toán hàng năm
|
Văn bản thông báo không tiếp tục hành nghề dịch vụ kế toán
|
Thông báo theo Phụ lục 06/ĐKHN Thông tư 296/2016/TT/BTC
|
GCNĐKHN cũ
|
Văn bản thông báo
|
Nơi nhận
|
Bộ Tài chính
|
Doanh nghiệp, hộ kinh doanh dịch vụ kế toán
|
Bộ Tài chính
|
Thứ hai, phải tham gia cập nhật kiến thức hàng năm:
- Đối tượng:
+ KTV hành nghề;
+ Người đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán;
- Nội dung:
+ Các quy định của pháp luật về kế toán, thuế của Việt Nam, chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp về kế toán.
+ Các quy định của pháp luật có liên quan về kinh tế, tài chính, kiểm toán; Kỹ năng quản lý, kinh nghiệm thực hành kế toán; Chuẩn mực kế toán, kiểm toán quốc tế; Các kiến thức và thông tin khác liên quan đến nghề nghiệp.
- Thời gian:
+ Tối thiểu 40 giờ trong năm trước liền kề năm đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán, trong đó có tối thiểu 20 giờ cập nhật kiến thức về các quy định của pháp luật về kế toán, thuế của Việt Nam, chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp về kế toán.
+ Người không hành nghề dịch vụ kế toán trong thời gian từ 24 tháng liên tục trở lên tính đến thời điểm đăng ký phải có tối thiểu 80 giờ cập nhật kiến thức trong hai năm trước liền kề năm đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán, trong đó có tối thiểu 40 giờ cập nhật kiến thức về các quy định của pháp luật về kế toán, thuế của Việt Nam, chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp về kế toán.
+ Số giờ cập nhật kiến thức hàng năm của KTV được tính cộng dồn, từ ngày 16/8 của năm trước đến ngày 15/8 của năm sau.
+ Cách thức tính và tài liệu chứng minh giờ cập nhật kiến thức đối với các đối tượng khác nhau:
Đối tượng
|
KTV
|
Điều kiện
|
Có tham gia học cập nhật kiến thức
|
Có tham gia giảng dạy các lớp cập nhật kiến thức
|
Tham gia học tại các lớp học do tổ chức nghề nghiệp quốc tế về kế toán, kiểm toán tổ chức
|
Có trực tiếp tham gia các buổi thảo luận, rà soát hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam và có xác nhận của cơ quan, tổ chức chủ trì (trừ thời gian tham gia các cuộc hội thảo về chuẩn mực kế toán Việt Nam).
|
Có tên trong Quyết định kiểm tra chất lượng dịch vụ kế toán của Bộ Tài chính và trực tiếp tham gia đoàn kiểm tra.
|
Có tham gia khóa tập huấn về quy trình, thủ tục, nghiệp vụ kiểm tra do Bộ Tài chính tổ chức
|
Tỷ lệ giờ
|
1 giờ học = 1,5 giờ cập nhật kiến thức
|
1 giờ giảng = 1,5 giờ cập nhật kiến thức
|
|
1 giờ tham gia thảo luận=1 giờ cập nhật kiến thức
|
1 buổi đi kiểm tra = 4 giờ cập nhật kiến thức
1 ngày đi kiểm tra = 8 giờ cập nhật kiến thức
|
1 giờ tham gia tập huấn = 1 giờ cập nhật kiến thức
|
Thời lượng
|
Không quá 04 giờ/buổi học và không quá 08 giờ/ngày học
|
Không quá 04 giờ/buổi giảng và không quá 08 giờ/ngày giảng
|
Tối đa là 20 giờ/1 năm
|
Không quá 04 giờ/buổi thảo luận và không quá 08 giờ/ngày thảo luận.
|
Không quá 04 giờ/buổi tập huấn và không quá 08 giờ/ngày tập huấn.
|
Tài liệu chứng minh
|
Giấy chứng nhận tham dự cập nhật kiến thức trong đó ghi rõ tên đơn vị tổ chức lớp học, tên người học, số chứng chỉ KTV hoặc chứng chỉ kiểm toán viên, chuyên đề học, thời gian tổ chức lớp học, số lượng giờ học thực tế.
|
Giấy xác nhận của đơn vị tổ chức lớp học, ghi rõ họ tên giảng viên, số chứng chỉ KTV hoặc chứng chỉ kiểm toán viên, chuyên đề đã giảng, thời gian giảng, số lượng giờ giảng theo từng chuyên đề giảng dạy.
|
|
Giấy xác nhận của cơ quan, tổ chức chủ trì việc thảo luận, rà soát chuẩn mực.
|
Giấy xác nhận của cơ quan ra quyết định kiểm tra, trong đó ghi rõ họ và tên, số chứng chỉ KTV hoặc chứng chỉ kiểm toán viên, thời gian tham gia khóa tập huấn hoặc trực tiếp đi kiểm tra chất lượng dịch vụ kế toán.
|
- Nơi đào tạo:
+ Hội nghề nghiệp, cơ sở đào tạo được tổ chức cập nhật kiến thức chung;
+ Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán chỉ được tổ chức cập nhật kiến thức cho các KTV của doanh nghiệp đó.
+ Tổ chức nghề nghiệp quốc tế về kế toán, kiểm toán đối với KTV là thành viên của tổ chức đó.
- Hoãn giờ cập nhật kiến thức:
+ Đối tượng: KTV hành nghề không có đủ thời gian cập nhật kiến thức theo quy định vì những lý do đặc biệt (thai sản, tai nạn, ốm đau kéo dài trên 02 tháng; hoặc ốm đau đột xuất vào đúng thời gian tổ chức lớp học cập nhật kiến thức cuối cùng về nội dung có số giờ cập nhật kiến thức bị thiếu).
+ Điều kiện:
o Đã cập nhật kiến thức ít nhất 20 giờ;
o Có đơn xin hoãn giờ cập nhật kiến thức theo mẫu quy định tại Phụ lục số 05/CNKT ban hành kèm theo Thông tư này và gửi Bộ Tài chính chậm nhất là ngày 31/8 hàng năm.
o Có tài liệu chứng minh cho những lý do nêu trên.
4. Tổ chức hành nghề kế toán
4.1. Tổ chức trong nước
4.1.1. Hộ kinh doanh dịch vụ kế toán
- Điều kiện:
+ Có Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh;
+ Cá nhân, đại diện nhóm cá nhân thành lập hộ kinh doanh phải là KTV hành nghề.
+ Không cần có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán.
- Đình chỉ kinh doanh dịch vụ kế toán: khi hộ kinh doanh có sai phạm về chuyên môn hoặc vi phạm chuẩn mực kế toán, chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán gây hậu quả nghiêm trọng hoặc có khả năng thực tế gây hậu quả nghiêm trọng.
- Chấm dứt kinh doanh dịch vụ kế toán: trong các trường hợp sau
+ Không kinh doanh dịch vụ kế toán trong 12 tháng liên tục;
+ Không khắc phục được các sai phạm hoặc vi phạm dẫn đến bị đình chỉ kinh doanh dịch vụ kế toán trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày bị đình chỉ;
+Tự chấm dứt kinh doanh dịch vụ kế toán;
+ Làm sai lệch hoặc thông đồng, móc nối để làm sai lệch tài liệu kế toán, báo cáo tài chính và cung cấp thông tin, số liệu báo cáo sai sự thật;
+ Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh;
+ Tất cả KTV hành nghề trong cùng hộ kinh doanh bị thu hồi GCNĐKHN dịch vụ kế toán.
4.1.2. Thủ tục đăng ký Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán
|
Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên
|
Công ty hợp danh
|
Doanh nghiệp tư nhân
|
Chi nhánh doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán nước ngoài tại Việt Nam
|
Điều kiện
|
- Có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc giấy tờ khác có giá trị tương đương theo quy định của pháp luật;
- Có ít nhất hai thành viên góp vốn là KTV hành nghề. KTV hành nghề không được đồng thời đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán tại hai đơn vị kinh doanh dịch vụ kế toán trở lên trong cùng một thời gian;
- Người đại diện theo pháp luật, giám đốc hoặc tổng giám đốc của công ty trách nhiệm hữu hạn phải là KTV hành nghề;
- Bảo đảm tỷ lệ vốn góp của KTV hành nghề trong doanh nghiệp, tỷ lệ vốn góp của các thành viên là tổ chức:
+ Thành viên là tổ chức được góp tối đa 35% vốn điều lệ; nếu có nhiều tổ chức góp vốn thì tổng tỷ lệ vốn góp của các tổ chức tối đa bằng 35% vốn điều lệ.
+ Vốn góp của các KTV hành nghề phải chiếm trên 50% vốn điều lệ.
|
- Có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc giấy tờ khác có giá trị tương đương theo quy định của pháp luật;
- Có ít nhất hai thành viên hợp danh là KTV hành nghề;
- Người đại diện theo pháp luật, giám đốc hoặc tổng giám đốc của công ty hợp danh phải là KTV hành nghề.
|
- Có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc giấy tờ khác có giá trị tương đương theo quy định của pháp luật;
- Có ít nhất hai KTV hành nghề;
- Chủ doanh nghiệp tư nhân là KTV hành nghề và đồng thời là giám đốc.
|
- Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán nước ngoài được phép cung cấp dịch vụ kế toán theo quy định của pháp luật của nước nơi đặt trụ sở chính;
- Có ít nhất hai KTV hành nghề, trong đó có giám đốc hoặc tổng giám đốc chi nhánh (không được đồng thời giữ chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp khác tại Việt Nam);
|
Hồ sơ
|
- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán.
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc giấy tờ khác có giá trị tương đương.
- Bản sao GCNĐKHN dịch vụ kế toán của các KTV hành nghề.
- Hợp đồng lao động với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán của các KTV hành nghề.
- Tài liệu chứng minh về vốn góp.
|
- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán.
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc giấy tờ khác có giá trị tương đương.
- Bản sao GCNĐKHN dịch vụ kế toán của các KTV hành nghề.
- Hợp đồng lao động với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán của các KTV hành nghề.
- Điều lệ công ty.
|
- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán.
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc giấy tờ khác có giá trị tương đương.
- Bản sao GCNĐKHN dịch vụ kế toán của các KTV hành nghề.
- Hợp đồng lao động với chi nhánh của các KTV hành nghề.
- Văn bản cam kết chịu trách nhiệm của doanh nghiệp nước ngoài, giấy tờ chứng nhận được phép kinh doanh dịch vụ kế toán của doanh nghiệp nước ngoài
|
Phí thẩm định
|
4.000.000 đồng/lần thẩm định
|
Thẩm quyền
|
Bộ Tài chính
|
Thời hạn giải quyết
|
15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ
Nếu Bộ Tài chính có yêu cầu doanh nghiệp đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán giải trình thì thời hạn giải quyết được tính từ ngày nhận tài liệu giải trình bổ sung.
|
Kết quả
|
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán;
- Hoặc văn bản từ chối, có nêu rõ lý do.
|
4.1.3. Các thủ tục khác trong quá trình hoạt động
|
Điều chỉnh/Cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán
|
Tạm ngừng kinh doanh dịch vụ kế toán
|
Chấm dứt kinh doanh dịch vụ kế toán
|
Đình chỉ Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán
|
Thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán
|
Điều kiện
|
+ Có sự thay đổi về tên, người đại diện theo pháp luật, giám đốc, tổng giám đốc và địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp, chi nhánh doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán nước ngoài tại Việt Nam;
+ Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán bị mất hoặc bị hư hỏng.
|
Doanh nghiệp quyết định tạm ngừng kinh doanh dịch vụ kế toán
|
Doanh nghiệp quyết định chấm dứt kinh doanh dịch vụ kế toán
|
+ Không bảo đảm một, một số hoặc toàn bộ các điều kiện để được cấp cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán trong 03 tháng liên tục;
+ Có sai phạm về chuyên môn hoặc vi phạm chuẩn mực kế toán, chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán gây hậu quả nghiêm trọng hoặc có khả năng thực tế gây hậu quả nghiêm trọng.
|
+ Kê khai không đúng thực tế hoặc gian lận, giả mạo hồ sơ để đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán;
+ Không kinh doanh dịch vụ kế toán trong 12 tháng liên tục;
+ Không khắc phục được các sai phạm hoặc vi phạm dẫn đến bị đình chỉ kinh doanh dịch vụ kế toán trong 60 ngày, kể từ ngày bị đình chỉ;
+ Bị giải thể, phá sản hoặc tự chấm dứt kinh doanh dịch vụ kế toán;
+ Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc giấy tờ khác có giá trị tương đương;
+ Làm sai lệch hoặc thông đồng, móc nối để làm sai lệch tài liệu kế toán, báo cáo tài chính và cung cấp thông tin, số liệu báo cáo sai sự thật;
+ Giả mạo, tẩy xoá, sửa chữa Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán.
|
Thời hạn thực hiện
|
|
10 ngày, kể từ ngày quyết định tạm ngừng kinh doanh dịch vụ kế toán
|
10 ngày, kể từ ngày quyết định chấm dứt kinh doanh dịch vụ kế toán
|
|
|
Hồ sơ
|
+ Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán;
+ Bản gốc Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán đã được cấp, trừ trường hợp giấy bị mất hoặc hư hỏng
+ Các tài liệu khác liên quan đến việc đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán (nếu có).
|
Thông báo về việc tạm ngừng kinh doanh dịch vụ kế toán theo Phụ lục 8 Thông tư 297/2016/TT-BTC
|
Thông báo về việc chấm dứt kinh doanh dịch vụ kế toán
|
|
|
Phí thẩm định
|
2.000.000 đồng/lần thẩm định
|
|
|
|
|
Thẩm quyền
|
Bộ Tài chính
|
Thời hạn giải quyết
|
15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ
|
|
|
|
|
Kết quả
|
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán (cấp lại)
- Văn bản từ chối, có nêu rõ lý do;
- Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán phải công bố nội dung sau của Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán trên một trong các tờ báo viết hoặc báo điện tử trong 03 số liên tiếp:
+ Tên doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán; Tên doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán bằng tiếng nước ngoài (nếu có); Tên viết tắt (nếu có); Địa chỉ trụ sở chính;
+ Họ và tên người đại diện theo pháp luật, họ và tên Giám đốc (Tổng Giám đốc) của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán;
+ Số và ngày cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán;
|
Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán không được kinh doanh dịch vụ kế toán trong thời gian tạm ngừng kinh doanh dịch vụ kế toán. Khi hoạt động trở lại, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán phải bảo đảm điều kiện theo quy định của pháp luật và phải thông báo bằng văn bản cho Bộ Tài chính.
|
Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán phải nộp trả lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán cho Bộ Tài chính trong 10 ngày kể từ ngày chấm dứt kinh doanh;
thông báo cho khách hàng và các bên có liên quan, công bố trên phương tiện thông tin đại chúng về việc chấm dứt kinh doanh dịch vụ kế toán chậm nhất là 30 ngày trước ngày chính thức chấm dứt kinh doanh;
không được kinh doanh dịch vụ kế toán kể từ ngày chấm dứt kinh doanh dịch vụ kế toán.
|
Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán phải ngừng kinh doanh dịch vụ kế toán trong thời hạn bị đình chỉ. Hết thời hạn bị đình chỉ, nếu doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán đáp ứng được các điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán theo quy định thì Bộ Tài chính bổ sung tên doanh nghiệp vào danh sách công khai các doanh nghiệp đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán.
|
Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán phải chấm dứt việc kinh doanh dịch vụ kế toán kể từ ngày quyết định thu hồi có hiệu lực thi hành và phải nộp trả Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán cho Bộ Tài chính trong 10 ngày kể từ ngày có quyết định bị thu hồi Giấy chứng nhận.
|
4.1.4. Các việc cần làm sau khi được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán và lưu ý trong quá trình hoạt động
Thứ nhất, thực hiện các trách nhiệm sau:
- Mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho KTV hành nghề tại tổ chức mình chậm nhất 60 ngày, kể từ ngày KTV hành nghề được cấp GCNĐKHN dịch vụ kế toán tại đơn vị.
- Không được sửa chữa, tẩy xóa nội dung ghi trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán.
- Không được cho thuê, cho mượn, cầm cố, mua bán hoặc chuyển nhượng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán.
- Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày phát hiện bị mất, bị hư hỏng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán, phải đề nghị Bộ Tài chính.
- Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày có thay đổi về một trong các nội dung sau đây, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán phải thông báo bằng văn bản cho Bộ Tài chính:
+Danh sách KTV hành nghề tại doanh nghiệp;
+Không bảo đảm một, một số hoặc toàn bộ các điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán;
+Tên, địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp;
+Giám đốc hoặc tổng giám đốc, người đại diện theo pháp luật, tỷ lệ vốn góp của các thành viên;
+Tạm ngừng kinh doanh dịch vụ kế toán;
+Thành lập, chấm dứt hoạt động hoặc thay đổi tên, địa chỉ trụ sở chi nhánh kinh doanh dịch vụ kế toán;
+Thực hiện việc chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, chuyển đổi, giải thể
- Trước ngày 31/10 hàng năm hoặc khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán phải báo cáo tình hình duy trì điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán theo mẫu quy định tại Phụ lục 6 ban hành kèm theo Thông tư 297/2016/TT-BTC cho Bộ Tài chính đồng thời gửi kèm theo những tài liệu trong hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán nếu có thay đổi so với lần nộp gần nhất:
- Trước ngày 10/4 hàng năm, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán phải gửi báo cáo tình hình hoạt động năm trước liền kề bằng văn bản và dữ liệu điện tử theo mẫu quy định tại Phụ lục 7 ban hành kèm theo Thông tư 297/2016/TT-BTC cho Bộ Tài chính.
Thứ hai, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán, hộ kinh doanh dịch vụ kế toán không được cung cấp dịch vụ kế toán cho đơn vị kế toán khác khi người có trách nhiệm quản lý, điều hành doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán, người đại diện hộ kinh doanh dịch vụ kế toán hoặc người trực tiếp thực hiện dịch vụ kế toán của doanh nghiệp, hộ kinh doanh dịch vụ kế toán thuộc các trường hợp sau đây:
- Là cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, vợ, chồng, con đẻ, con nuôi, anh, chị, em ruột của người có trách nhiệm quản lý, điều hành, kế toán trưởng của đơn vị kế toán, trừ trường hợp đơn vị kế toán là doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn do một cá nhân làm chủ sở hữu và các trường hợp khác do Chính phủ quy định;
- Có quan hệ kinh tế, tài chính với đơn vị kế toán đó;
- Không đủ năng lực chuyên môn hoặc không đủ điều kiện để thực hiện dịch vụ kế toán;
- Đang cung cấp dịch vụ làm kế toán trưởng cho khách hàng là tổ chức có quan hệ kinh tế, tài chính với đơn vị kế toán đó;
- Đơn vị kế toán yêu cầu thực hiện những công việc không đúng với chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp hoặc không đúng với yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ kế toán, tài chính;
- Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Thứ ba, nếu Doanh nghiệp tự tổ chức cập nhật kiến thức hành nghề kế toán hàng năm cho KTV hành nghề tại tổ chức mình thì phải đăng ký tổ chức cập nhật kiến thức lần đầu:
- Điều kiện:
+ Có kế hoạch, chương trình cập nhật kiến thức hàng năm phù hợp với nội dung cập nhật kiến thức theo quy định;
+ Có đội ngũ giảng viên tham gia giảng dạy đảm bảo một trong các điều kiện sau:
o Có tối thiểu 05 năm kinh nghiệm hành nghề dịch vụ kế toán.
o Có tối thiểu 05 năm kinh nghiệm công tác, nghiên cứu, giảng dạy liên quan tới nội dung cập nhật kiến thức theo quy định;
o Đang hoặc đã từng là thành viên của ban soạn thảo chuẩn mực kế toán.
+ Có đủ cơ sở vật chất đảm bảo chất lượng đào tạo như phòng học, bàn ghế, bảng viết, giáo cụ và các trang thiết bị đào tạo khác (tự có hoặc đi thuê);
+ Có từ 10 nhân viên chuyên nghiệp trở lên (gồm KTV và nhân viên trực tiếp thực hiện dịch vụ kế toán) tại thời điểm đăng ký;
+ Có bộ phận chuyên trách đào tạo về cập nhật kiến thức trong cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp;
+ Có quy chế đào tạo, cập nhật kiến thức cho KTV của doanh nghiệp.
- Hồ sơ:
+ Bản đăng ký tổ chức cập nhật kiến thức cho KTV theo Phụ lục số 01/CNKT Thông tư 292/2016/TT-BTC;
+ Danh sách tối thiểu 10 nhân viên chuyên nghiệp của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán;
+ Tài liệu chứng minh về việc có bộ phận đào tạo chuyên trách về cập nhật kiến thức trong cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp và có quy chế đào tạo về cập nhật kiến thức của doanh nghiệp.
- Quy trình:
+ Trong 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Tài chính xem xét, ra Quyết định chấp thuận cho các đơn vị được tổ chức cập nhật kiến thức cho KTV.
+ Trường hợp hồ sơ bị thiếu hoặc không hợp lệ thì trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Bộ Tài chính có văn bản hoặc thư điện tử đề nghị bổ sung hoàn thiện hồ sơ. Trường hợp các đơn vị không bổ sung hồ sơ hoặc tài liệu giải trình theo yêu cầu thì Bộ Tài chính có quyền từ chối hoặc không chấp thuận. Trường hợp từ chối, Bộ Tài chính trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
- Trách nhiệm:
+ Hàng năm, chậm nhất ngày 31/7, thông báo bằng văn bản cho Bộ Tài chính về kế hoạch, chương trình cập nhật kiến thức cho năm sau theo Phụ lục số 06/CNKT Thông tư 292/2016/TT-BTC;
+ Nếu có thay đổi về việc tổ chức lớp học so với kế hoạch, chương trình đã gửi cho Bộ tài chính thì phải thông báo bằng văn bản hoặc dữ liệu điện tử cho Bộ Tài chính chậm nhất là 03 ngày trước ngày tổ chức lớp học.
+ Tổ chức các lớp học với số lượng không quá 200 học viên/ lớp và theo dõi, điểm danh đầy đủ đối với các học viên tham gia lớp học.
+Chậm nhất là 05 ngày làm việc sau mỗi lớp học cập nhật, phải gửi “Báo cáo kết quả tổ chức lớp học cập nhật kiến thức KTV” theo Phụ lục số 03/CNKT Thông tư 292/2016/TT-BTC bằng văn bản hoặc dữ liệu điện tử cho Bộ Tài chính (kèm theo Danh sách người tham dự lớp học cập nhật kiến thức).
+ Hàng năm, chậm nhất là ngày 25/8, phải gửi “Báo cáo tổng hợp kết quả tổ chức lớp học cập nhật kiến thức KTV” theo Phụ lục số 04/CNKT Thông tư 292/2016/TT-BTC bằng văn bản và dữ liệu điện tử cho Bộ Tài chính để xem xét, công nhận giờ cập nhật kiến thức cho KTV.
+ Cấp giấy chứng nhận cho học viên đã tham gia cập nhật kiến thức sau mỗi lớp học, trong đó ghi rõ tên đơn vị tổ chức lớp học, tên người học, số chứng chỉ KTV hoặc chứng chỉ kiểm toán viên, chuyên đề học, thời gian tổ chức lớp học, số lượng giờ học thực tế; cấp giấy xác nhận cho KTV tham gia giảng dạy các lớp cập nhật kiến thức sau mỗi lớp học, trong đó ghi rõ họ tên giảng viên, số chứng chỉ KTV hoặc chứng chỉ kiểm toán viên, chuyên đề đã giảng, thời gian giảng, số lượng giờ giảng theo từng chuyên đề giảng dạy.
+ Xác nhận số giờ cập nhật kiến thức cho KTV khi có đề nghị của KTV hoặc khi có yêu cầu của Bộ Tài chính.
+ Lưu trữ hồ sơ về tổ chức cập nhật kiến thức cho KTV tối thiểu 05 năm kể từ năm thực hiện.
4.2. Cung cấp dịch vụ kế toán qua biên giới của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán nước ngoài
- Đối tượng:
+ Các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán nước ngoài có quốc tịch tại quốc gia thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới hoặc của quốc gia, vùng lãnh thổ mà có điều ước quốc tế với Việt Nam về việc được cung cấp dịch vụ kế toán qua biên giới tại Việt Nam.
+ Không thuộc trường hợp thực hiện công việc kế toán tập trung theo chính sách chung trong Tập đoàn của doanh nghiệp nước ngoài cho công ty mẹ và các công ty con khác trong cùng tập đoàn hoạt động tại Việt Nam.
- Điều kiện:
+ Được phép cung cấp dịch vụ kế toán theo quy định của pháp luật của nước nơi doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán nước ngoài đặt trụ sở chính;
+ Có văn bản của cơ quan quản lý hành nghề dịch vụ kế toán (cơ quan quản lý nhà nước về kế toán hoặc tổ chức nghề nghiệp) nơi doanh nghiệp nước ngoài đóng trụ sở chính xác nhận không vi phạm các quy định về hoạt động kinh doanh dịch vụ kế toán và quy định pháp luật khác của nước ngoài trong thời hạn 3 năm trước thời điểm đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán qua biên giới;
+ Có ít nhất 02 người được Bộ Tài chính Việt Nam cấp GCNĐKHN dịch vụ kế toán, trong đó có người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán nước ngoài;
+ Có mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho các KTV hành nghề tại Việt Nam;
+ Không bị xử phạt vi phạm hành chính trong việc cung cấp dịch vụ kế toán qua biên giới tại Việt Nam trong thời hạn 12 tháng tính đến thời điểm đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán qua biên giới tại Việt Nam.
- Hồ sơ:
+ Tài liệu chứng minh về việc doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán nước ngoài được phép cung cấp dịch vụ kế toán theo quy định của pháp luật của nước nơi doanh nghiệp dịch vụ kế toán nước ngoài đặt trụ sở chính;
+ Bản xác nhận của cơ quan có thẩm quyền nơi doanh nghiệp dịch vụ kế toán nước ngoài đóng trụ sở chính về việc không vi phạm các quy định về hoạt động kinh doanh dịch vụ kế toán và quy định pháp luật khác của nước ngoài trong thời hạn 3 năm trước thời điểm đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện cung cấp dịch vụ kế toán qua biên giới;
+ Bản sao GCNĐKHN dịch vụ kế toán do Bộ Tài chính cấp cho các KTV hành nghề trong đó có người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;
+ Tài liệu chứng minh về việc mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho các KTV hành nghề tại Việt Nam.
- Thời hạn giải quyết: 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ
- Cơ quan có thẩm quyền: Bộ Tài chính
- Kết quả:
+ Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán qua biên giới;
+ Hoặc văn bản từ chối, có nêu rõ lý do.
- Các lưu ý trong quá trình hoạt động:
+ Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán nước ngoài cung cấp dịch vụ kế toán qua biên giới:
o Định kỳ 6 tháng một lần, báo cáo Bộ Tài chính tình hình thực hiện hợp đồng cung cấp dịch vụ kế toán qua biên giới phát sinh trong kỳ tại Việt Nam theo mẫu.
o Cử người có trách nhiệm, đại diện cho doanh nghiệp báo cáo, giải trình cho các cơ quan chức năng của Việt Nam về hợp đồng dịch vụ kế toán, hồ sơ dịch vụ kế toán và các vấn đề khác liên quan đến việc cung cấp dịch vụ kế toán qua biên giới tại Việt Nam.
o Trong thời hạn 120 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính, nộp cho Bộ Tài chính báo cáo tài chính hàng năm và văn bản nhận xét, đánh giá của cơ quan quản lý hành nghề dịch vụ kế toán nơi doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán nước ngoài đóng trụ sở chính về tình hình thực hiện và tuân thủ các quy định pháp luật về kinh doanh dịch vụ kế toán và các quy định pháp luật khác.
+ Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán tại Việt Nam có tham gia liên danh với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán nước ngoài để cung cấp dịch vụ kế toán qua biên giới:
o Báo cáo Bộ Tài chính định kỳ 6 tháng một lần về tình hình thực hiện liên danh với doanh nghiệp dịch vụ kế toán nước ngoài trong việc cung cấp dịch vụ kế toán qua biên giới phát sinh trong kỳ theo mẫu báo cáo do Bộ Tài chính quy định.
o Chịu sự kiểm soát chất lượng dịch vụ kế toán hàng năm theo quy định của Bộ Tài chính.
+ Không được cung cấp dịch vụ kế toán cho đơn vị khác khi người có trách nhiệm quản lý, điều hành hoặc người trực tiếp thực hiện dịch vụ kế toán của đơn vị thuộc các trường hợp sau đây:
o Là cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, vợ, chồng, con đẻ, con nuôi, anh, chị, em ruột của người có trách nhiệm quản lý, điều hành, kế toán trưởng của đơn vị kế toán, trừ trường hợp đơn vị kế toán là doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn do một cá nhân làm chủ sở hữu, các doanh nghiệp thuộc loại hình khác không có vốn nhà nước là doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
o Có quan hệ kinh tế, tài chính với đơn vị kế toán đó;
o Không đủ năng lực chuyên môn hoặc không đủ điều kiện để thực hiện dịch vụ kế toán;
o Đang cung cấp dịch vụ làm kế toán trưởng cho khách hàng là tổ chức có quan hệ kinh tế, tài chính với đơn vị kế toán đó;
o Đơn vị kế toán yêu cầu thực hiện những công việc không đúng với chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp hoặc không đúng với yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ kế toán, tài chính;
o Trường hợp khác theo quy định của Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán và quy định của pháp luật.
5. Cơ sở pháp lý:
- Luật kế toán 2015
- Nghị định 174/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật kế toán;
Cập nhật bởi truong_nhu ngày 12/08/2017 03:45:11 CH