Tổng hợp những điều cần biết về di chúc miệng

Chủ đề   RSS   
  • #496487 10/07/2018

    TuyenBig
    Top 100
    Female
    Trung cấp

    Bắc Kạn , Việt Nam
    Tham gia:27/03/2018
    Tổng số bài viết (741)
    Số điểm: 27039
    Cảm ơn: 24
    Được cảm ơn 952 lần


    Tổng hợp những điều cần biết về di chúc miệng

    >>> Hoàn cảnh lập di chúc miệng

    Di chúc miệng là gì?

    Di chúc miệng là một loại hình thức di chúc được pháp luật Việt Nam thừa nhận, nhưng nhà làm luật lại chưa đưa ra khái niệm về di chúc miệng

    Điều 629 Bộ luật dân sự 2015 quy định rằng: "Trường hợp tính mạng một người bị cái chết đe dọa và không thể lập di chúc văn bản thì có thể lập di chúc miệng".

    Có thể khái quát: “Di chúc miệng là sự bày tỏ bằng lời nói ý chí của người để lại di sản thừa kế lúc còn sống trong việc định đoạt khối di sản của mình cho người khác” hay “di chúc thể hiện ý chí của người để lại di sản thông qua lời nói nhằm chuyển dịch tài sản của mình cho chủ thể khác sau khi chết” . Đây là hình thức di chúc đặc biệt chỉ được lập trong những trường hợp nhất định khi cá nhân không thể lập được di chúc bằng văn bản.

    * Điều kiện có hiệu lực của di chúc miệng

    Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng.

    * Ngoài ra còn phải đáp ứng các điều kiện khác như:

    - Chủ thể của giao dịch có năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch được xác lập. Năng lực hành vi dân sự được hiểu là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình để xác lập, thực hiện quyền và nghĩa vụ dân sự.

    Cụ thể là người lập di chúc miệng phải từ đủ 18 tuổi trở lên; không có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; không bị hạn chế năng lực hành vi dân sự không bị mắc các bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ hành vi của mình.

    -  Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép.

     

    * Phương thức thể hiện ý chí:

    Di chúc miệng là việc người định đoạt tài sản để lại bằng miệng và phải “thể hiện ý chí cuối cùng của mình” bằng miệng (khoản 5, Điều 630, Bộ luật dân sự 2015).

    Vậy với những người câm không thể biểu hiện ý kiến qua lời nói mà phải qua hành động, cử chỉ sẽ không thể lập di chúc miệng.

    Và hiện tại, văn bản hiện hành chỉ yêu cầu người lập di chúc thể hiện ý chí cuối cùng của mình “trước mặt” người làm chứng – cách trực tiếp chứ chưa đồng ý việc thể hiện ý chí thông qua các phương tiện hiện đại như điện thoại, bộ đàm…

     

    * Những nội dung thiết yếu mà di chúc miệng cần có:

    Với bản chất là người đưa ra di chúc miệng  đang ở trong tình trạng nguy cấp, khó qua khỏi nên di chúc miệng cần có thông tin về:

    - di sản để lại là gì?

    - ai, tổ chức, cơ quan nào được hưởng di sản đó?

    Ngoài ra  di chúc miệng còn có thể có các nội dung khác như người lập di chúc chỉ định người thừa kế thực hiện nghĩa vụ trả nợ, bồi thường thiệt hại,.. của mình sau khi qua đời.

     

    * Người ghi chép lại di chúc miệng:

    Về chủ thể ghi chép lại di chúc miệng không thay đổi đó là người làm chứng, nhưng người làm chứng cho di chúc miệng có từ hai người trở lên,

     

    * công chứng, chứng thực di chúc miệng

    Khoản 5, Điều 630 BLDS 2015 trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng.

    Điều 632 quy định về Người làm chứng cho việc lập di chúc:

    Mọi người đều có thể làm chứng cho việc lập di chúc, trừ những người sau đây:

    1. Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc.

    2. Người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung di chúc.

    3. Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.

     

    * Di chúc tự động mất hiệu lực khi:

    Thứ nhất, người lập di chúc “còn sống” sau 3 tháng kể từ thời điểm làm di chúc miệng.

    Thứ hai, người lập di chúc miệng “minh mẫn, sáng suốt”. Với điều kiện này, “di chúc miệng được lập ra, cho dù người lập di chúc còn sống nhưng không còn minh mẫn, sáng suốt thì hiệu lực của di chúc vẫn phát sinh sau khi người lập di chúc miệng chết” Thực ra rất khó xác định được người di chúc miệng còn “minh mẫn, sáng suốt” hay không vì đây là các yếu tố bên trong cá nhân, không thể định lượng được mà chỉ có thể định tính.

     

     

     
    8324 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn TuyenBig vì bài viết hữu ích
    lehungliet (10/07/2018)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #496532   10/07/2018

    Chào bạn,

    Tôi có 01 số ý kiến như sau:

    1. Tôi cho rằng người câm vẫn có thể lập di chúc miệng được, bởi người câm họ vẫn có thể sử dụng miệng kết hợp với hành động tay để diễn ta nội dung họ muốn nói. Quy định là "di chúc miệng" chứ không phải "di chúc bằng lời nói"

    2. Người lập di chúc phải cung cấp đủ các thông tin theo khoản 1 điều 631 BLDS để người làm chứng ghi nhận lại thành Bản di chúc hoàn chỉnh.

    Hỗ trợ các bạn những vấn đề pháp lý qua email.

    Email: luatsutrantrongqui@gmail.com

     
    Báo quản trị |