>>> File hướng dẫn lập báo cáo tài chính theo Thông tư 200/2014/TT-BTC bằng excel
A. Một số bài giảng Thông tư 200 và sơ đồ hạch toán
1. Bài giảng tóm tắt Thông tư 200/2014/TT-BTC. (File đính kèm)
2. 128 sơ đồ hạch toán kế toán theo thông tư 200/2014/TT-BTC. (File đính kèm)
B. Vận dụng vào công việc thực tế
I. Video hướng dẫn sử dụng tỷ giá theo TT 200/2014/TT-BTC: Xem video
II. Những điểm bất hợp lý khi vận dụng Thông tư 200 vào thực tế:
1. Bán hàng khuyến mại trả sau mà việc trả thưởng khuyến mại bằng các hàng mua từ bên ngoài mà DN không bán nó trong hoạt động kinh doanh thông thường.
a. Thông tư 200 hướng dẫn việc ghi nhận tình huống này?
Tại thời điểm bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ trong chương trình dành cho khách hàng truyền thống, kế toán ghi nhận doanh thu trên cơ sở tổng số tiền thu được trừ đi phần doanh thu chưa thực hiện là giá trị hợp lý của hàng hóa, dịch vụ cung cấp miễn phí. Giá trị của hàng hóa, dịch vụ phải cung cấp miễn phí cho người mua được ghi nhận là doanh thu chưa thực hiện.
Khi khách hàng đáp ứng đủ các điều kiện của chương trình để được hưởng ưu đãi, khoản doanh thu chưa thực hiện được kết chuyển sang ghi nhận là doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ tại thời điểm thực hiện xong nghĩa vụ với khách hàng (Nợ doanh thu chưa thực hiện, Có Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ). Nếu hết thời hạn của chương trình mà người mua không đạt đủ điều kiện theo quy định và không được hưởng hàng dịch vụ miễn phí, khoản doanh thu chưa thực hiện cũng được kết chuyển vào doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ.
Trong phần thứ năm, mục X (cuốn 2 của Vụ chế độ kế toán) có ví dụ minh họa về kế toán doanh thu, hướng dẫn trường hợp Việtnam Airline (VNA) bán vé máy bay có khuyến mại, cứ 18 chuyến bay khứ hồi sẽ được 1 chuyến bay miễn phí hoặc 1 đêm ở VinpearNhatrang (VINP):
(1) Ghi nhận doanh thu mỗi chuyến bay theo số thuần sau khi trừ giá trị hợp lý của hàng hóa, dịch vụ khuyến mại theo chương trình mà VNA có nghĩa vụ cung cấp miễn phí cho khách hàng (5 triệu đ 1 vé x 1/18 vé chuyến bay = 278.000 đ), ghi:
Nợ 112 Tiền gửi ngân hàng (hoặc 131 Phải thu K.H) 4.593.400
Có 511 Doanh thu bán hàng và c.cấp dịch vụ 5.716.000
Có 3387 Doanh thu chưa thực hiện 278.000
(2) Ghi nhận tổng doanh thu trong kỳ của bằng 18 chuyến bay (5.716.000 x 18 = 102.888.000 đ):
Nợ 112 Tiền gửi ngân hàng (hoặc 131 Phải thu K.H) 113.676.000
Có 511 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 102.888.000
Có 3387 Doanh thu chưa thực hiện 5.000.000
Có 3331 Thuế GTGT phải nộp 10.788.000
(3) Khi khách hàng đủ điều kiện nhận thưởng, VNA trả bằng chuyến đi nghỉ mát ở VINP mà VNA không phải là đại lý của VINP, lúc đó VNA ghi nhận doanh thu 1 đêm nghỉ mát tại VINP:
Nợ 3387 Doanh thu chưa thực hiện 5.000.000
Có 511 Doanh thu 5.000.000
(4) Đồng thời phản ánh số tiền phải thanh toán cho bên thứ 3 (VINP, giả định là 3,5 triệu đ) vào giá vốn hàng bán, cung cấp dịch vụ cho khách hàng:
Nợ 632 Giá vốn hàng bán 3.500.000
Có 112 Tiền gửi ngân hàng 3.500.000
b. Bình luận:
(1). TT 200 yêu cầu “Kế toán doanh thu phải nhận biết các giao dịch để áp dụng các điều kiện ghi nhận doanh thu phù hợp với quy định của chuẩn mực kế toán doanh thu (VAS 14)”. VAS 14 định nghĩa “Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế DN thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh thông thường của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu”. Như vậy rõ ràng là việc tặng hàng khuyến mại mà những hàng này không phải là các mặt hàng được bán trong quá trình kinh doanh thông thường, không thể được ghi nhận và báo cáo là doanh thu.
Theo hướng dẫn của TT 200 như ở ví dụ trên, mặc dù kinh doanh khu nghỉ mát không phải là hoạt động kinh doanh thông thường của VNA, nhưng trong báo cáo tài chính của VNA lại có doanh thu nghỉ mát! Nếu theo đoạn hướng dẫn trên của TT 200, trong báo cáo tài chính của Coca-cola chuyên bán nước ngọt, hay Unilever chuyên bán hóa mỹ phẩm sẽ có dòng doanh thu bán Ô tô, căn hộ chỉ vì họ có thưởng ô tô, căn hộ cho các khách hàng trong chương trình khuyến mại của họ?! Điều này có vẻ bất thường và hài hước giống như “Mặt trời mọc ở đằng tây. Thiên hạ giật mình ngơ ngác hỏi. Thức giấc hay là ngủ tiếp đây”
(2). Các hướng dẫn trình bày ở trên là trong phần hướng dẫn tài khoản 511 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của TT 200, nó mâu thuẫn với quy định trong hướng dẫn tài khoản 131 Phải thu của khách hàng (cũng của TT 200).
Trong hướng dẫn TK 131, phần 3, đoạn b) ghi rõ: Trường hợp trên hóa đơn bán hàng chưa thể hiện số tiền chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán do khách hàng chưa đủ điều kiện để được hưởng hoặc chưa xác định được số phải chiết khấu, giảm giá thì doanh thu ghi nhận theo giá chưa trừ chiết khấu (tức doanh thu gộp).
(3). Theo đoạn hướng dẫn ghi nhận doanh thu của TT 200, việc ghi nhận doanh thu chưa thực hiện, doanh thu thuần được ghi trong từng giao dịch riêng rẽ, từng khách hàng do vậy nó sẽ tăng khối lượng công việc kế toán rất nhiều mà vẫn không có được thông tin doanh thu gộp rất cần thiết trong quản trị. Trong nhiều tình huống doanh thu gộp đó chính là doanh thu thuần nếu khách hàng không thỏa mãn yêu cầu của chương trình khuyến mại. Nếu DN chưa thu tiền nhưng vẫn ghi Nợ Phải thu, Có Doanh thu chưa thực hiện?Doanh thu chưa thực hiện theo IFRS là khoản DN đã thu tiền bán hàng nhưng chưa cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho khách hàng.
(4). Theo thông lệ kế toán quốc tế (IFRS) và các thực tế kế toán tốt nhất? Tại các công ty đa quốc gia hay các công ty có hệ thống kế toán tốt tại Việt Nam luôn áp dụng triệt để nguyên tắc “bản chất quan trọng hơn hình thức” quy định trong TT 200. Trường hợp này, giá trị các hàng khuyến mại mà nó không phải là hàng được bán trong quá trình kinh doanh thông thường phải được ghi nhận là một khoản chi phí. Nó được ước tính để ghi nhận phù hợp với doanh thu trong các kỳ bán hàng có chương trình khuyến mại này. Nó không được ghi nhận là doanh thu.
Hàng ngày khi bán hàng có khuyến mại trả sau, DN vẫn ghi nhận các giao dịch bán hàng như bình thường (doanh thu gộp), cuối kỳ (tháng) mới tổng hợp, ước tính chi phí mà DN phải trả cho các khách hàng, theo tỷ lệ tương ứng với doanh thu ghi nhận trong kỳ (để phù hợp giữa chi phí và doanh thu ghi nhận trong kỳ). Việc này vừa đơn giản cho việc ghi chép mà đáp ứng được tốt hơn nhu cầu quản trị nội bộ của DN và lên được các Báo cáo tài chính phản ánh đúng tình hình tài chính của DN đảm bảo nguyên tắc tối thượng là “trung thực và hợp lý” và tuân thủ các quy định theo tinh thần và nguyên tắc của TT 200 là “bản chất quan trọng hơn hình thức”.
(5). Tóm lại: Khi có sự mâu thuẫn giữa các đoạn của TT 200 bạn theo đoạn nào? Nếu căn cứ theo tinh thần và nguyên tắc của chuẩn mực kế toán doanh thu (VAS 14) và TT 200 được quy định trong phần nguyên tắc kế toán các khoản doanh thu, theo nguyên tắc “Bản chất quan trọng hơn hình thức”, “Trình bày trung thực và hợp lý” (True & fair), bạn phải ghi nhận và trình bày giống như phần thực tế kế toán tốt nhất và IFRS nêu ở trên. Nó có thể được áp dụng tại các công ty Việt Nam mà vẫn được xem là tuân thủ các quy định, nguyên tắc của TT200 và VAS.
Nếu bạn theo đoạn hướng dẫn chi tiết TT 200 được trình bày ở trên, liệu bạn có đáp ứng được các nguyên tắc của TT 200? Báo cáo tài chính của bạn có “trung thực và hợp lý” hay không?!
2. Bán hàng khuyến mại trả ngay bằng hàng mua từ bên ngoài mà DN không bán hàng đó trong các hoạt động kinh doanh thông thường.
Theo Thông tư 200: Tình huống này cũng được hướng dẫn phải phân bổ giá trị hợp lý của hàng khuyến mại để ghi nhận doanh thu cho hàng khuyến mại và đồng thời ghi giảm doanh thu cho hàng bán có kèm hàng khuyến mại.
Giống như phân tích ở trên, theo định nghĩa doanh thu của VAS 14, giá trị hàng tặng này không phải là hàng trong quá trình kinh doanh thông thường nên nó không thể được ghi nhận là doanh thu. Do vậy doanh thu hàng bán khuyến mại tặng hàng ngay này không bị ghi giảm tương ứng với giá trị hợp lý của hàng được tặng.
Theo IFRS và các thực tế kế toán tốt nhất: kế toán sẽ ghi nhận giá trị hàng khuyến mại này vào chi phí. Doanh thu hàng bán có khuyến mại này được ghi nhận bình thường.
Có rất nhiều điểm còn có mâu thuẫn và chưa hợp lý trong TT 200 (chưa phản ánh đúng bản chất mà chỉ phản ảnh theo hình thức, chưa đáp ứng yêu cầu quản trị nội bộ DN và yêu cầu của nhà đầu tư) như mua, bán hàng có chiết khấu thanh toán; mua bán hàng có thời hạn tín dụng dài; tỷ giá ngoại hối khi mua hàng hay chi phí trả tiền ngay...
TT 200 còn có nhiều điểm chưa rõ ràng hoặc chưa đầy đủ nhưng thực tế lại phát sinh rất nhiều như các tình huống bán hàng khuyến mại mua 10 A tặng 1 B (B có thể là hàng của công ty hoặc mua từ bên ngoài và tùy theo mục đích, bản chất của khuyến mại để ghi chép và báo cáo là giảm giá hay ghi vào chi phí); các tình huống mua bán hàng đặc biệt (có điều kiện trả hàng, điều kiện giao hàng đặc biệt, thanh toán đặc biệt, trả góp...); cải tạo các tài sản đi thuê (Leasehold improvement); tính giảm giá trị tài sản (impairment of assets); tính giá thành sản phẩm; lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ; hợp nhất các báo cáo tài chính....
III. Quy định mới của Thông tư 200 đối với ghi nhận doanh thu bất động sản, chi phí chiết khấu thương mại, khuyến mãi và giảm giá hàng bán, dự phòng và thuyệt minh báo cáo tài chính.
IV. Phương pháp xác định giá xuất kho theo thông tư 200/2014/TT-BTC.
C. Sổ tay tóm tắt nghiệp vụ Thông tư 200/2014/TT-BTC
Xem chi tiết và Tải tại đây.
Nguồn: Dân kế toán
Có một điều không bao giờ thay đổi, đó là " Mọi thứ đều thay đổi"