Tổng hợp 16 án lệ và điều kiện để tòa án áp dụng án lệ trong quá trình xét xử

Chủ đề   RSS   
  • #499206 10/08/2018

    TuyenBig
    Top 100
    Female
    Trung cấp

    Bắc Kạn , Việt Nam
    Tham gia:27/03/2018
    Tổng số bài viết (741)
    Số điểm: 27039
    Cảm ơn: 24
    Được cảm ơn 952 lần


    Tổng hợp 16 án lệ và điều kiện để tòa án áp dụng án lệ trong quá trình xét xử

    Văn bản căn cứ:

    Nghị quyết 03/2015/NQ-HĐTP

    Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015

    Luật Tố tụng Hành chính 2015

    Án lệ là những lập luận, phán quyết trong bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án về một vụ việc cụ thể được Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao lựa chọn và được Chánh án Toà án nhân dân tối cao công bố là án lệ để các Toà án nghiên cứu, áp dụng trong xét xử.

    Nguyên tắc áp dụng án lệ trong xét xử:

    "Khi xét xử, Thẩm phán, Hội thẩm phải nghiên cứu, áp dụng án lệ để giải quyết các vụ việc tương tự, bảo đảm những vụ việc có tình tiết, sự kiện pháp lý giống nhau phải được giải quyết như nhau. Trường hợp áp dụng án lệ thì số bản án, quyết định của Toà án có chứa đựng án lệ, tính chất, tình tiết vụ việc tương tự được nêu trong án lệ và tính chất, tình tiết vụ việc đang được giải quyết, vấn đề pháp lý trong án lệ phải được viện dẫn, phân tích, làm rõ trong bản án, quyết định của Toà án; trường hợp không áp dụng án lệ thì phải phân tích, lập luận, nêu rõ lý do trong bản án, quyết định của Toà án" (Khoản 2, Điều 8, Nghị quyết 03/2015/NQ-HĐTP)

    Căn cứ vào nội dung trên trong quá trình nghiên cứu, áp dụng án lệ, cần phải lưu ý một số vấn đề sau đây:

    Thứ nhất, án lệ chỉ được áp dụng khi “các tình tiết khách quan cơ bản” của vụ việc dân sự đang được giải quyết được xác định là tương tự với “các tình tiết khách quan cơ bản” của vụ việc dân sự trong án lệ.  Nguồn gốc của sự giống nhau giữa vụ án dân sự này với vụ án dân sự khác hoặc giữa việc dân sự này với việc dân sự khác là xuất phát từ việc tranh chấp hoặc yêu cầu trong vụ việc dân sự đó phát sinh từ cùng một loại quan hệ dân sự.

    Thứ hai, Khi giải quyết các tranh chấp, người tiến hành tố tụng phải xác định đối tượng khởi kiện, quan hệ pháp luật điều chỉnh đối tượng khởi kiện đó; trường hợp không có luật điều chỉnh mới áp dụng án lệ.

    Thẩm phán, Hội thẩm không áp dụng án lệ nếu:

    + Có sự thay đổi của Luật, Nghị quyết của Quốc hội, Pháp lệnh, Nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Nghị định của Chính phủ mà án lệ không còn phù hợp.

    + Do chuyển biến tình hình mà án lệ không còn phù hợp.

    Kỹ năng áp dụng án lệ

    Kỹ năng xác định tình tiết tương tự cần tập trung vào một số vấn đề sau:

    - Phải cập nhật kịp thời các án lệ, hiểu được các tình tiết, nội dung cơ bản của án lệ.

    - Xác định vụ việc đang giải quyết có tình tiết, nội dung tương tự án lệ không.

    - Khi áp dụng án lệ thì thực hiện theo hướng dẫn tại Công văn số 146/TANDTC-PC của TANDTC 

    Dưới đây là 16 bản án lệ Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành

    01/2016/AL: Quyết định giám đốc thẩm số 04/2014/HS-GĐT ngày 16/4/2014 về vụ án “Giết người”

    02/2016/AL: Quyết định giám đốc thẩm số 27/2010/DS-GĐT ngày 08/7/2010 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về vụ án “Tranh chấp đòi lại tài sản” tại tỉnh Sóc Trăng

    03/2016/AL: Quyết định giám đốc thẩm số 208/2013/DS-GĐT ngày 03/5/2013 của Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao về vụ án “Ly hôn” tại Hà Nộ

    04/2016/AL: Quyết định giám đốc thẩm số 04/2010/QĐ-HĐTP ngày 03-3-2010 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về vụ án “Tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất” tại thành phố Hà Nội.

    05/2016/AL: Quyết định giám đốc thẩm số 39/2014/DS-GĐT ngày 09-10-2014 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về vụ án “Tranh chấp di sản thừa kế” tại Thành phố Hồ Chí Minh.

    06/2016/AL: Quyết định giám đốc thẩm số 100/2013/GĐT-DS ngày 12-8-2013 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về vụ án “Tranh chấp thừa kế” tại Hà Nội.

    07/2016/AL: Quyết định giám đốc thẩm số 126/2013/DS-GĐT ngày 23-9-2013 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về vụ án dân sự “Tranh chấp quyền sở hữu, sử dụng nhà” tại thành phố Hà Nội.

    08/2016/AL: Quyết định giám đốc thẩm số 12/2013/KDTM-GĐT ngày 16-5-2013 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về vụ án kinh doanh, thương mại “Tranh chấp về hợp đồng tín dụng” tại thành phố Hà Nội.

    09/2016/AL: Quyết định giám đốc thẩm số 07/2013/KDTM-GĐT ngày 15-3-2013 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về vụ án kinh doanh, thương mại “Tranh chấp về hợp đồng mua bán hàng hóa” tại tỉnh Bắc Ninh.

    10/2016/AL: Quyết định giám đốc thẩm số 08/2014/HC-GĐT ngày 19-8-2014 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về vụ án hành chính “Khiếu kiện Quyết định bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất” tại tỉnh Vĩnh Long.

    11/2017/AL: Quyết định giám đốc thẩm số 01/2017/KDTM-GĐT ngày 01-3-2017 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về vụ án kinh doanh, thương mại “Tranh chấp về hợp đồng tín dụng” tại thành phố Hà Nội

    12/2017/AL: Quyết định giám đốc thẩm số 14/2017/KDTM-GĐT ngày 06-6-2017 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về vụ án kinh doanh, thương mại “Tranh chấp về hợp đồng mua bán hàng hóa” tại tỉnh Quảng Trị 

    13/2017/AL: Quyết định giám đốc thẩm số 17/2016/KDTM-GĐT ngày 10-11-2016 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về vụ án kinh doanh, thương mại “Tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa” tại Thành phố Hồ Chí Minh

    14/2017/AL: Quyết định giám đốc thẩm số 02/2011/DS-GĐT ngày 17-01-2011 của Tòa Dân sự Tòa án nhân dân tối cao về vụ án “Yêu cầu hủy hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất” tại tỉnh Điện Biên 

    15/2017/AL: Quyết định giám đốc thẩm số 394/2012/DS-GĐT ngày 23-8-2012 của Tòa Dân sự Tòa án nhân dân tối cao về vụ án “Tranh chấp hợp đồng đổi đất” tại thành phố Hà Nội

    16/2017/AL: Quyết định giám đốc thẩm số 573/2013/DS-GĐT ngày 16-12-2013 của Tòa Dân sự Tòa án nhân dân tối cao về vụ án dân sự “Tranh chấp thừa kế tài sản” tại tỉnh Vĩnh Phúc

    Thực tế áp dụng án lệ trong xét xử sẽ nảy sinh một số bất cập như:

    Một, theo nội dụng Điều 8 Nghị quyết 03/2015 quy định thì việc áp dụng án lệ là có tính bắt buộc với các sự kiện đã được chọn làm án lệ. Tuy nhiên việc viện dẫn án lệ ở các Tòa án chưa đảm bảo nguyên tắc này.

    Ví dụ án lệ số 08/2016 phần khái quát án lệ “Khách hàng vay phải tiếp tục thanh toán cho Ngân hàng, tổ chức tín dụng khoản tiền nợ gốc chưa thanh toán, tiền lãi trên nợ gốc trong hạn (nếu có), lãi nợ quá hạn của số tiền gốc chưa thanh toán theo mức lãi suất mà các bên thỏa thuận trong hợp đồng cho đến khi thanh toán xong khoản nợ gốc này. Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc điều chỉnh mức lãi suất cho vay theo từng thời kỳ của ngân hàng, tổ chức tín dụng cho vay thì lãi suất mà khách hàng vay phải tiếp tục thanh toán theo quyết định của Tòa án cũng sẽ được điều chỉnh cho phù hợp với sự điều chỉnh lãi suất của Ngân hàng, tổ chức tín dụng cho vay.” (Nguồn: Báo Kiểm sát)

    Xem thêm: Án lệ Việt Nam và án lệ nước ngoài khác nhau như thế nào?

     

     

     
    18678 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #499226   10/08/2018

    Trên thực tế, án lệ được sử dụng rất linh hoạt và có thể xử được nhiều vụ mà luật, nghị định, thông tư chưa có quy định. Vừa rồi, mình cũng có tham gia một vụ về tranh chấp giữa công ty Sojitz của Nhật và công ty Việt Nam về vụ thanh toán chậm và lãi phát sinh. Áp dụng được án lệ 08 và 09, vụ này đòi được tiền nhanh chóng, và rõ ràng, chứ không bị nói là không có căn cứ nữa.

     
    Báo quản trị |  
  • #501567   06/09/2018

    anhkhoayentam
    anhkhoayentam
    Top 500
    Male
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/12/2015
    Tổng số bài viết (335)
    Số điểm: 2826
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 48 lần


    Áp dụng án lệ trong xét xử như thế nào mới phù hợp?

    Trộm cắp: phạt tù từ 3 tháng đến 3 năm. Cướp đường hay trộm có tổ chức, có bạo lực có dùng vũ khí để doạ nạt thì phạt tù từ 3 đến 10 năm.Cướp của mà có giết người có thể phạt đến tử hình.Lừa gạt, bội tín : phạt tù từ 3 tháng đến 5 năm. Đánh bị thương : phạt tù từ 3 tháng đến 5 năm. Đánh bị thương có tổ chức hoặc gây thành cố tật hay chết người có thể phạt đến 20 năm. Cố ý giết người : phạt tù từ 5 đến 20 năm : nếu có trường hợp giảm nhẹ thì có thể hạ xuống đến 1 năm ; giết có dự mưu có thể phạt đến tử hình.” Không cẩn thận hay không theo luật đi đường mà gây tai nạn làm người khác bị thương sẽ bị phạt tù từ 3 tháng đến 3 năm, nếu gây tai nạn làm chết người có thể bị phạt tù đến 10 năm.

    Ngoài ra đối với những tội tương tự với những tội ở trên đây, các Toà án có thể phạt theo như những tội ở trên. Đó là tinh thần của án lệ.

    Trong khi xét xử, khi áp dụng án lệ các Toà án cần phải thận trọng, không được máy móc và cũng không nên quá linh động để làm sai lạc tinh thần chính sách trừng trị của Chính phủ, mà phải tuỳ nơi tuỳ lúc có chủ trương trừng phạt cho đúng trong phạm vi đã quy định. Tuy nhiên càng về sau án lệ lại không được chính thức thừa nhận và áp dụng.

    Sau đó đã có đề án “Phát triển triển án lệ của Tòa án nhân dân tối cao” (ban hành theo Quyết định 74/QĐ-TANDTC ngày 31/10/2012), mục tiêu phát triển án lệ của TAND Tối cao nhằm nâng cao chất lượng bản án, quyết định của ngành Tòa án nói chung, đặc biệt là Quyết định Giám đốc thẩm của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao và các Tòa chuyên trách TAND Tối cao, góp phần đảm bảo việc áp dụng pháp luật đúng, thống nhất, từ đó đảm bảo sự bình đẳng của mọi tổ chức và công dân trước pháp luật. Đề án cũng xác định quan điểm chỉ đạo, hướng dẫn các tòa án áp dụng thống nhất pháp luật,

    Đồng thời nâng cao trách nhiệm của thẩm phán trong công tác xét xử tại phiên tòa cũng như tăng cường việc bồi dưỡng, đào tạo các chức danh tư pháp, bảo đảm các yêu cầu của cải cách tư pháp và đề ra một số giải pháp phát triển án lệ của TAND Tối cao, như kiến nghị xây dựng các văn bản qui phạm pháp luật là cơ sở pháp lý cho việc phát triển án lệ, cải tiến cách viết và thông qua các bản án, quyết định của tòa án, đặc biệt là Quyết định Giám đốc thẩm của TAND Tối cao. Tăng cường việc sử dụng án lệ trong thực tiễn xét xử, thành lập bộ phận chuyên trách để tuyển tập án lệ.

    Không ai phủ nhận được vai trò của án lệ trong thực tiễn xét xử vì thực tiễn cho thấy không hệ thống pháp luật nào có thể bao trùm hết mọi tình huống xã hội,  nên dùng án lệ bổ sung cho quy định pháp luật là cần thiết.Tuy nhiên, các chuyên gia về pháp lý đều cho rằng, để án lệ có “chỗ đứng” trong văn hóa pháp lý Việt Nam, ngoài việc thống nhất mô hình phát triển án lệ để phát huy những yếu tố tích cực của nó trong thực tiễn xét xử ở Việt Nam, thì cũng cần định hướng về đào tạo nghề luật sư và đổi mới tư duy pháp lý về án lệ cho thẩm phán, luật gia.

    Tuy nhiên, cũng có quan điểm không đồng tình với việc công nhận, áp dụng án lệ ở Việt Nam. Vì: Hệ thống pháp luật của nước ta không ngừng sửa đổi, bổ sung các quy định nên trong từng giai đoạn cụ thể thì chính sách pháp luật sẽ không còn giống nhau. Án lệ chính là pháp luật, nhưng để vận dụng phán quyết của bản án đó áp dụng cho vụ án sau, trong khi quy định của pháp luật luôn thay đổi. Mặt khác, với một nước theo hệ thống luật thành văn như nước ta thì Hiến pháp là đạo luật gốc, có giá trị pháp lý cao nhất. Khoản 2 Điều 103 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật;…” do vậy, không thể làm gì khác hơn.

    Về góc độ khoa học pháp lý, luật của chúng ta quy định ở dạng khung nên việc xét xử ở mỗi nơi, mỗi Tòa khác nhau là chuyện bình thường, vấn đề là không oan, sai người không có tội; bảo đảm lẽ công bằng cho đương sự là tốt. Nên việc áp dụng án lệ trong khi xét xử ở một nước như chúng ta thi các cấp lãnh đạo cần cân nhắc kỹ để làm thế nào việc xét xử trở nên chính xác, nhanh chóng nhất.

     
    Báo quản trị |  
  • #502132   14/09/2018

    vytran92
    vytran92
    Top 200
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/06/2016
    Tổng số bài viết (440)
    Số điểm: 3190
    Cảm ơn: 32
    Được cảm ơn 72 lần


    Việc áp dụng án lệ tại một số nước trên thế giới đã có từ lâu và diễn ra rất linh hoạt, phù hợp, góp phần giải quyết được những vụ việc, vụ án khó nhằn. Tại nước ta thì án lệ mới được ban hành và đưa vào áp dụng trong khoản thời gian cũng chưa phải là lâu, việc vận dụng án lệ để xử lý cần nhiều thời gian hơn nữa để trơn tru và linh hoạt.

     
    Báo quản trị |