Tóm tắt 12 "trọng án" sẽ hoàn thành điều tra, tuy tố, xét xử trong năm 2017

Chủ đề   RSS   
  • #452032 18/04/2017

    Dong_Bich
    Top 150
    Male
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/02/2017
    Tổng số bài viết (534)
    Số điểm: 15714
    Cảm ơn: 125
    Được cảm ơn 466 lần


    Tóm tắt 12 "trọng án" sẽ hoàn thành điều tra, tuy tố, xét xử trong năm 2017

     

    1. Vụ án “Cố ý làm trái quy định Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng
    Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng” xảy ra tại Ngân hàng TMCP xây dựng (VNCB), Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank), Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV)

    Lợi dụng nắm quyền chi phối vì nắm vị chức Chủ tịch HĐQT ngân hàng VNCB, Phạm Công Danh đã chỉ đạo cấp dưới thực hiện lập các hồ sơ khống để rút tiền của VNCB nhằm trả các khoản nợ cá nhân gây thiệt hại lên đến 15.370 tỉ đồng.

    Theo đó, Cơ quan điều tra đề nghị truy tố 7 bị can từng giữ các chức vụ tại VNCB với hai tội danh là “Cố ý làm trái quy định Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” và “Vi phạm quy định về cho hay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng”. 07 bị can bao gồm: Phạm Công Danh, Phan Thành Mai, Mai Hữu Khương, Hoàng Đình Quyết, Nguyễn Quốc Viễn, Phan Minh Tùng, Bạch Quốc Hà. Truy tố 04 bị can về tội “Cố ý làm trái quy định Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” bao gồm: Phạm Việt (Giám đốc công ty TNHH Dịch vụ và TM JSC An Phát), Trần Văn Bình (TGĐ Công ty Trug Dung), Nguyễn Thị Kim Vân (TGĐ Công ty Hương Việt) và Lê Công Thảo (Giám đốc trung tâm CNTT Ngân hàng VNCB). Ngoài ra, còn có 25 bị can khác bị đề nghị truy tố về tội vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng.

    Cụ thể những sai phạm của Phạm Công Danh và các bị can khác bao gồm như sau:

    - Rút tiền của VNCB chi cho hoạt động cá nhân với số tiền lên đến 12.058 dưới hình thức nâng cấp Corebanking, thuê trụ sở, ủy thác đầu tư. Tiến hành rút số tiền lên đến 5.190 tỉ đồng không có chữ kí của chủ tài khoản và số tiền 300 tỉ đồng không có hồ sơ vay vốn gây thiệt hại nghiêm trọng đến VNCB với số tiền 9.134.

    - Ngoài ra, Phạm Công Danh và các đồng phạm có liên quan còn rút tiền của Ngân hàng VNCB thông qua ba ngân hàng khác gồm Sacombank, TPbank và BIDV gây thiệt hại cho ngân hàng VNCB 6.236,1 tỷ đồng.

    Tính tới thời điểm hiện tại, Phạm Công Danh và các đồng phạm đã được đưa ra xét xử và đã có bản án phúc thẩm dành cho các bị cáo.

    Theo kết luận của bán án phúc thẩm 25 bị cáo và 27 người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan vãn giữ nguyên toàn bộ bản án sơ thẩm của TAND TP.HCM.

    Theo đó, bị cáo Phạm Công Danh lãnh án 20 năm tù về tội vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng; 18 năm tù cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. Tổng hợp hình phạt đối với bị cáo Danh là 30 năm tù.

    Cùng hai tội danh nêu trên, bị cáo Phan Thành Mai (nguyên tổng giám đốc VNCB) cũng bị tuyên y án 22 năm tù; Mai Hữu Khương (nguyên thành viên HĐQT VNCB) 20 năm tù; Hoàng Đình Quyết (nguyên phó giám đốc VNCB chi nhánh Sài Gòn) 19 năm tù.

     

    2. Vụ án “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

    Liên quan đến vụ án của Phạm Công Danh, một số cán bộ của Ngân hàng Nhà nước cũng phải chịu liên đới trách nhiệm.

    Cụ thể, 4 người phải chịu trách nhiệm trong vụ án Phạm Công danh đó là 4 cán bộ giám sát của Ngân hàng Nhà nước đặt tại VNCB bao gồm Hà Tấn Phước, Lê Văn Thanh, Phạm Thế Tuân và Ngô Văn Thanh.

     

    3. Vụ án Cố ý làm trái quy định Nhà nước về quản lý kinh tế, gây hậu quả nghiêm trọng của Phạm Thị Trang

    Đây cũng là một vụ án liên đới trách nhiệm trong “đại án” Phạm Công Danh. Theo những tình tiết tại phiên tòa xét xử, Phạm Thị Trang là “người tình” của Phạm Công Danh, hai người có mối quan hệ tình cảm.

    Theo kết luận của HĐXX, bà Trang là người tự xưng là Phó giám đốc của VNCB để tìm kiếm những khách hàng lớn cho ngân hàng này, trong đó có nhóm của Trần Ngọc Bích. Công ty An Phát cũng là đối tượng được bà Trang giới thiệu cho Phạm Công Danh tiến hành lập hồ sơ khống.

    Ngoài ra bà Trang có hành vi giúp sức cho Phạm Công Danh và các đồng phạm rút 5.490 tỉ đồng trong tình trạng hồ sơ không có chữ ký của chủ tài khoản.

     

    4. Vụ án của Hoàng Văn Toàn tại Ngân hàng Đại Tín

    Hoàng Văn Toàn đã bị bắt vì tội “Cố ý làm trái quy định nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng” theo quy định tại Điều 231 Bộ luật hình sự 1999.

    Ngân hàng Nhà nước đã có kết luận, Hứa Thị Phấn, Hoàng Văn Toàn, Trần Sơn Nam với việc nắm giữ 85% cổ phần của Ngân hàng Đại Tín đã thao túng toàn bộ hoạt động của Ngân hàng này nhằm phục vụ cho bà Phấn và các công ty sân sau tiến hành rút ruột ngân hàng này.

     

    5. Vụ án của Hứa Thị Phấn tại Ngân hàng Đại Tín

    Bà Phấn là người nắm giữ 84,92% cổ phần tại Ngân hàng Đại Tín. Lợi dụng vị thế của mình, bà “cấu kết” với Hoàng Văn Toàn và Trần Sơn Nam rút ruột Ngân hàng Đại tín thông qua các hoạt động đầu tư, mua bất động sản.

    Bà dùng thửa đất nông nghiệp trị giá 200.000 đồng/m2 và kê khống lên với giá trị 32 triệu đồng/m2. Nhờ những người thân, họ hàng của mình đứng tên vay tiền ở Ngân hàng Đại Tín với số tiền khoảng 3.581 để đầu tư trái phép vào các dự án bất động sản, sau đó bà Phấn dùng chính số tiền này phục vụ cho mục đích cá nhân.

    Cũng với “bàn tay ma thuật” của mình, bà Phấn đã chỉ đạo đầu tư 330 tỷ đồng vào 2 dự án: The Star City và Go – Go City tại huyện Nhà Bè (TP.HCM) do Công ty TNHH Địa ốc Lam Giang (công ty con do bà Phấn lập ra) làm chủ đầu tư. Được biết, 2 dự án The Star City và Go – Go City tại huyện Nhà Bè vẫn chỉ là bãi đất trống. NH Đại Tín tạm ứng tiền công đoàn 135 tỷ lại để góp vốn với chính Công ty Lam Giang của bà Phấn. NH Đại Tín tạm ứng cho Công ty chứng khoán Đại Việt (có vốn góp của nhóm bà Phấn) 200 tỷ đồng, 700 tỷ đồng là số tiền bà Phấn, Hoàng Văn Toàn mang đi gửi tại các tổ chức khác cũng chưa thu hồi được.

    Ngoài ra bà Phấn còn vi phạm nhiều vấn đề khác trong lĩnh vực đầu tư bất động sản thông qua Ngân hàng Đại Tín.

     

    6. Vụ án về sai phạm của Vinaconex

    Những bị can bao gồm:

    Hoàng Thế Trung - nguyên giám đốc, Nguyễn Văn Khải - nguyên phó giám đốc của Ban quản lý dự án hệ thống cấp nước Sông Đà – Hà Nội. Trương Trần Hiển, Trần Cao Bằng, Vũ Thanh Hải, Đỗ Đình Trí, Nguyễn Biên Hùng, Hoàng Quốc Thống, Bùi Minh Quân (giữ những chức vụ quan trọng tại Vinaconex, Viwase)

    Theo cáo trạng, Dự án nước Sông Đà – Hà Nội do Vinaconex làm chủ đầu tư với mức vốn khoảng 1.450 tỉ đồn, tuy nhiên trong quá trình vận hành đã bị vỡ ống nước 14 lần, với 18 đường ống bị phá vỡ khiến doanh nghiệp khai thác phải chi hơn 13 tỉ đồng để tiến hành sửa chữa.

    Vì bị vỡ ống nhiều lần, khiến quá trình cung cấp nước sinh hoạt cho 177 nghìn hộ dân tại TP Hà Nội bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

    Kết quả điều tra cho thấy, nguyên nhân gây ra sự cố là do chất liệu của đường ống dẫn nước không đảm bảo yêu cầu thiết kế. Độ bền không đạt tiêu chuẩn.

    Sau quá trình điều tra, các cơ quan chức năng xác định các thành viên HĐQT Vinaconex có dấu hiệu phạm tội hình sự. Tuy nhiên vì nhiều lý do, những bị can này không bị khởi tố hình sự.

     

    7. Vụ án Tham ô tài sản, Lợi dụng chức vụ, quyền hạn khi thi hành công vụ, cố ý làm trái quy định Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng tại Công ty TNHH MTV đầu tư và phát triển nông nghiệp Hà Nội (Hadico)

    Ông Phan Minh Nguyệt:  cựu Chủ tịch Hội đồng thành viên - Tổng giám đốc Công ty Hadico, nguyên Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thông Hà Nội và 05 bị can khác.

    Khi giữ chức Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thông Hà Nội, trong các năm 2011 đến năm 2013 khi còn nắm giữ cương vị Chủ tịch hội đồng thành viên – Tổng giám đốc Hadico ông Nguyệt đã thu và sử dụng 03 nguồn tiền để ngoài sổ sách kế toán, gây thiệt hại cho công ty Hadico và các cá nhân khác số tiền lên đến 22,4 tỷ đồng.

    Các bị can Đỗ Văn Hảo, cựu Phó tổng giám đốc Công ty Hadico; Đặng Thị Thanh Tâm (Giám đốc Chi nhánh Công ty TNHH MTV Đầu tư và Phát triển Nông nghiệp Hà Nội - Xí nghiệp vườn quả du lịch Từ Liêm); Dương Thị Chính (Kế toán trưởng Chi nhánh Công ty TNHH MTV Đầu tư và phát triển Nông nghiệp Hà Nội - Xí nghiệp vườn quả du lịch Từ Liêm) bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ.

     

    8. Vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản tại Housing Group

    Bà Châu Thị Thu Nga (Chủ tịch HĐQT) cùng đồng phạm bị khởi tố về 2 vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Trong đó. Bà Nga được xác định là chủ mưu.

    Theo kết quả điều tra, từ năm 2008 đến thời điểm khởi tố vụ án, dự án xây dựng khu nhà CT5 và HH2 tại Cầu Diễn, Hà Nội chưa được chính quyền TP Hà Nội phê duyệt và cấp phép xây dựng. Nhưng bà Nga đã cấu kết với các đối tượng để tự lập mô hình, ký hiệu… để ký kết 752 hợp đồng góp vốn và thu 377 tỷ đồng của các nhà đầu tư.

    Ngoài ra, bà Nga khai nhận đã chi 1.5 triệu USD cho một doanh nghiệp vàng, bạc đa quý tại Hà Nội để nhờ lo các thủ tục để bà Nga ứng cứ Đại biểu Quốc hội, tuy nhiên doanh nghiệp này đã phủ nhận.

     

    9. Sai phạm của cán bộ công ty cho thuê tài chính, Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam

    Ông Bùi Văn Khen (Nguyên giám đốc công ty BLC Hà Nội), Nguyễn Việt Hưng (Trưởng phòng kinh doanh) bị khởi tố vị tội “cố ý làm trái quy định nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”.

    BLC Hà Nội đã chấp thuận cho công ty Xi măng Lào Cai số tiền là 11,8 tỉ đồng khi chủ đầu tư không có khả năng thanh toán dưới dự chỉ đạo của 2 bị can trên.

     

    10. Vụ án Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng xảy ra tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Chi nhánh Tây Sài Gòn và Công ty TNHH Đầu tư thương mại giao dịch xuất nhập khẩu Thiện Linh.

    Ông Huỳnh Công Thiện, Giám đốc công ty TNHH Thiện Linh bị khởi tối vì tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

    Ông Hoàng Thái Hà, Nguyên Trưởng phòng khách hàng BIDV chi nhánh Tây Sài Gòn bị bắt vì tội vi phạm quy định cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng.

    Ngoài ra còn có Hoàng Thị Bích Hồng cũng bị khởi tố.

    Theo kết quả điều tra ban đầu, ông Thiện đã ký hợp đồng vay vốn với BIDV chi nhánh Tây Sài Gòn để đầu tư. Tuy nhiên do quá trình đầu tư thua lỗ nên ông Thiện mới thành lập thêm 02 công ty là công ty Thúy Hà và công ty Thiện Thành, sau đó lập phương án kinh doanh, giả chữ ký người đại diện pháp luật để vay BIDV với sô tiền 104 tỉ đồng.

    Sau đó, dùng số tiền này vào việc riêng và đã mất khả năng chi trả. Để thực hiện trót lọt hai hợp đồng vay này, ông Thiện đã nhận được sự giúp sức của cán bộ BIDV Tây Sài Gòn.

     

    11. Vụ án Lạm quyền trong khi thi hành công vụ xảy ra tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi nhánh 6 TP.HCM.

    Ông Dương Thanh Cường (Nguyên Giám đốc công ty xây dựng Tấn Phát) thành lập nhiều công ty khác để dùng tư cách pháp nhân của các công ty này tiến hành vay vốn ngân hàng với số tiền lên đến 170 tỉ đồng của Agribank Chi nhánh 6 để tiến hành đầu tư.

    Ông Cường chỉ đạo ông Lê Thành Tuấn (Nguyên phó giám đốc) thế chấp 03 quyền sử dụng đất, và 23 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vay 628 tỉ đồng để tiếp tục đầu tư.

    Số tài sản thế chấp này được Agribank chi nhánh 6 cho mượn lại để hoàn tất thủ tục tuy nhiên đã không trả lại mà tiếp tục sử dụng để đi vay  hàng trăm tỉ đồng khác. Sau đó ông Cường mới dùng 13 tài sản khác để bù vào số tài sản thế chấp kể trên.

    Các dự án của ông Cường chưa được cấp phép, tài sản thế chấp không đủ điều kiện đảm bảo nhưng giám đốc chi nhánh Agribank 6 (Ông Hồ Đăng Trung) và cấo dưới vẫn tiến hành thông qua thủ tục cho vay khiến Agribank thiệt hại hàng nghìn tỉ đồng.

     

    12. Vụ án Đưa hối lộ và Nhận hối lộ xảy ra tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi nhánh 7 TP.HCM.

    Từ năm 2009 đến năm 2011, Phạm Đình Thắng và Dương Thị Kim Luyến đã có hành vi gian dối trong việc lập hồ sơ vay vốn. nâng khống vốn điều lệ, lập khống báo cáo tài chính nhằm nâng lợi nhuận sau thuế, lập phương án kinh doanh khống… tất cả nhằm mục đích được vay vốn ngân hàng.

    Số tiền vay được không phục vụ vào mục đích kinh doanh mà đi mua tài sản cố định và đầu tư khác…

    Phạm Văn Cử (Giámn đốc Agribank 7) đã chỉ đạo cấp dưới là Kiều Đình Thọ và Đỗ Thị Thu Hà tiếp nhận hồ sơ vay vốn của công ty Mai Khôi khi hồ sơ không đúng quy định, định giá tài sản đảm bảo không đúng quy định, không kiểm soát việc sử dụng vốn của công ty Mai Khôi, cho công ty Mai Khôi vay tiền để đảo nợ.

    Sau khi đưa ra xét xử sơ thẩm, HĐXX đã có bản án với các hình phạt như sau:

    Phạm Văn Cử 20 năm tù;

    Kiều Đình Thọ (nguyên Trưởng phòng Kế hoạch kinh doanh) 16 năm tù;

    Đỗ Thị Thu Hà (nguyên Phó phòng Kế hoạch kinh doanh) 9 năm tù, cùng phạm tội “Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng,”

    Nhóm bị cáo Phạm Trịnh Thắng ( Chủ tich HĐTV Công ty Mai Khôi) lĩnh mức án tù chung thân;

    Dương Thị Kim Luyến (vợ Thắng, nguyên Giám đốc Công ty Mai Khôi) 20 năm tù và 4 bị cáo giúp sức cho vợ chồng Thắng là Hoàng Văn Binh nhận 12 năm tù; Ngô Thị Thanh Mai 7 năm tù; Dương Công Kiên 8 năm tù và Huỳnh Trường Huy 8 năm tù, cùng tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.”

    Cập nhật bởi Dong_Bich ngày 18/04/2017 01:39:07 CH

    Đây là chữ ký

     
    7286 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Dong_Bich vì bài viết hữu ích
    trang_u (22/04/2017)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #452339   22/04/2017

    trang_u
    trang_u
    Top 25
    Female
    Đại học

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/11/2015
    Tổng số bài viết (2972)
    Số điểm: 44888
    Cảm ơn: 1413
    Được cảm ơn 1718 lần


    Dân Luật có chuyên mục Magazine về nội dung này:

    Các bạn có thể tham khảo tại đây nhé https://danluat.thuvienphapluat.vn/magazine/tom-tat-12-trong-an-se-hoan-thanh-dieu-tra-truy-to-xet-xu-trong-nam-2017-15.html 

     
    Báo quản trị |  
  • #452391   23/04/2017

    longofs
    longofs
    Top 500
    Male


    Bà Rịa - Vũng Tàu, Việt Nam
    Tham gia:21/02/2017
    Tổng số bài viết (165)
    Số điểm: 1890
    Cảm ơn: 21
    Được cảm ơn 47 lần


    Điểm chung dễ dàng nhận thấy của các trọng án hành vi là chiếm đoạt tài sản của Nhà nước. Mà với mức chiếm đoạt lên tới hàng nghìn tỷ thì khó tránh khỏi khung hình phạt cao nhất là tử hình. Đúng là đại án.

     
    Báo quản trị |