Tội đánh bạc qua mạng sẽ bị xử lý như thế nào?

Chủ đề   RSS   
  • #581523 20/03/2022

    Tội đánh bạc qua mạng sẽ bị xử lý như thế nào?

    Tội phạm luôn là một trong các vấn đề quan tâm của xã hội, tình trạng tội phạm ngày càng biến đổi tinh vi khôn lường. Luật pháp luôn phải thay đổi để áp dụng và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật một cách nghiêm minh và triệt để nhất. Thời đại 4.0 công nghệ ngày càng phát triển kéo theo các thành phần lạm dụng sự phát triển công nghệ để phạm tội. Điển hình nhất là các vụ án đánh bạc qua mạng đang là vấn đề nan giải của cơ quan nhà nước. Đã có một số các vụ việc đánh bạc qua mạng hết sức nguy hiểm đã được cơ quan nhà nước phát hiện và xử lý. Tuy nhiên vẫn chưa triệt để và hình thức đánh bạc qua mạng vẫn còn ẩn náu dưới vỏ bọc của các hình thức khác. Như vậy đánh bạc qua mạng là gì, được quy định trong pháp luật như thế nào và sẽ được xử lý ra sao thì sẽ được ACC giải đáp cụ thể ở bài viết dưới đây.

    Căn cứ Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017), Luật an ninh mạng 2018, Nghị định 167/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành trong lĩnh vực an ninh, trật tự; phòng chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; phòng chống bạo lực gia đình.

    1. Đánh bạc qua mạng là gì?

    Căn cứ quy định Bộ luật hình sự 2015 (sđbs 2017) tại Điều 321 về tội đánh bạc có quy định người nào đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào mà được thu bằng tiền hay hiện vật có giá theo quy định cụ thể tại điều luật này thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. 

    Và căn cứ Điểm c Khoản 2 Điều 321 quy định về tội đánh bạc qua mạng bằng hình thức sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội. Như vậy, theo quy định tại điểm này tội đánh bạc qua mạng được giải thích cụ thể qua các hình thức như sử mạng internet để đánh bạc, mạng máy tính hay phương tiện điện tử đều sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự và bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.

    2. Cấu thành tội phạm tội đánh bạc qua mạng.

    2.1. Mặt khách thể của tội phạm.

    Khách thể của tội đánh bạc qua mạng xâm phạm đến trật tự an toàn công cộng, an ninh xã hội. Thông qua hình thức sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội. 

    2.2. Mặt chủ thể của tội phạm.

    Chủ thể của tội đánh bạc qua mạng là bất kỳ ai mà đáp ứng đủ điều kiện là những người có đủ năng lực trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật Hình sự và đạt độ tuổi do luật định từ đủ 16 tuổi trở lên.

    2.3. Mặt khách quan của tội phạm.

    Mặt khách quan của tội này là người nào có hành vi sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử để đánh bạc bất kỳ hình thức nào qua mạng mà được thua bằng tiền hay hiện vật. Và đáp ứng điều kiện về số tiền tối thiểu hoặc tối đa theo quy định của pháp luật.

    2.4. Mặt chủ quan của tội phạm.

    Mặt chủ quan của tội đánh bạc qua mạng là người biết rõ hành vi của mình là trái pháp luật. Có nhận thức rõ ràng về hành vi của mình gây nguy hiểm cho xã hội, gây ra thiệt hại cho cộng đồng tuy nhiên vẫn cố ý muốn thực hiện vì lợi ích bản thân. Người phạm tội này với lỗi cố ý trực tiếp.

    3. Xử phạt đối với tội đánh bạc qua mạng.

    3.1. Xử phạt vi phạm hành chính.

    Theo quy định tại Khoản 3 Điều 321 Bộ luật Hình sự 2015 (sđbs 2017) thì tội đánh bạc qua mạng sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng. 

    Ngoài ra theo quy định tại Nghị định 15/2020/NĐ-CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử. Theo nghị định trên tại Điểm d Điều 101 vi phạm các quy định về trách nhiệm sử dụng dịch vụ mạng xã hội có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng về hành vi Cung cấp, chia sẻ thông tin bịa đặt, gây hoang mang trong Nhân dân, kích động bạo lực, tội ác, tệ nạn xã hội, đánh bạc hoặc phục vụ đánh bạc. 

    Theo Điều 26 Nghị định 167/103/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống, chống bạo lực gia đình về xử phạt hành chính đối với hành vi đánh bạc trái phép như sau: đối với các hành vi mua các số lô, số đề thì sẽ bị cảnh cáo, hoặc sẽ bị phạt tiền với số tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng. Và sẽ bị phạt từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi đánh bạc quy định theo Khoản 2 điều này. Ngoài ra sẽ có hình thức phạt bổ xung như tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và tịch thu tiền… theo Khoản 6 Điều này.

    Như vậy, về mức xử phạt hành chính đối với tội đánh bạc qua mạng này có thể lên đến 50.000.000 đồng.  

    3.2. Xử phạt hình sự.

    Theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015 (sđbs 2017) thì hành vi đánh bạc trái phép dưới bất cứ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 5.000.000 đồng, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc hành vi quy định tại Điều 322 của Bộ luật Hình sự về tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc hoặc bị kết án về tội này hoặc tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc,chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

    Ngoài ra hình thức đánh bạc qua mạng cụ thể qua việc sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội được quy định tại Điểm c khoản 2 điều 321 và mức phạt cho tội này được quy định là phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.

    Như vậy thì hành vi đánh bạc qua mạng trái phép sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự và có thể bị phạt tù lên đến 07 năm.

     
    887 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #583531   30/04/2022

    Tội đánh bạc qua mạng sẽ bị xử lý như thế nào?

    Cám ơn bạn đã thông tin! Theo căn cứ theo quy định Điều 28 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về xử lý hành chính với hành vi đánh bạc trái phép như sau:

    1. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi mua các số lô, số đề.

    2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

    a) Đánh bạc trái phép bằng một trong các hình thức như xóc đĩa, tá lả, tổ tôm, tú lơ khơ, tam cúc, 3 cây, tứ sắc, đỏ đen, cờ thế, binh ấn độ 6 lá, binh xập xám 13 lá, tiến lên 13 lá, đá gà, tài xỉu hoặc các hình thức khác với mục đích được, thua bằng tiền, tài sản, hiện vật;

    b) Đánh bạc bằng máy, trò chơi điện tử trái phép;

    c) Cá cược trái phép trong hoạt động thi đấu thể thao, vui chơi giải trí hoặc các hoạt động khác.

    3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

    a) Nhận gửi tiền, cầm đồ, cho vay trái phép tại sòng bạc, nơi đánh bạc khác;

    b) Bán số lô, số đề, bảng đề, ấn phẩm khác cho việc đánh lô, đề, giao lại cho người khác để hưởng hoa hồng;

    c) Giúp sức, che giấu việc đánh bạc trái phép;

    d) Bảo vệ các điểm đánh bạc trái phép;

    đ) Chủ sở hữu, người quản lý máy trò chơi điện tử, chủ cơ sở kinh doanh, người quản lý cơ sở kinh doanh trò chơi điện tử hoặc các cơ sở kinh doanh, dịch vụ khác thiếu trách nhiệm để xảy ra hoạt động đánh bạc ở cơ sở do mình quản lý.

    4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi tổ chức đánh bạc sau đây:

    a) Rủ rê, lôi kéo, tụ tập người khác để đánh bạc trái phép;

    b) Dùng nhà, chỗ ở, phương tiện, địa điểm khác của mình hoặc do mình quản lý để chứa chấp việc đánh bạc;

    c) Đặt máy đánh bạc, trò chơi điện tử trái phép;

    d) Tổ chức hoạt động cá cược ăn tiền trái phép.

    5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi tổ chức đánh đề sau đây:

    a) Làm chủ lô, đề;

    b) Tổ chức sản xuất, phát hành bảng đề, ấn phẩm khác cho việc đánh lô, đề;

    c) Tổ chức mạng lưới bán số lô, số đề;

    d) Tổ chức cá cược trong hoạt động thi đấu thể dục thể thao, vui chơi giải trí hoặc dưới các hoạt động khác để đánh bạc, ăn tiền.

    6. Hình thức xử phạt bổ sung:

    a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại khoản 1; khoản 2; các điểm a và b khoản 3; các điểm b, c và d khoản 4 và khoản 5 Điều này;

    b) Đình chỉ hoạt động từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi quy định tại điểm đ khoản 3 Điều này;

    c) Trục xuất người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này.

    7. Biện pháp khắc phục hậu quả:

    Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 1; khoản 2; các điểm a và b khoản 3; các điểm b, c và d khoản 4 và khoản 5 Điều này.

     
    Báo quản trị |