Tội bắt giữ người trái phép bị xử lý thế nào?

Chủ đề   RSS   
  • #615093 10/08/2024

    motchutmoingay24
    Top 75
    Lớp 10

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:16/03/2024
    Tổng số bài viết (912)
    Số điểm: 14595
    Cảm ơn: 19
    Được cảm ơn 308 lần


    Tội bắt giữ người trái phép bị xử lý thế nào?

    Việc bắt giữ người trái phép là một hành vi vi phạm nghiêm trọng pháp luật, xâm phạm quyền con người. Vậy hành vi này sẽ phải đối mặt với những hậu quả pháp lý nào? 

    (1) Các yếu tố cấu thành tội bắt giữ người trái phép

    Tội bắt giữ người trái phép được quy định tại Điều 157 Bộ Luật Hình sự 2015 với tên gọi là “Tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật”. Theo đó, các yếu tố cấu thành Tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật bao gồm:

    Mặt khách quan:

    - Hành vi: Bao gồm các hành vi trực tiếp khống chế, hạn chế sự tự do đi lại, cư trú của người khác như: bắt giữ, giam giữ, còng tay, nhốt vào phòng, cản trở việc di chuyển,...

    - Kết quả: Việc thực hiện hành vi trên đã xâm phạm trực tiếp đến quyền tự do cá nhân của người khác, gây ra những hậu quả nghiêm trọng về tinh thần, thể chất và danh dự của nạn nhân.

    Khách thể: 

    - Khách thể trực tiếp: Quyền tự do cá nhân của người bị hại. Đây là quyền cơ bản của con người được pháp luật bảo vệ.

    - Khách thể gián tiếp: Trật tự xã hội, an ninh quốc gia.

    Mặt chủ quan: 

    Người phạm tội thực hiện hành vi này với lỗi cố ý vì người phạm tội ý thức được hành vi của mình sẽ xâm phạm đến quyền tự do của người khác và muốn gây ra hậu quả đó.

    Chủ thể: 

    Bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự: Từ cá nhân đến tổ chức, nếu thực hiện hành vi bắt, giữ, giam người trái pháp luật đều có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

    (2) Mức xử phạt đối với tội bắt giữ người trái phép

    Theo quy định tại Điều 157 Bộ Luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017), người nào bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 153 và Điều 377 của Bộ Luật Hình sự 2015, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

    Bên cạnh đó, người nào phạm tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật mà thuộc các trường hợp sau đây sẽ bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

    - Có tổ chức;

    - Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

    - Đối với người đang thi hành công vụ;

    - Phạm tội 02 lần trở lên;

    - Đối với 02 người trở lên;

    - Đối với người dưới 18 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ;

    - Làm cho người bị bắt, giữ, giam hoặc gia đình họ lâm vào hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn;

    - Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của người bị bắt, giữ, giam mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60

    Ngoài ra, người phạm tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật mà làm người bị bắt, giữ, giam chết hoặc tự sát; có hành vi tra tấn, đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục nhân phẩm của người bị bắt, giữ, giam hoặc gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của người bị bắt, giữ, giam mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên thì khung hình phạt sẽ tăng thành bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm.

    Cuối cùng, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

    (3) Nhóm cựu cán bộ Công an Hà Nội bắt giữ người trái phép ở Đà Nẵng

    Tòa án Nhân dân Thành phố Đà Nẵng vừa tuyên án phạt đối với nhóm 05 bị cáo phạm tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn bắt giữ người trái pháp luật và chiếm đoạt tài sản.

    Cả 05 bị cáo đều là cựu cán bộ của Công an quận Đống Đa (TP. Hà Nội) vào Đà Nẵng để bắt giữ người trái pháp luật và chiếm đoạt tài sản của người bị bắt giữ.

    Theo cáo trạng, Công an quận Đống Đa nhận được đơn tố cáo tội phạm của người dân về việc bị lừa đảo qua mạng bởi một người ở TP. Đà Nẵng. Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an quận Đống Đa đã chỉ đạo chuyển đơn này đến Công an TP. Đà Nẵng để giải quyết theo thẩm quyền.

    Tuy nhiên, nhóm bị cáo vì động cơ cá nhân đã không chuyển đơn tố giác đến Công an TP. Đà Nẵng theo ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Công an quận Đống Đa mà tự ý lập kế hoạch đề xuất lập Tổ công tác vào Đà Nẵng.

    Nhóm bị cáo vào đến Đà Nẵng và tìm gặp được người bị tố giác trong đơn trước đó, nhóm này đã khống chế và bắt, giữ trái phép đối với 03 người trong khách sạn gần đó. Trong quá trình bắt giữ, cả 03 người bị bắt bị hạn chế quyền công dân và mọi sinh hoạt đều bị giám sát.

    03 người trong nhóm bị cáo còn lấy vàng của người bị bắt giữ và đem bán thu lại 360 triệu đồng, thống nhất chia nhau mỗi người 100 triệu đồng, 60 triệu đồng dùng để chi tiêu chung.

    Sau đó 01 người trong nhóm bị bắt đã bỏ trốn và trình báo với Công an TP. Đà Nẵng.

    Tòa án Nhân dân TP. Đà Nẵng đã tuyên án đối với nhóm 05 bị cáo với các tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn bắt giữ người trái pháp luật và lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản.

     
    78 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận