Toàn văn điểm mới Nghị định 22/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật sở hữu trí tuệ

Chủ đề   RSS   
  • #485742 27/02/2018

    nguyenanh1292
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2014
    Tổng số bài viết (3079)
    Số điểm: 68071
    Cảm ơn: 576
    Được cảm ơn 4262 lần


    Toàn văn điểm mới Nghị định 22/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật sở hữu trí tuệ

    Chính phủ vừa ban hành Nghị định 22/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật sở hữu trí tuệ và Luật sửa đổi, bổ sung Luật sở hữu trí tuệ, có hiệu lực từ ngày 10/04/2018 và thay thế Nghị định 100/2006/NĐ-CPNghị định 85/2011/NĐ-CP.

    Để phục vụ cho công tác học tập, nghiên cứu và cả ứng dụng, sau đây, là bài viết Toàn văn điểm mới Nghị định 22/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật sở hữu trí tuệ và Luật sửa đổi, bổ sung Luật sở hữu trí tuệ.

    Bài viết được chia thành 6 phần tương ứng với mỗi Chương của Nghị định 22/2018/NĐ-CP:

    Chương I: Những quy định chung

    Chương II: Quyền tác giả

    Chương III: Quyền liên quan

    Chương IV: Đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan

    Chương V: Tổ chức đại diện tập thể, tổ chức tư vấn, dịch vụ quyền tác giả, quyền liên quan

    Chương VI: Điều khoản thi hành

     
    11787 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #485747   27/02/2018

    nguyenanh1292
    nguyenanh1292
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2014
    Tổng số bài viết (3079)
    Số điểm: 68071
    Cảm ơn: 576
    Được cảm ơn 4262 lần


    Chương I: Những quy định chung

    1. Không còn hướng dẫn Bộ luật dân sự như trước

    Theo đó, Nghị định 22/2018/NĐ-CP chỉ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sở hữu trí tuệ năm 2009 về quyền tác giả, quyền liên quan.

    (Căn cứ Điếu 1 Nghị định 22/2018/NĐ-CP)

    2. Mở rộng đối tượng áp dụng

    Không chỉ áp dụng đối với tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến quyền tác giả, quyền liên quan mà còn áp dụng đối với tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, người biểu diễn, chủ sở hữu quyền liên quan theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ và cơ quan có thẩm quyền quản lý nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan.

    (Căn cứ Điếu 2 Nghị định 22/2018/NĐ-CP)

    3. Làm rõ, bổ sung một số thuật ngữ pháp lý

    - Tác phẩm khuyết danh: không chỉ là tác phẩm không có tên tác giả mà còn tác phẩm chưa có tên tác giả.

    - Bản sao của tác phẩm là bản sao chép trực tiếp hoặc gián tiếp một phần hoặc toàn bộ tác phẩm bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào.

    - Bản ghi âm, ghi hình là bản định hình các âm thanh, hình ảnh của cuộc biểu diễn hoặc các âm thanh, hình ảnh khác, hoặc việc định hình sự tái hiện lại các âm thanh, hình ảnh không phải dưới hình thức định hình gắn với tác phẩm điện ảnh hoặc tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự.

    - Bản sao bản ghi âm, ghi hình là bản sao chép trực tiếp hoặc gián tiếp một phần hoặc toàn bộ bản ghi âm, ghi hình bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào

    - Tái phát sóng là việc truyền dẫn phát sóng lại hoặc tiếp sóng chương trình của một tổ chức phát sóng.

    - Tín hiệu vệ tinh mang chương trình đã được mã hóa là tín hiệu vệ tinh mang chương trình được truyền đi mà một trong hai đặc tính âm thanh, hình ảnh hoặc cả hai đặc tính này đã được biến đổi, thay đổi nhằm mục đích ngăn cản những người không có thiết bị giải mã tín hiệu vệ tinh hợp pháp thu trái pháp chương trình truyền trong tín hiệu đó.

    - Nhuận bút là khoản tiền do bên sử dụng tác phẩm trả cho tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả trong trường hợp chủ sở hữu quyền tác giả không đồng thời là tác giả.

    - Thù lao là khoản tiền do bên sử dụng tác phẩm trả cho chủ sở hữu quyền tác giả; bên sử dụng cuộc biểu diễn trả cho người biểu diễn hoặc chủ sở hữu cuộc biểu diễn.

    - Quyền lợi vật chất khác là các lợi ích vật chất mà tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan được hưởng ngoài tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất như việc nhận giải thưởng, nhận sách biếu khi xuất bản, nhận vé mời xem chương trình biểu diễn, trình chiếu tác phẩm điện ảnh, trưng bày, triển lãm tác phẩm.

    (Căn cứ Điếu 3 Nghị định 22/2018/NĐ-CP)

    4. Chính sách của Nhà nước vể quyền tác giả, quyền liên quan

    Làm rõ các chính sách sau:

    - Ưu tiên đầu tư, ứng dụng khoa học và công nghệ trong việc bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan.

    - Đẩy mạnh truyền thông nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật về quyền tác giả, quyền liên quan. Tăng cường giáo dục kiến thức về quyền tác giả, quyền liên quan trong nhà trường và các cơ sở giáo dục khác phù hợp với từng cấp học, trình độ đào tạo.

    Bổ sung chính sách sau:

    Huy động các nguồn lực của xã hội đầu tư nâng cao năng lực hệ thống bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội và hội nhập quốc tế.

    (Căn cứ Điếu 4 Nghị định 22/2018/NĐ-CP)

    5. Trách nhiệm và nội dung quản lý nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan

    Bổ sung một số nhiệm vụ sau đây:

    Đối với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch:

    - Quản lý, khai thác quyền tác giả đối với tác phẩm, quyền liên quan đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng thuộc về sở hữu nhà nước; nhận chuyển giao quyền tác giả của tổ chức, cá nhân cho nhà nước theo quy định của pháp luật.

    - Quản lý hoạt động của các tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan, tổ chức tư vấn, dịch vụ quyền tác giả, quyền liên quan.

    Làm rõ nhiệm vụ đối với UBND cấp tỉnh trong việc thực hiện quản lý nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan tại địa phương:

    - Tổ chức các hoạt động bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan tại địa phương; thực hiện các biện pháp bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nhà nước, tổ chức, cá nhân về quyền tác giả, quyền liên quan.

    - Thanh tra, kiểm tra, xử lý theo thẩm quyền các khiếu nại, tố cáo, vi phạm các quy định pháp luật về quyền tác giả, quyền liên quan tại địa phương.

    - Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.

    (Căn cứ Điếu 5 Nghị định 22/2018/NĐ-CP)

    (Còn tiếp…)

     
    Báo quản trị |  
  • #491209   07/05/2018

    nguyenanh1292
    nguyenanh1292
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2014
    Tổng số bài viết (3079)
    Số điểm: 68071
    Cảm ơn: 576
    Được cảm ơn 4262 lần


    Chương II: Quyền tác giả

    6. Bãi bỏ việc liệt kê các đối tượng được xem là tác giả

    Việc bãi bỏ này nhằm tránh sự thiếu sót.

    (Căn cứ Khoản 1 Điều 6 Nghị định 22/2018/NĐ-CP)

    7. Bổ sung khái niệm đồng tác giả là gì?

    Đồng tác giả là những tác giả cùng trực tiếp sáng tạo ra một phần hoặc toàn bộ tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học.

    (Căn cứ Khoản 2 Điều 6 Nghị định 22/2018/NĐ-CP)

    8. Hỗ trợ, góp ý kiến vào tác phẩm cũng không được xem là đồng tác giả

    Người hỗ trợ, góp ý kiến hoặc cung cấp tư liệu cho người khác sáng tạo ra tác phẩm không được công nhận là tác giả hoặc đồng tác giả.

    (Căn cứ Khoản 3 Điều 6 Nghị định 22/2018/NĐ-CP)

    9. Tác phẩm báo chí được định nghĩa rõ

    Đó là tác phẩm có nội dung độc lập và cấu tạo hoàn chỉnh.

    (Căn cứ Điều 9 Nghị định 22/2018/NĐ-CP)

    10. Bổ sung phần liệt kê đối với tác phẩm âm nhạc

    Đó là tác phẩm đựơc định hình trên bản ghi âm, ghi hình

    (Căn cứ Điều 10 Nghị định 22/2018/NĐ-CP)

    11. Thêm quy định quyền tác giả đối với tác phẩm sân khấu

    - Bổ sung phần liệt kê trong phần định nghĩa tác phẩm sân khấu là gì?

    Đó là bao gồm: Chèo, tuồng, cải lương, múa rối, kịch nói, kịch dân ca, kịch hình thể, nhạc kịch, xiếc, tấu hài, tạp kỹ và các loại hình nghệ thuật biểu diễn khác.

    - Bổ sung các quy định khác đối với tác phẩm sân khấu

    + Tác phẩm sân khấu được sáng tạo bởi các tác giả quy định.

    + Tác giả được hưởng các quyền nhân thân và các quyền tài sản theo quy định.

    + Tác giả không đồng thời là chủ sở hữu quyền tác giả được hưởng các quyền nhân thân sau đây:

    i. Đặt tên cho tác phẩm;

    ii. Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng;

    iii. Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.

    + Chủ sở hữu quyền tác giả được hưởng các quyền sau đây:

    i.  Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm;

    ii. Làm tác phẩm phái sinh;

    iii. Biểu diễn tác phẩm trước công chúng;

    iv. Sao chép tác phẩm;

    v. Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm;

    vi. Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác;

    vii. Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính.

    + Tác giả và tổ chức, cá nhân đầu tư tài chính và cơ sở vật chất - kỹ thuật để sáng tạo tác phẩm có thể thỏa thuận về việc sửa chữa tác phẩm.

    (Căn cứ Điều 11 Nghị định 22/2018/NĐ-CP)

    12. Định nghĩa lại tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự

    Đó là tác phẩm được thể hiện bằng hình ảnh động kết hợp hoặc không kết hợp với âm thanh và các phương tiện khác theo nguyên tắc của ngôn ngữ điện ảnh. Hình ảnh tĩnh được lấy ra từ một tác phẩm điện ảnh là một phần của tác phẩm điện ảnh đó.

    (Căn cứ Khoản 1 Điều 12 Nghị định 22/2018/NĐ-CP)

    13. Bổ sung quy định vể quyền tác giả đối với tác phẩm điện ảnh

    - Tác giả không đồng thời là chủ sở hữu quyền tác giả được hưởng các quyền nhân thân sau đây:

    +. Đặt tên cho tác phẩm;

    + Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng;

    + Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.

    - Chủ sở hữu quyền tác giả được hưởng các quyền sau đây:

    +  Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm;

    + Làm tác phẩm phái sinh;

    + Biểu diễn tác phẩm trước công chúng;

    + Sao chép tác phẩm;

    + Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm;

    + Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác;

    + Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính.

    - Tác giả và tổ chức, cá nhân đầu tư tài chính và cơ sở vật chất - kỹ thuật để sáng tạo tác phẩm có thể thỏa thuận về việc sửa chữa tác phẩm.

    (Căn cứ Khoản 4 Điều 12 Nghị định 22/2018/NĐ-CP)

    14. Định nghĩa lại tác phẩm mỹ thuật ứng dụng

    Đó là tác phẩm được thể hiện bởi đường nét, màu sắc, hình khối, bố cục với tính năng hữu ích, có thể gắn liền với một đồ vật hữu ích, được sản xuất thủ công hoặc công nghiệp như: Thiết kế đồ họa (hình thức thể hiện của biểu trưng, hệ thống nhận diện và bao bì sản phẩm), thiết kế thời trang, tạo dáng sản phẩm, thiết kế nội thất, trang trí.

    (Căn cứ Khoản 2 Điều 13 Nghị định 22/2018/NĐ-CP)

    15. Bổ sung định nghĩa tác phẩm nhiếp ảnh

    Tác phẩm nhiếp ảnh có thể có chú thích hoặc không có chú thích.

    (Căn cứ Điều 14 Nghị định 22/2018/NĐ-CP)

    16. Giải thích lại thế nào được xem là tác phẩm kiến trúc

    Đó là tác phẩm thuộc loại hình kiến trúc, bao gồm:

    - Bản vẽ thiết kế kiến trúc về công trình hoặc tổ hợp các công trình, nội thất, phong cảnh.

    - Công trình kiến trúc.

    (Căn cứ Khoản 1 Điều 15 Nghị định 22/2018/NĐ-CP)

    17. Bổ sung quy định về quyền tác giả đối với tác phẩm kiến trúc

    - Tác giả được hưởng đầy đủ các quyền nhân thân và các quyền tài sản quy định.

    - Tác giả không đồng thời là chủ sở hữu quyền tác giả được hưởng các quyền nhân thân sau đây:

    + Đặt tên cho tác phẩm;

    + Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng;

    + Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.

    - Chủ sở hữu quyền tác giả được hưởng các quyền sau đây:

    + Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm;

    + Làm tác phẩm phái sinh;

    + Biểu diễn tác phẩm trước công chúng;

    + Sao chép tác phẩm;

    + Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm;

    + Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác;

    + Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính.

    - Tác giả và tổ chức, cá nhân đầu tư tài chính và cơ sở vật chất - kỹ thuật để sáng tạo tác phẩm có thể thỏa thuận về việc sửa chữa tác phẩm.

    (Căn cứ  Khoản 2, 3, 4 Điều 15 Nghị định 22/2018/NĐ-CP)

    18. Tác giả đối với chương trình máy tính được hưởng thêm quyền nhân thân

    Đó là quyền công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm.

    Ngoài ra, đối với tác giả không đồng thời là chủ sở hữu quyền tác giả được hưởng các quyền nhân thân được hưởng các quyền sau:

    - Đặt tên cho tác phẩm;

    - Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng;

    - Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.

    Còn đối với chủ sở hữu quyền tác giả được hưởng các quyền sau đây:

    - Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm;

    - Làm tác phẩm phái sinh;

    - Biểu diễn tác phẩm trước công chúng;

    - Sao chép tác phẩm;

    - Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm;

    - Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác;

    - Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính.

    (Căn cứ  Khoản 1, 2 Điều 17 Nghị định 22/2018/NĐ-CP)

    19. Bãi bỏ phần liệt kê đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian

    (Căn cứ  Khoản 1 Điều 18 Nghị định 22/2018/NĐ-CP)

    20. Bãi bỏ thuật ngữ ‘văn bản khác theo quy định pháp luật’ đối với định nghĩa văn bản hành chính

    Chú thích văn bản hành chính là đối tượng không thuộc phạm vi bảo hộ quyền tác giả.

    (Căn cứ  Khoản 2 Điều 19 Nghị định 22/2018/NĐ-CP)

    21. Biểu diễn tác phẩm trước công chúng là ở bất cứ nơi nào công chúng có thể tiếp cận được

    Kể cả gia đình.

    Trước đây: Loại trừ trường hợp biểu diễn tại gia đình.

    (Căn cứ  Khoản 1 Điều 21 Nghị định 22/2018/NĐ-CP)

    22. Bổ sung quy định chuyển nhượng quyền đối với tác phẩm khuyết danh

    - Tổ chức, cá nhân đang quản lý tác phẩm khuyết danh được chuyển nhượng quyền đối với tác phẩm khuyết danh cho tổ chức, cá nhân khác và được hưởng thù lao từ việc chuyển nhượng quyền đó.

    - Tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng quyền theo quy định nêu trên được hưởng quyền của chủ sở hữu đến khi danh tính của tác giả được xác định.

    (Căn cứ  Điều 26 Nghị định 22/2018/NĐ-CP)

    23. Quy định lại việc sử dụng tác phẩm thuộc về Nhà nước

    - Tổ chức sử dụng ngân sách nhà nước đặt hàng, giao nhiệm vụ hoặc giao kết hợp đồng với tác giả sáng tạo tác phẩm là đại diện Nhà nước - chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm đó.

    - Tổ chức, cá nhân sử dụng tác phẩm thuộc sở hữu nhà nước quy định phải được phép của chủ sở hữu quyền tác giả và tôn trọng quyền nhân thân sau:

    + Đặt tên cho tác phẩm;

    + Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng;

    + Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.

    - Tổ chức, cá nhân sử dụng tác phẩm thuộc sở hữu nhà nước là tác phẩm còn trong thời hạn bảo hộ mà chủ sở hữu quyền tác giả chết không có người thừa kế, người thừa kế từ chối nhận di sản hoặc không được quyền hưởng di sản; tác phẩm được chủ sở hữu quyền tác giả chuyển giao quyền sở hữu cho Nhà nước phải tôn trọng quyền nhân thân sau:

    + Đặt tên cho tác phẩm;

    + Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng;

    + Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.

    - Các cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân khi phát hiện các hành vi xâm phạm quyền tác giả quy định này có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.

    (Căn cứ  Điều 27 Nghị định 22/2018/NĐ-CP)

    (Còn tiếp…)

    Chương II: Quyền tác giả

    6. Bãi bỏ việc liệt kê các đối tượng được xem là tác giả

    Việc bãi bỏ này nhằm tránh sự thiếu sót.

    (Căn cứ Khoản 1 Điều 6 Nghị định 22/2018/NĐ-CP)

    7. Bổ sung khái niệm đồng tác giả là gì?

    Đồng tác giả là những tác giả cùng trực tiếp sáng tạo ra một phần hoặc toàn bộ tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học.

    (Căn cứ Khoản 2 Điều 6 Nghị định 22/2018/NĐ-CP)

    8. Hỗ trợ, góp ý kiến vào tác phẩm cũng không được xem là đồng tác giả

    Người hỗ trợ, góp ý kiến hoặc cung cấp tư liệu cho người khác sáng tạo ra tác phẩm không được công nhận là tác giả hoặc đồng tác giả.

    (Căn cứ Khoản 3 Điều 6 Nghị định 22/2018/NĐ-CP)

    9. Tác phẩm báo chí được định nghĩa rõ

    Đó là tác phẩm có nội dung độc lập và cấu tạo hoàn chỉnh.

    (Căn cứ Điều 9 Nghị định 22/2018/NĐ-CP)

    10. Bổ sung phần liệt kê đối với tác phẩm âm nhạc

    Đó là tác phẩm đựơc định hình trên bản ghi âm, ghi hình

    (Căn cứ Điều 10 Nghị định 22/2018/NĐ-CP)

    11. Thêm quy định quyền tác giả đối với tác phẩm sân khấu

    - Bổ sung phần liệt kê trong phần định nghĩa tác phẩm sân khấu là gì?

    Đó là bao gồm: Chèo, tuồng, cải lương, múa rối, kịch nói, kịch dân ca, kịch hình thể, nhạc kịch, xiếc, tấu hài, tạp kỹ và các loại hình nghệ thuật biểu diễn khác.

    - Bổ sung các quy định khác đối với tác phẩm sân khấu

    + Tác phẩm sân khấu được sáng tạo bởi các tác giả quy định.

    + Tác giả được hưởng các quyền nhân thân và các quyền tài sản theo quy định.

    + Tác giả không đồng thời là chủ sở hữu quyền tác giả được hưởng các quyền nhân thân sau đây:

    i. Đặt tên cho tác phẩm;

    ii. Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng;

    iii. Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.

    + Chủ sở hữu quyền tác giả được hưởng các quyền sau đây:

    i.  Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm;

    ii. Làm tác phẩm phái sinh;

    iii. Biểu diễn tác phẩm trước công chúng;

    iv. Sao chép tác phẩm;

    v. Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm;

    vi. Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác;

    vii. Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính.

    + Tác giả và tổ chức, cá nhân đầu tư tài chính và cơ sở vật chất - kỹ thuật để sáng tạo tác phẩm có thể thỏa thuận về việc sửa chữa tác phẩm.

    (Căn cứ Điều 11 Nghị định 22/2018/NĐ-CP)

    12. Định nghĩa lại tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự

    Đó là tác phẩm được thể hiện bằng hình ảnh động kết hợp hoặc không kết hợp với âm thanh và các phương tiện khác theo nguyên tắc của ngôn ngữ điện ảnh. Hình ảnh tĩnh được lấy ra từ một tác phẩm điện ảnh là một phần của tác phẩm điện ảnh đó.

    (Căn cứ Khoản 1 Điều 12 Nghị định 22/2018/NĐ-CP)

    13. Bổ sung quy định vể quyền tác giả đối với tác phẩm điện ảnh

    - Tác giả không đồng thời là chủ sở hữu quyền tác giả được hưởng các quyền nhân thân sau đây:

    +. Đặt tên cho tác phẩm;

    + Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng;

    + Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.

    - Chủ sở hữu quyền tác giả được hưởng các quyền sau đây:

    +  Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm;

    + Làm tác phẩm phái sinh;

    + Biểu diễn tác phẩm trước công chúng;

    + Sao chép tác phẩm;

    + Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm;

    + Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác;

    + Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính.

    - Tác giả và tổ chức, cá nhân đầu tư tài chính và cơ sở vật chất - kỹ thuật để sáng tạo tác phẩm có thể thỏa thuận về việc sửa chữa tác phẩm.

    (Căn cứ Khoản 4 Điều 12 Nghị định 22/2018/NĐ-CP)

    14. Định nghĩa lại tác phẩm mỹ thuật ứng dụng

    Đó là tác phẩm được thể hiện bởi đường nét, màu sắc, hình khối, bố cục với tính năng hữu ích, có thể gắn liền với một đồ vật hữu ích, được sản xuất thủ công hoặc công nghiệp như: Thiết kế đồ họa (hình thức thể hiện của biểu trưng, hệ thống nhận diện và bao bì sản phẩm), thiết kế thời trang, tạo dáng sản phẩm, thiết kế nội thất, trang trí.

    (Căn cứ Khoản 2 Điều 13 Nghị định 22/2018/NĐ-CP)

    15. Bổ sung định nghĩa tác phẩm nhiếp ảnh

    Tác phẩm nhiếp ảnh có thể có chú thích hoặc không có chú thích.

    (Căn cứ Điều 14 Nghị định 22/2018/NĐ-CP)

    16. Giải thích lại thế nào được xem là tác phẩm kiến trúc

    Đó là tác phẩm thuộc loại hình kiến trúc, bao gồm:

    - Bản vẽ thiết kế kiến trúc về công trình hoặc tổ hợp các công trình, nội thất, phong cảnh.

    - Công trình kiến trúc.

    (Căn cứ Khoản 1 Điều 15 Nghị định 22/2018/NĐ-CP)

    17. Bổ sung quy định về quyền tác giả đối với tác phẩm kiến trúc

    - Tác giả được hưởng đầy đủ các quyền nhân thân và các quyền tài sản quy định.

    - Tác giả không đồng thời là chủ sở hữu quyền tác giả được hưởng các quyền nhân thân sau đây:

    + Đặt tên cho tác phẩm;

    + Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng;

    + Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.

    - Chủ sở hữu quyền tác giả được hưởng các quyền sau đây:

    + Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm;

    + Làm tác phẩm phái sinh;

    + Biểu diễn tác phẩm trước công chúng;

    + Sao chép tác phẩm;

    + Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm;

    + Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác;

    + Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính.

    - Tác giả và tổ chức, cá nhân đầu tư tài chính và cơ sở vật chất - kỹ thuật để sáng tạo tác phẩm có thể thỏa thuận về việc sửa chữa tác phẩm.

    (Căn cứ  Khoản 2, 3, 4 Điều 15 Nghị định 22/2018/NĐ-CP)

    18. Tác giả đối với chương trình máy tính được hưởng thêm quyền nhân thân

    Đó là quyền công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm.

    Ngoài ra, đối với tác giả không đồng thời là chủ sở hữu quyền tác giả được hưởng các quyền nhân thân được hưởng các quyền sau:

    - Đặt tên cho tác phẩm;

    - Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng;

    - Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.

    Còn đối với chủ sở hữu quyền tác giả được hưởng các quyền sau đây:

    - Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm;

    - Làm tác phẩm phái sinh;

    - Biểu diễn tác phẩm trước công chúng;

    - Sao chép tác phẩm;

    - Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm;

    - Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác;

    - Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính.

    (Căn cứ  Khoản 1, 2 Điều 17 Nghị định 22/2018/NĐ-CP)

    19. Bãi bỏ phần liệt kê đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian

    (Căn cứ  Khoản 1 Điều 18 Nghị định 22/2018/NĐ-CP)

    20. Bãi bỏ thuật ngữ ‘văn bản khác theo quy định pháp luật’ đối với định nghĩa văn bản hành chính

    Chú thích văn bản hành chính là đối tượng không thuộc phạm vi bảo hộ quyền tác giả.

    (Căn cứ  Khoản 2 Điều 19 Nghị định 22/2018/NĐ-CP)

    21. Biểu diễn tác phẩm trước công chúng là ở bất cứ nơi nào công chúng có thể tiếp cận được

    Kể cả gia đình.

    Trước đây: Loại trừ trường hợp biểu diễn tại gia đình.

    (Căn cứ  Khoản 1 Điều 21 Nghị định 22/2018/NĐ-CP)

    22. Bổ sung quy định chuyển nhượng quyền đối với tác phẩm khuyết danh

    - Tổ chức, cá nhân đang quản lý tác phẩm khuyết danh được chuyển nhượng quyền đối với tác phẩm khuyết danh cho tổ chức, cá nhân khác và được hưởng thù lao từ việc chuyển nhượng quyền đó.

    - Tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng quyền theo quy định nêu trên được hưởng quyền của chủ sở hữu đến khi danh tính của tác giả được xác định.

    (Căn cứ  Điều 26 Nghị định 22/2018/NĐ-CP)

    23. Quy định lại việc sử dụng tác phẩm thuộc về Nhà nước

    - Tổ chức sử dụng ngân sách nhà nước đặt hàng, giao nhiệm vụ hoặc giao kết hợp đồng với tác giả sáng tạo tác phẩm là đại diện Nhà nước - chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm đó.

    - Tổ chức, cá nhân sử dụng tác phẩm thuộc sở hữu nhà nước quy định phải được phép của chủ sở hữu quyền tác giả và tôn trọng quyền nhân thân sau:

    + Đặt tên cho tác phẩm;

    + Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng;

    + Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.

    - Tổ chức, cá nhân sử dụng tác phẩm thuộc sở hữu nhà nước là tác phẩm còn trong thời hạn bảo hộ mà chủ sở hữu quyền tác giả chết không có người thừa kế, người thừa kế từ chối nhận di sản hoặc không được quyền hưởng di sản; tác phẩm được chủ sở hữu quyền tác giả chuyển giao quyền sở hữu cho Nhà nước phải tôn trọng quyền nhân thân sau:

    + Đặt tên cho tác phẩm;

    + Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng;

    + Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.

    - Các cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân khi phát hiện các hành vi xâm phạm quyền tác giả quy định này có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.

    (Căn cứ  Điếu 27 Nghị định 22/2018/NĐ-CP)

    (Còn tiếp…)

    Cập nhật bởi nguyenanh1292 ngày 07/05/2018 01:50:19 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #491211   07/05/2018

    nguyenanh1292
    nguyenanh1292
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2014
    Tổng số bài viết (3079)
    Số điểm: 68071
    Cảm ơn: 576
    Được cảm ơn 4262 lần


    Chương III: Quyền liên quan

    24. Quyền của người biểu diễn

    Quy định lại nội dung này như sau:

    - Quyền sao chép trực tiếp cuộc biểu diễn đã được định hình trên bản ghi âm, ghi hình theo quy định là quyền của chủ sở hữu cuộc biểu diễn độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện việc tạo ra các bản sao khác từ bản ghi âm, ghi hình đó.

    - Quyền sao chép gián tiếp cuộc biểu diễn đã được định hình trên bản ghi âm, ghi hình theo quy định là quyền của chủ sở hữu cuộc biểu diễn độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện việc tạo ra các bản sao khác không từ bản ghi âm, ghi hình đó như việc sao chép từ chương trình phát sóng, mạng thông tin điện tử, viễn thông và các hình thức tương tự khác.

    - Quyền truyền theo cách khác đến công chúng cuộc biểu diễn chưa được định hình theo quy định là quyền của chủ sở hữu cuộc biểu diễn độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện việc phổ biến cuộc biểu diễn chưa được định hình đến công chúng bằng bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào ngoài phát sóng.

    (Căn cứ  Điều 29 Nghị định 22/2018/NĐ-CP)

    (Còn tiếp...)

    Cập nhật bởi nguyenanh1292 ngày 07/05/2018 02:33:33 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #491212   07/05/2018

    nguyenanh1292
    nguyenanh1292
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2014
    Tổng số bài viết (3079)
    Số điểm: 68071
    Cảm ơn: 576
    Được cảm ơn 4262 lần


    Chương IV: Đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan

    25. Hồ sơ đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan chỉ gửi tại Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch

    Không được gửi đến Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch nơi tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan cư trú hoặc có trụ sở như trước đây.

    (Căn cứ  Điều 34 Nghị định 22/2018/NĐ-CP)

    26. Bổ sung quy định về việc cấp Giấy chứng nhận

    Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan được cấp theo quy định Luật sở hữu trí tuệ.

    (Căn cứ  Khoản  2 Điều 35 Nghị định 22/2018/NĐ-CP)

    27. Quy định lại trường hợp hợp cấp lại và đổi Giấy chứng nhận

    Cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan trong trường hợp mất hoặc rách nát. (trước đây nếu Giấy chứng nhận bị rách nát thì thuộc trường hợp cấp đổi)

    Cấp đổi Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan được cấp đổi trong trường hợp thay đổi chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan hoặc thay đổi thông tin về tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan, tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng.

    (Căn cứ  Khoản  3, 4  Điều 35 Nghị định 22/2018/NĐ-CP)

    28. Hồ sơ cần chuẩn bị để nộp trong trường hợp cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận

    - Đối với trường hợp cấp lại Giấy chứng nhận:

    + Tờ khai đăng ký quyền tác giả hoặc Tờ khai đăng ký quyền liên quan (theo mẫu),

    + 02 bản sao tác phẩm hoặc 02 bản sao cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng.

    - Đối với trường hợp cấp đổi Giấy chứng nhận:

    + Tờ khai đăng ký quyền tác giả hoặc Tờ khai đăng ký quyền liên quan (theo mẫu);

    + 02 bản sao tác phẩm hoặc 02 bản sao cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng; tài liệu chứng minh sự thay đổi và nộp lại Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả hoặc Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan đã cấp.

    (Căn cứ  Điều 36 Nghị định 22/2018/NĐ-CP)

    29. Bổ sung quy định về thời hạn cấp lại và đổi Giấy chứng nhận

    - Đối với trường hợp cấp lại Giấy chứng nhận:

    Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Cục Bản quyền tác giả) phải cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan.

    - Đối với trường hợp cấp đổi Giấy chứng nhận:

    Trong thời hạn 12 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Cục Bản quyền tác giả) có trách nhiệm cấp đổi Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan.

    Trường hợp từ chối cấp lại, đổi Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Cục Bản quyền tác giả) phải thông báo bằng văn bản cho người nộp đơn.

    (Căn cứ  Điều 37 Nghị định 22/2018/NĐ-CP)

    30. Quy định thời hạn ra quyết định hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận

    Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ khi nhận được một trong các giấy tờ dưới đây, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Cục Bản quyền tác giả) ra quyết định hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan:

    - Bản án, Quyết định có hiệu lực của Tòa án hoặc Quyết định của cơ quan có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quy định tại Điều 200 của Luật sở hữu trí tuệ về việc hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan.

    - Văn bản của tổ chức, cá nhân đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan gửi Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Cục Bản quyền tác giả) đề nghị hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan đã được cấp.

    (Căn cứ  Khoản 2 Điều 37 Nghị định 22/2018/NĐ-CP)

    (Còn tiếp...)

    Cập nhật bởi nguyenanh1292 ngày 07/05/2018 02:34:02 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #491213   07/05/2018

    nguyenanh1292
    nguyenanh1292
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2014
    Tổng số bài viết (3079)
    Số điểm: 68071
    Cảm ơn: 576
    Được cảm ơn 4262 lần


    Chương V: Tổ chức đại diện tập thể, tổ chức tư vấn, dịch vụ quyền tác giả, quyền liên quan

    31. Bổ sung quy định về biểu mức tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất

    - Tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan xây dựng Biểu mức tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất quy định.

    - Tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tác phẩm, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng theo quy định có nghĩa vụ liên lạc trực tiếp với chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan hoặc tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan về việc khai thác, sử dụng.

    Trường hợp không liên lạc trực tiếp được với chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan thì tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tác phẩm, bản ghi âm ghi hình, chương trình phát sóng phải thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng.

    - Tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng và tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan có trách nhiệm thoả thuận về mức tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất và phương thức thanh toán.

    (Căn cứ  Khoản 1, 2, 3 Điều 43 Nghị định 22/2018/NĐ-CP)

    32. Điều chỉnh quy định về thu, phân chia tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất

    - Việc thu, phân chia tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất thực hiện theo quy định tại Điều lệ hoạt động của tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan và văn bản ủy quyền của chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan có thỏa thuận về mức hoặc tỷ lệ phần trăm, phương thức và thời gian phân chia tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất.

    - Trong trường hợp tác phẩm, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng có liên quan đến quyền và lợi ích của nhiều tổ chức đại diện tập thể được ủy quyền đại diện cho một quyền, nhóm quyền cụ thể, các tổ chức có thể thỏa thuận để một tổ chức thay mặt đàm phán cấp phép sử dụng, thu và phân chia tiền theo Điều lệ và văn bản ủy quyền. (trước đây phải báo cáo Bộ Văn hóa Thông tin trước khi thực hiện)

    (Căn cứ  Khoản 1, 3 Điều 44 Nghị định 22/2018/NĐ-CP)

    33. Khai thác, sử dụng bản ghi âm, ghi hình

    Đây là quy định mới tại Nghị định 22/2018/NĐ-CP:

    - Tổ chức, cá nhân sử dụng trực tiếp hoặc gián tiếp bản ghi âm, ghi hình theo quy định phải trả tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất cho chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan.

    - Các tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan có thể thỏa thuận, thống nhất, ủy quyền đàm phán, thu tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất theo quy định của pháp luật. Tỷ lệ phân chia tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất thu được do các tổ chức này tự thỏa thuận.

    - Tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan ủy quyền có trách nhiệm xây dựng danh mục hội viên, tác phẩm, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng của hội viên và chịu trách nhiệm khi ký hợp đồng ủy quyền cho tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan nhận ủy quyền đại diện đàm phán thỏa thuận, thu tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất.

    - Tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan nhận ủy quyền chỉ có trách nhiệm đàm phán thỏa thuận thu tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất theo danh mục hội viên, tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng được quy định tại hợp đồng ủy quyền.

    (Căn cứ  Điều 45 Nghị định 22/2018/NĐ-CP)

    34. Thông tin quản lý quyền tác giả, quyền liên quan

    Đây là quy định mới tại Nghị định 22/2018/NĐ-CP:

    Tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan thông tin công khai trên trang thông tin điện tử của tổ chức mình về các nội dung:

    - Tên tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan.

    - Đối với cá nhân: Ngày, tháng, năm sinh; năm chết (nếu có).

    Đối với tổ chức: Ngày, tháng, năm thành lập; năm giải thể (nếu có).

    - Tên tác phẩm, tên đối tượng quyền liên quan (cuộc biểu diễn; bản ghi âm, ghi hình; chương trình phát sóng).

    - Nội dung tác phẩm; nội dung cuộc biểu diễn; nội dung bản ghi âm, ghi hình; nội dung chương trình phát sóng.

    - Phạm vi ủy quyền; hiệu lực hợp đồng ủy quyền.

    - Hoạt động cấp phép, thu và phân chia tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất.

    - Hoạt động của các tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan.

    - Các thông tin liên quan khác.

    (Căn cứ  Điều 46 Nghị định 22/2018/NĐ-CP)

    35. Chế độ báo cáo không chỉ thực hiện với Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch

    Mà còn thực hiện với các cơ quan khác như Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính…, cụ thể:

    Tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan thực hiện chế độ báo cáo với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính và cơ quan chủ quản về việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ, quy chế hoạt động; cơ chế quản lý tài chính; thay đổi nhân sự lãnh đạo; tham gia các tổ chức quốc tế; các hoạt động đối ngoại khác; biểu giá, phương thức thanh toán nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất; chương trình kế hoạch dài hạn và hàng năm; tình hình hoạt động, ký hợp đồng ủy quyền, hợp đồng cấp phép sử dụng; hoạt động thu, mức thu, phương thức phân phối, cách thức thực hiện việc phân chia tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất; các hoạt động liên quan khác.

    Trường hợp sửa đổi, bổ sung Điều lệ phải báo cáo cấp có thẩm quyền phê duyệt trước khi thực hiện.

    Ngoài ra, tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan xây dựng trang thông tin điện tử, kết nối với cơ quan quản lý nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan và các tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan.

    Tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan có hệ thống cơ sở dữ liệu quyền tác giả, quyền liên quan của tổ chức mình, kết nối với hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về quyền tác giả, quyền liên quan.

    (Căn cứ  Điều 47 Nghị định 22/2018/NĐ-CP)

    36. Tổ chức tư vấn, dịch vụ quyền tác giả, quyền liên quan

    Thay vì quy định rõ điều kiện được thành lập tổ chức này như trước thì Nghị định này quy định bao quát tổ chức nào được thực hiện:

    Tổ chức tư vấn, dịch vụ quyền tác giả, quyền liên quan quy định bao gồm:

    - Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo pháp luật về doanh nghiệp.

    - Hợp tác xã và liên hiệp hợp tác xã được thành lập và hoạt động theo pháp luật về hợp tác xã.

    - Đơn vị sự nghiệp.

    Các tổ chức hành nghề luật sư được thành lập và hoạt động theo pháp luật về luật sư, trừ chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài, công ty luật TNHH 100% vốn nước ngoài, công ty luật TNHH dưới hình thức liên doanh giữa tổ chức hành nghề luật sư Việt Nam và tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài.

    (Căn cứ  Điều 48 Nghị định 22/2018/NĐ-CP)

    (Còn tiếp...)

     
    Báo quản trị |  
  • #491214   07/05/2018

    nguyenanh1292
    nguyenanh1292
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2014
    Tổng số bài viết (3079)
    Số điểm: 68071
    Cảm ơn: 576
    Được cảm ơn 4262 lần


    Chương VI: Điều khoản thi hành

    37.  Bảo vệ quyền tác giả, quyền liên quan

    Đây là quy định mới tại Nghị định 22/2018/NĐ-CP:

    - Chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan trực tiếp hoặc có thể ủy quyền cho tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan hoặc tổ chức, cá nhân khác để thực hiện và bảo vệ quyền tác giả, quyền liên quan của mình. Bên được ủy quyền có trách nhiệm thông tin công khai để các tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng liên hệ thỏa thuận về việc khai thác, sử dụng.

    - Tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng có nghĩa vụ liên hệ với chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan hoặc bên được ủy quyền để thỏa thuận về việc khai thác, sử dụng theo quy định của pháp luật về quyền tác giả, quyền liên quan.

    - Tranh chấp về quyền tác giả, quyền liên quan được giải quyết theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự hoặc trọng tài.

    (Căn cứ  Điều 49 Nghị định 22/2018/NĐ-CP)

    Hết

     
    Báo quản trị |  
  • #491215   07/05/2018

    nguyenanh1292
    nguyenanh1292
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2014
    Tổng số bài viết (3079)
    Số điểm: 68071
    Cảm ơn: 576
    Được cảm ơn 4262 lần


    Mình đã cập nhật xong Toàn văn điểm mới Nghị định 22/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật sở hữu trí tuệ và Luật sửa đổi, bổ sung Luật sở hữu trí tuệ, các bạn có nhu cầu tham khảo, mời xem và tải về tại file đính kèm. 

     

     
    Báo quản trị |