Toàn văn điểm mới Bộ luật tố tụng hình sự 2015

Chủ đề   RSS   
  • #413490 16/01/2016

    nguyenanh1292
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2014
    Tổng số bài viết (3079)
    Số điểm: 68071
    Cảm ơn: 576
    Được cảm ơn 4262 lần


    Toàn văn điểm mới Bộ luật tố tụng hình sự 2015

    >>> Danh sách các Luật được thông qua tại kỳ họp Quốc hội thứ 10 khóa XIII

    >>> Tòan bộ điểm mới Bộ luật dân sự 2015

    >>> Bộ luật hình sự 2015: Tổng hợp tất cả điểm mới

    >>> Bộ luật tố tụng dân sự 2015: đã cập nhật xong 402 điểm mới 

    Một hành vi phạm tội khi bị phát hiện sẽ xử lý theo những trình tự, thủ tục nào? Hay khi một vụ án đã được xét xử nhưng nhận thấy có sai sót trong quá trình tiến hành thủ tục này thì được xử lý ra sao? Giải đáp những câu hỏi này đã có Bộ luật tố tụng hình sự.

    Hiện nay, việc tiến hành các thủ tục tố tụng hình sự vẫn đang được tiến hành theo Bộ luật tố tụng hình sự 2003, tuy nhiên, đến ngày 01/7/2016 việc áp dụng các thủ tục này sẽ thực hiện theo Bộ luật tố tụng hình sự 2015.

    Bộ luật tố tụng hình sự 2015

    Vậy, Bộ luật tố tụng hình sự 2015 có những điểm mới gì so với Bộ luật tố tụng hình sự 2003?

    Bài viết sau đây sẽ đi sâu vào phân tích toàn văn điểm mới Bộ luật tố tụng hình sự 2015. Trước khi đi sâu vào phân tích nội dung, mình điểm sơ qua các thông tin về Bộ luật này.

    1. Bộ luật tố tụng hình sự 2015 có hiệu lực từ ngày 01/7/2016

    Đống thời thay thế Bộ luật tố tụng hình sự 2003.

    2. Bộ luật tố tụng hình sự 2015 gồm có 8 phần, 37 chương và 510 Điều.

    Cụ thể:

    Phần thứ nhất: Những quy định chung

    Chương I: Phạm vi điều chỉnh, nhiệm vụ, hiệu lực của bộ luật tố tụng hình sự

    Chương II: Những nguyên tắc cơ bản

    Chương III: Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng

    Chương IV: Người tham gia tố tụng

    Chương V: Bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự

    Chương VI: Chứng minh và chứng cứ

    Chương VII: Biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế

    Chương VIII: Hồ sơ, văn bản tố tụng, thời hạn và chi phí tố tụng

    Phần thứ hai: Khởi tố, điều tra vụ án hình sự

    Chương IX: Khởi tố vụ án hình sự

    Chương X: Những quy định chung về điều tra vụ án hình sự

    Chương XI: Khởi tố bị can và hỏi cung bị can

    Chương XII: Lấy lời khai người làm chứng, bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, đối chất và nhận dạng

    Chương XIII: Khám xét, thu giữ, tạm giữ đồ vật, tài liệu

    Chương XIV: Khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, xem xét dấu vết trên thân thể, thực nghiệm điều tra

    Chương XV: Giám định và định giá tài sản

    Chương XVI: Biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt

    Chương XVII: Tạm đình chỉ điều tra và kết thúc điều tra

    Phần thứ ba: Truy tố

    Chương XVIII: Những quy định chung

    Chương XIX: Quyết định việc truy tố bị can

    Phần thứ tư: Xét xử vụ án hình sự

    Chương XX: Những quy định chung

    Chương XXI: Xét xử sơ thẩm

    Chương XXII: Xét xử phúc thẩm

    Phần thứ năm: Một số quy định về thi hành bản án, quyết định của tòa án

    Chương XXIII: Bản án được thi hành ngay và thẩm quyền ra quyết định thi hành án

    Chương XXIV: Một số thủ tục về thi hành án tử hình, xét tha tù trước thời hạn có điều kiện, xóa án tích

    Phần thứ sáu: Xét lại bản án và quyết định đã có hiệu lực pháp luật

    Chương XXV: Thủ tục giám đốc thẩm

    Chương XXVI: Thủ tục tái thẩm

    Chương XXVII: Thủ tục xem xét lại quyết định của hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao

    Phần thứ bảy: Thủ tục đặc biệt

    Chương XXVIII: Thủ tục tố tụng đối với người chưa thành niên

    Chương XXIX: Thủ tục tố tụng truy cứu trách nhiệm hình sự pháp nhân

    Chương XXX: Thủ tục áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh

    Chương XXXI: Thủ tục rút gọn

    Chương XXXII: Xử lý các hành vi cản trở hoạt động tố tụng hình sự

    Chương XXXIII: Khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự

    Chương XXXIV: Bảo vệ người tố giác tội phạm, người làm chứng, bị hại và người tham gia tố tụng khác

    Phần thứ tám: Hợp tác quốc tế

    Chương XXXV: Những quy định chung

    Chương XXXVI: Một số hoạt động hợp tác quốc tế

    Chương XXXVII: Điều khoản thi hành

    3. Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định về những vấn đề gì?

    Bộ luật này quy định trình tự, thủ tục giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và một số thủ tục thi hành án hình sự; nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ giữa các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng; nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của những người có thẩm quyền tiến hành tố tụng; quyền và nghĩa vụ của người tham gia tố tụng, cơ quan, tổ chức và cá nhân; hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự.

    Kết thúc việc điểm qua thông tin của Bộ luật này, mình sẽ cập nhật nhanh nhất cho các bạn về tất cả điểm mới Bộ luật tố tụng hình sự 2015.

    Cập nhật bởi nguyenanh1292 ngày 16/01/2016 10:31:22 SA
     
    85411 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

2 Trang <12
Thảo luận
  • #420950   07/04/2016

    hungmaiusa
    hungmaiusa
    Top 10
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2013
    Tổng số bài viết (4119)
    Số điểm: 30115
    Cảm ơn: 963
    Được cảm ơn 1985 lần


    camnhunglaw viết:

    có ai có bai so sánh giữa bộ luật tths 2015 vs luật cũ k ạ !! help meeeeee :3

    Ở ngay dòng thứ 4 của chủ đề đó.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hungmaiusa vì bài viết hữu ích
    nguyenanh1292 (11/04/2016)
  • #421150   10/04/2016

    camnhunglaw
    camnhunglaw

    Female
    Sơ sinh

    Thừa Thiên Huế, Việt Nam
    Tham gia:11/01/2015
    Tổng số bài viết (13)
    Số điểm: 170
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 0 lần


    đâu ạ. e có thấy đâu :(

     

     
    Báo quản trị |  
  • #421151   10/04/2016

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14964)
    Số điểm: 100000
    Cảm ơn: 3508
    Được cảm ơn 5366 lần
    SMod

    camnhunglaw viết:

    đâu ạ. e có thấy đâu :(

     

    Ý bạn muốn nói "thấy" cái gì ?

     
    Báo quản trị |  
  • #421391   12/04/2016

    camnhunglaw
    camnhunglaw

    Female
    Sơ sinh

    Thừa Thiên Huế, Việt Nam
    Tham gia:11/01/2015
    Tổng số bài viết (13)
    Số điểm: 170
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 0 lần


    thấy bảng so sánh giữa BLTTHS cũ và mới í ạ !!

     
    Báo quản trị |  
  • #421517   13/04/2016

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14964)
    Số điểm: 100000
    Cảm ơn: 3508
    Được cảm ơn 5366 lần
    SMod

    Bạn camnhunglaw hãy đọc lần lượt từng bài ở chủ đề này sẽ thấy bảng so sánh mà bạn cần. Đọc lướt qua thì không tìm thấy là đúng.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn ntdieu vì bài viết hữu ích
    camnhunglaw (13/04/2016)
  • #421625   14/04/2016

    phamctoan
    phamctoan

    Sơ sinh

    Gia Lai, Việt Nam
    Tham gia:09/01/2013
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 35
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


    Thanks you nha, hi vọng bác sẽ tiếp tục giúp mọi người hiểu hơn về luật dân sự, hành chính...

     

     
    Báo quản trị |  
  • #428913   23/06/2016

    congthaicongan
    congthaicongan

    Sơ sinh

    Đăk Nông, Việt Nam
    Tham gia:23/06/2016
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 0 lần


    thank bác nguyenanh1292. Em muốn tìm bảng so sánh giữa luật mới và luật cũ của bộ luật hình sự và tố tụng hình sự thì tìm ở đâu thấy nhỉ. Em tìm mãi chả có. Bác nào biết cho em đường link với. Thank các bác

     
    Báo quản trị |  
  • #436498   22/09/2016

    rcrcrc
    rcrcrc

    Sơ sinh


    Tham gia:06/05/2016
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Bạn ơi! bạn có thể cho mình pass đẻ chỉnh sưa van bản ko? mình dang on thi, can tai lieu nay de hoc nhưng file nay chũ nhỏ qua minh in ra doc ko đc(minh bi can nang. hic)

     
    Báo quản trị |  
  • #435169   05/09/2016

    OanhNguyenHoang
    OanhNguyenHoang

    Female
    Sơ sinh

    Đà Nẵng, Việt Nam
    Tham gia:31/03/2015
    Tổng số bài viết (13)
    Số điểm: 65
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 4 lần


    10 Điểm Mới Quan Trọng Của Bộ Luật Tố Tụng Hình Sự năm 2015

    10 Điểm Mới Quan Trọng Của Bộ Luật Tố Tụng Hình Sự năm 2015.

    Bộ luật Tố tụng hình sự (sửa đổi) được Quốc hội thông qua (sau đây viết tắt là BLTTHS năm 2015) với 510 điều chia làm 9 phần, 36 chương có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2016.

    BLTTHS năm 2015 với nhiều sửa đổi, bổ sung tăng thêm 154 điều luật với 176 điều mới, sửa đổi 317 điều, giữ nguyên 17 điều, bãi bỏ 26 điều với một sốvấn đề chính sau đây:

    1. Ghi nhận nguyên tắc suy đoán vô tội (Điều 13)
    Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
    Khi không đủ và không thể làm sáng tỏ căn cứ để buộc tội, kết tội theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định thì cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải kết luận người bị buộc tội không có tội.

    2. Mở rộng diện chủ thể được hưởng quyền bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích.
    Ngoài người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo được quyền bào chữa, nhờ người bào chữa, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 còn bổ sung “người bị tố giác”,” người bị kiến nghị khởi tố”; “người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp” cũng được hưởng quyền bào chữa và nhờ người bào chữa.(Điều 57; 58)

    3. Pháp nhân có quyền được bào chữa thông qua người đại diện theo pháp lật hoặc nhờ người bào chữa (Điều 435)

    4. Mở rộng diện chủ thể người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi
    Theo Bộ luật tố tụng năm 2015 gồm có:
    – Luật sư
    – Bào chữa viên nhân dân
    – Trợ giúp viên pháp lý
    – Người đại diện của người bị buộc tội (Đây là diện chủ thể mới)
    Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác, bị kiến nghị khởi tố có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ trong đó đáng chú ý là có quyền có mặt khi lấy lời khai người bị tố giác, bị kiến nghị khởi tố (Điều 83 BLTTHS).

    5. Bãi bỏ các rào cản mang tính thủ tục hành chính, chuyển sang chế độ đăng ký thủ tục bào chữa.

    Bỏ thủ tục xin cấp giấy chứng nhận bào chữa và thay bằng việc đăng ký thủ tục bào chữa. Trong thời hạn 24h kể từ khi nhận đầy đủ giấy tờ hợp lệ (bản sao thẻ luật sư, chứng chỉ hành nghề…) cơ quan tiến hành tố tụng phải trả lời…(Điều 78)

    Đặc biệt, giấy chứng nhận bào chữa sẽ có giá trị sử dụng trong suốt quá trình tham gia tố tụng. (Khoản 6 Điều 78 BLTTHS 2015).

    6. Quy định rõ quyền hạn, nhiệm vụ của cấp trưởng, cấp phó các cơ quan được giao tiến hành một số hoạt động điều tra.

    7. Mở rộng các quyền của người bào chữa trong việc thu thập, kiểm tra, đánh giá chứng cứ, đề nghị cơ quan có thẩm quyền tiến hành thu thập chứng cứ (Điều 73; Điều 88;)
    Người bào chữa có quyền đề nghị tiền hành một số hoạt động tố tụng theo quy định của BL TTHS, đề nghị triệu tập điều tra viên và người tham gia tố tụng khác. Đây là quy định mới nhằm nâng cao địa vị pháp lý của người bào chữa cũng như làm rõ trách nhiệm của điều tra viên trong quá trình tiến hành tố tụng (Điều 296).

    8. Điều chỉnh khái niệm chứng cứ, nguồn, thu thập chứng cứ; xử lý chặt chẽ hơn về vật chứng.

    Chứng cứ là những gì có thật, được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định, được dùng làm căn cứ để xác định có hay không có hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội và những tình tiết khác có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án.

    Chứng cứ được thu thập, xác định từ các nguồn: Vật chứng; Lời khai, lời trình bày; Dữ liệu điện tử; Kết luận giám định, định giá tài sản; Biên bản trong hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án; Kết quả thực hiện ủy thác tư pháp và hợp tác quốc tế khác; Các tài liệu, đồ vật khác.

    Những gì có thật nhưng không được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định thì không có giá trị pháp lý và không được dùng làm căn cứ để giải quyết vụ án hình sự.

    9. Ngoài ra BLTTHS năm 2015 cũng quy định về rút ngắn thời hạn tạm giam, việc gia hạn tạm giam cùng nhiều bổ sung về hoạt động điều tra, truy tố, xét xử trong vụ án hình sự…

    10. Bình đẳng về vị trí giữa người bào chữa tại phòng xử án với người thực hành quyền công tố (Điều 257)

    Các biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự. Thẩm quyền áp dụng các biện pháp ngăn chặn đối với hành vi trái quy định pháp luật.


    1. Mục đích của các biện pháp ngăn chặn.

    Việc thực hiện các biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự nhằm các mục đích sau:

    + Để kịp thời ngăn chặn tội phạm hoặc khi có căn cứ chứng tỏ bị can, bị cáo sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc sẽ tiếp tục phạm tội;

    + Bảo đảm thi hành án.

    2. Đối tượng có thẩm quyền áp dụng các biện pháp ngăn chặn. 

    Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án trong phạm vi thẩm quyền tố tụng của mình hoặc người có thẩm quyền theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự có quyền áp dụng một trong số các biện pháp ngăn chặn theo quy định của pháp luật.

    3. Các biện pháp ngăn chặn.

    Theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự, các biện pháp ngăn chặn bao gồm: bắt, tạm giữ, tạm giam, cấm đi khỏi nơi cư trú, bảo lĩnh, đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm. Các nội dung cụ thể về các biện pháp ngăn chặn theo quy định của pháp luật như sau:

    Biện pháp bắt: Biện pháp bắt gồm các trường hợp: bắt bị can, bị cáo để tạm giam; bắt người trong trường hợp khẩn cấp; bắt người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã. Việc bắt người phải tiến hành đúng thẩm quyền theo luật định, trừ trường hợp bắt người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã. Phải có biên bản về việc bắt người và phải thông báo ngay cho gia đình người đã bị bắt, chính quyền xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó cư trú hoặc làm việc biết.

    Biện pháp tạm giữ: Biện pháp tạm giữ được áp dụng trong trường hợp: người bị bắt trong trường hợp khẩn cấp, phạm tội quả tang, người phạm tội tự thú, đầu thú hoặc đối với người bị bắt theo quyết định truy nã. Tổng thời hạn tạm giữ (bao gồm thời hạn tạm giữ thông thường và thời hạn gia hạn tạm giữ) là 9 ngày. Thời gian tạm giữ được trừ vào thời hạn tạm giam, một ngày tạm giữ được tính bằng một ngày tạm giam. Trong khi tạm giữ, nếu không đủ căn cứ khởi tố bị can thì người bị tạm giữ phải được trả tự do ngay.

    Biện pháp tạm giam: Các trường hợp áp dụng biện pháp tạm giam bao gồm: bị can, bị cáo phạm tội đặc biệt nghiêm trọng; phạm tội rất nghiêm trọng hoặc bị can, bị cáo phạm tội nghiêm trọng, phạm tội ít nghiêm trọng mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tù trên hai năm và có căn cứ cho rằng người đó có thể trốn hoặc cản trở việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc có thể tiếp tục phạm tội. Đối với bị can, bị cáo là phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới ba mươi sáu tháng tuổi, là người già yếu, người bị bệnh nặng mà nơi cư trú rõ ràng thì không tạm giam mà áp dụng biện pháp ngăn chặn khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 88 Bộ luật tố tụng hình sự. Lưu ý rằng: Chế độ tạm giữ, tạm giam khác với chế độ đối với người đang chấp hành hình phạt tù.

    Biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú: Biện pháp này chỉ áp dụng đối với bị can, bị cáo có nơi cư trú rõ ràng. Chính quyền xã, phường, thị trấn nơi bị can, bị cáo cư trú có trách nhiệm quản lý, theo dõi họ. Bị can, bị cáo vi phạm lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú sẽ bị áp dụng biện pháp ngăn chặn khác.

    Biện pháp bảo lĩnh: Bảo lĩnh là biện pháp ngăn chặn để thay thế biện pháp tạm giam. Điều kiện của chủ thể nhận bảo lĩnh quy định tại khoản 4 Điều 92 Bộ luật tố tụng hình sự. Bị can, bị cáo được nhận bảo lĩnh sẽ bị áp dụng biện pháp ngăn chặn khác nếu cá nhân hoặc tổ chức nhận bảo lĩnh vi phạm nghĩa vụ đã cam đoan.

    Biện pháp đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm: Biện pháp này là biện pháp ngăn chặn để thay thế biện pháp tạm giam. Trong trường hợp bị can, bị cáo chấp hành đầy đủ các nghĩa vụ đã cam đoan thì cơ quan tiến hành tố tụng có trách nhiệm trả lại cho họ số tiền hoặc tài sản đã đặt.

    V.O

     
    Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn OanhNguyenHoang vì bài viết hữu ích
    giangvks (11/11/2020) cobephuthuy (12/01/2018) tuandai1 (01/03/2018)
  • #462406   25/07/2017

    QuangHieu64
    QuangHieu64

    Sơ sinh

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/06/2015
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 25
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    sao tải về rồi nhưng trong word không sử dụng phím lên xuống được anh

     
    Báo quản trị |  
  • #463086   30/07/2017

    coca11
    coca11

    Sơ sinh


    Tham gia:18/07/2017
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 50
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 4 lần


    bạn cho xin pass để unprotect với bạn ơi, cảm ơn b nhiều

     
    Báo quản trị |  
  • #481835   11/01/2018

    Tố tụng hình sự 2015

    Trình tự về bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp. Quyết định tạm giữ và lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp tiến hành theo trình tự ntn?
     
    Báo quản trị |  
  • #481850   12/01/2018

    trang_u
    trang_u
    Top 25
    Female
    Đại học

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/11/2015
    Tổng số bài viết (2972)
    Số điểm: 44888
    Cảm ơn: 1413
    Được cảm ơn 1721 lần


    Sách chuyên khảo Những nội dung mới của Bộ luật tố tụng hình sự 2015

    Chào mọi người, mình cập nhật thêm tài liệu Sách chuyên khảo Những nội dung mới của Bộ luật tố tụng hình sự 2015 tại file đính kèm bên dưới, các bạn có thể tải về nhé!

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn trang_u vì bài viết hữu ích
    hoailamsvl (12/01/2018) letuongsg (12/01/2018)
  • #487696   22/03/2018

    trang_u
    trang_u
    Top 25
    Female
    Đại học

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/11/2015
    Tổng số bài viết (2972)
    Số điểm: 44888
    Cảm ơn: 1413
    Được cảm ơn 1721 lần


    So sánh BLTTHS 2003 và BLTTHS 2015

    Đây là phần thi hành án, do Viện kiểm sát nhân dân tối cao công bố:

     

    BLTTHS 2003

    BLTTHS 2015

     

    PHẦN THỨ NĂM

    THI HÀNH BẢN ÁN VÀ QUYẾT ĐỊNH CỦA TÒA ÁN

    PHẦN THỬ NĂM

    MỘT SỐ QUY ĐỊNH VỀ THI HÀNH BẢN ÁN, QUYẾT ĐỊNH CỦA TÒA ÁN

     

    CHƯƠNG xxv

    NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG VÈ THI HÀNH BẢN ÁN VÀ QUYẾT ĐỊNH CỦA TÒA ÁN

    CHƯƠNG xxiii

    BẢN ÁN, QUYẾT ĐỊNH ĐƯỢC THI HÀNH NGAY VÀ THẨM QUYỀN RA QUYẾT ĐỊNH THI HÀNH ÁN

     

    Điều 255. Những bản án và quyết định được thi hành

    1. Những bản án và quyết định được thi hành là những bản án và quyết định đã có hiệu lực pháp luật, bao gồm:

    a) Những bản án và quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị theo trình tự phúc thẩm;

    b) Những bản án và quyết định của Tòa án cấp phúc thẩm;

    c) Những quyết định của Tòa án giám đốc thẩm hoặc tái thẩm.

    2. Trong trường hợp bị cáo đang bị tạm giam mà Tòa án cấp sơ thẩm quyết định đình chỉ vụ án, không kết tội, miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt cho bị cáo, hình phạt không phải là tù giam hoặc phạt tù nhưng cho hưởng án treo hoặc khi thời hạn phạt tù bằng hoặc ngắn hơn thời hạn đã tạm giam thì bản án hoặc quyết định của Tòa án được thi hành ngay, mặc dù vẫn có thể bị kháng nghị, kháng cáo.

     

    Điều 363. Bản án, quyết định của Tòa án được thi hành ngay

    Trường hợp bị cáo đang bị tạm giam mà Tòa án cấp sơ thẩm quyết định đình chỉ vụ án, tuyên bị cáo không có tội, miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt cho bị cáo, hình phạt không phải là hình phạt tù hoặc phạt tù nhưng cho hưởng án treo hoặc khi thời hạn phạt tù bằng hoặc ngắn hơn thời hạn đã tạm giam thì bản án hoặc quyết định của Tòa án được thi hành ngay, mặc dù vẫn có thể bị kháng cáo, kháng nghị.

    Hình phạt cảnh cáo được thi hành ngay tại phiên tòa.

     

     

    Điều 256. Thủ tục đưa ra thi hành bản án và quyết định của Toà án

    1. Trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày bản án, quyết định sơ thẩm có hiệu lực pháp luật hoặc kể từ ngày nhận được bản án, quyết định phúc thẩm, quyết định giám đốc thẩm, quyết định tái thẩm, Chánh án Toà án đã xử sơ thẩm phải ra quyết định thi hành án hoặc ủy thác cho Toà án khác cùng cấp ra quyết định thi hành án.

    2. Quyết định thi hành án phải ghi rõ họ tên người ra quyết định; tên cơ quan có nhiệm vụ thi hành bản án hoặc quyết định; họ tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi cư trú của người bị kết án; bản án hoặc quyết định mà người bị kết án phải chấp hành.

    Trong trường hợp người bị kết án đang tại ngoại thì quyết định thi hành án phạt tù phải ghi rõ trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày nhận được quyết định, người đó phải có mặt tại cơ quan Công an để thi hành án.

    3. Quyết định thi hành án, trích lục bản án hoặc quyết định phải được gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp nơi thi hành án, cơ quan thi hành án và người bị kết án.

    4. Trong trường hợp người bị kết án phạt tù đang tại ngoại mà bỏ trốn, thì Chánh án Toà án đã ra quyết định thi hành án yêu cầu Cơ quan công an cùng cấp ra quyết định truy nã.

     

    Điều 364. Thẩm quyền và thủ tục ra quyết định thi hành án

    1. Chánh án Tòa án đã xét xử sơ thẩm có thẩm quyền ra quyết định thi hành án hoặc ủy thác cho Chánh án Tòa án khác cùng cấp ra quyết định thi hành án.

    2. Thời hạn ra quyết định thi hành án là 07 ngày kể từ ngày bản án, quyết định sơ thẩm có hiệu lực pháp luật hoặc kể từ ngày nhận được bản án, quyết định phúc thẩm, quyết định giám đốc thẩm, quyết định tái thẩm.

    Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được quyết định ủy thác thi hành của Chánh án Tòa án đã xét xử sơ thẩm thì Chánh án Tòa án được ủy thác phải ra quyết định thi hành án.

    3. Trường hợp người bị kết án phạt tù đang tại ngoại thì quyết định thi hành án phạt tù phải ghi rõ trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được quyết định, người đó phải có mặt tại cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện để thi hành án.

    Trường hợp người bị kết án phạt tù đang tại ngoại mà bỏ trốn thì Chánh án Tòa án đã ra quyết định thi hành án yêu cầu cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh nơi người bị kết án phạt tù đang tại ngoại ra quyết định truy nã.

     

     

     

    Điều 365. Giải thích, sửa chữa bản án, quyết định của Tòa án

    1. Cơ quan thi hành án hình sự, cơ quan thi hành án dân sự, Viện kiểm sát, người bị kết án, bị hại, đương sự liên quan đến việc thi hành án có quyền yêu cầu Tòa án đã ra bản án, quyết định giải thích, sửa chữa những điểm chưa rõ trong bản án, quyết định để thi hành.

    2. Thẩm phán chủ tọa phiên tòa đã ra bản án, quyết định có trách nhiệm giải thích, sửa chữa những điểm chưa rõ trong bản án, quyết định của Tòa án. Trường hợp Thẩm phán chủ tọa phiên tòa không thể thực hiện được thì việc giải thích, sửa chữa do Chánh án Tòa án đã ra bản án, quyết định đó thực hiện.

    Điều 366. Giải quyết kiến nghị đối với bản án, quyết định của Tòa án

    Trường hợp cơ quan thi hành án hình sự, cơ quan thi hành án dân sự kiến nghị về việc xem xét lại bản án, quyết định của Tòa án theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm thì Tòa án có thẩm quyền có trách nhiệm trả lời trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày nhận được văn bản kiến nghị. Trường hợp vụ án phức tạp thì thời hạn trả lời có thể kéo dài nhưng không quá 120 ngày kể từ ngày nhận được văn bản kiến nghị.

     

    Điều 257. Cơ quan, tổ chức có nhiệm vụ thi hành bản án và quyết định của Toà án

    1. Cơ quan Công an thi hành hình phạt trục xuất, tù có thời hạn, tù chung thân và tham gia Hội đồng thi hành hình phạt tử hình theo quy định tại Điều 259 của Bộ luật này.

    2. Chính quyền xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức nơi người bị kết án cư trú hoặc làm việc có nhiệm vụ theo dõi, giáo dục, giám sát việc cải tạo của những người được hưởng án treo hoặc bị phạt cải tạo không giam giữ.

    3. Việc thi hành hình phạt quản chế, cấm cư trú, tước một số quyền công dân, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định do chính quyền xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức nơi thi hành án đảm nhiệm.

    4. Cơ sở chuyên khoa y tế thi hành quyết định về bắt buộc chữa bệnh.

    5. Cơ quan thi hành án dân sự thi hành hình phạt tiền, tịch thu tài sản và quyết định dân sự trong vụ án hình sự. Chính quyền xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức có nhiệm vụ giúp chấp hành viên trong việc thi hành án. Nếu cần phải áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án thì cơ quan Công an và các cơ quan hữu quan khác có nhiệm vụ phối hợp.

    6. Việc thi hành bản án và quyết định của Toà án quân sự do các tổ chức trong Quân đội đảm nhiệm, trừ hình phạt trục xuất.

    7. Các cơ quan thi hành án phải báo cho Chánh án Toà án đã ra quyết định thi hành án về việc bản án hoặc quyết định đã được thi hành; nếu chưa thi hành được thì phải nêu rõ lý do.

     

     

    Chương XXVII
    THI HÀNH HÌNH PHẠT TÙ VÀ CÁC HÌNH PHẠT KHÁC

     

     

     

    Điều 368. Thủ tục xét tha tù trước thời hạn có điều kiện

    1. Trại giam; Trại tạm giam thuộc Bộ Công an, Trại tạm giam thuộc Bộ Quốc phòng, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu có trách nhiệm lập hồ sơ đề nghị tha tù trước thời hạn và chuyển cho Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu, Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án quân sự cấp quân khu nơi phạm nhân đang chấp hành án phạt tù.

    Hồ sơ đề nghị tha tù trước thời hạn gồm:

    a) Đơn xin tha tù trước thời hạn của phạm nhân kèm theo cam kết không vi phạm pháp luật, các nghĩa vụ phải chấp hành khi được tha tù trước thời hạn;

    b) Bản sao bản án có hiệu lực pháp luật; quyết định thi hành án;

    c) Bản sao quyết định giảm thời hạn chấp hành án phạt tù đối với người bị kết án về tội phạm nghiêm trọng trở lên;

    d) Văn bản, tài liệu thể hiện việc chấp hành xong hình phạt bổ sung là hình phạt tiền, án phí, các nghĩa vụ dân sự;

    đ) Tài liệu về cá nhân, hoàn cảnh gia đình của phạm nhân;

    e) Kết quả xếp loại chấp hành án phạt tù quý, 06 tháng, năm; quyết định khen thưởng hoặc giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về việc phạm nhân lập công (nếu có);

    g) Văn bản đề nghị tha tù trước thời hạn của cơ quan lập hồ sơ.

    2. Văn bản đề nghị tha tù trước thời hạn của cơ quan lập hồ sơ gồm các nội dung chính:

    a) Số, ngày, tháng, năm của văn bản;

    b) Họ tên, chức vụ, chữ ký của người có thẩm quyền đề nghị;

    c) Họ tên, giới tính, năm sinh, nơi cư trú của phạm nhân; nơi phạm nhân chấp hành thời gian thử thách;

    d) Thời gian đã chấp hành án phạt tù; thời gian chấp hành án phạt tù còn lại;

    đ) Nhận xét và đề nghị của cơ quan lập hồ sơ.

    3. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị tha tù trước thời hạn, Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu phải ra văn bản thể hiện quan điểm về việc đề nghị tha tù trước thời hạn có điều kiện của cơ quan đề nghị.

    Trường hợp Viện kiểm sát yêu cầu cơ quan lập hồ sơ bổ sung tài liệu thì trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu, cơ quan lập hồ sơ phải bổ sung tài liệu và gửi cho Viện kiểm sát, Tòa án.

    4. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ của cơ quan đề nghị, Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Chánh án Tòa án quân sự cấp quân khu phải mở phiên họp xét tha tù trước thời hạn có điều kiện; đồng thời thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát cùng cấp để cử Kiểm sát viên tham gia phiên họp. Trường hợp Tòa án yêu cầu cơ quan lập hồ sơ bổ sung tài liệu thì trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu, cơ quan lập hồ sơ phải bổ sung tài liệu và gửi cho Tòa án, Viện kiểm sát.

    5. Hội đồng xét tha tù trước thời hạn có điều kiện gồm Chánh án và 02 Thẩm phán, do Chánh án làm Chủ tịch Hội đồng.

    6. Tại phiên họp, một thành viên của Hội đồng trình bày tóm tắt hồ sơ đề nghị. Kiểm sát viên trình bày quan điểm của Viện kiểm sát về việc đề nghị xét tha tù trước thời hạn có điều kiện của cơ quan đề nghị và việc tuân thủ pháp luật trong việc xét, quyết định tha tù trước thời hạn có điều kiện. Đại diện cơ quan đã lập hồ sơ đề nghị có thể trình bày bổ sung để làm rõ việc đề nghị tha tù trước thời hạn.

    7. Phiên họp xét tha tù trước thời hạn có điều kiện được lập biên bản. Biên bản ghi rõ ngày, tháng, năm, địa điểm mở phiên họp; thành phần tham gia phiên họp; nội dung, diễn biến phiên họp và quyết định của Hội đồng về việc chấp nhận hoặc không chấp nhận đề nghị tha tù trước thời hạn có điều kiện đối với từng phạm nhân.

    Sau khi kết thúc phiên họp, Kiểm sát viên xem biên bản phiên họp, yêu cầu ghi những sửa đổi, bổ sung (nếu có) vào biên bản phiên họp; Chủ tịch Hội đồng phải kiểm tra biên bản, cùng với thư ký phiên họp ký vào biên bản.

    8. Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày ra quyết định tha tù trước thời hạn có điều kiện, Tòa án phải gửi quyết định cho phạm nhân, Viện kiểm sát cùng cấp, Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp, cơ quan đã lập hồ sơ đề nghị, Tòa án đã ra quyết định thi hành án, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cấp quân khu, chính quyền xã, phường, thị trấn nơi người được tha tù trước thời hạn về cư trú, đơn vị quân đội được giao quản lý người đó, Sở Tư pháp nơi Tòa án đã ra quyết định có trụ sở.

    9. Ngay sau khi nhận được quyết định tha tù trước thời hạn có điều kiện, cơ sở giam giữ phải tổ chức công bố quyết định này và thực hiện các thủ tục thi hành quyết định tha tù trước thời hạn có điều kiện. Trong thời gian thử thách mà người được tha tù trước thời hạn có điều kiện không vi phạm các quy định tại khoản 4 Điều 66 của Bộ luật hình sự thì khi hết thời gian thử thách, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu nơi đã quản lý họ có trách nhiệm cấp giấy chứng nhận chấp hành xong án phạt tù.

    10. Trường hợp người được tha tù trước thời hạn vi phạm quy định tại khoản 4 Điều 66 của Bộ luật hình sự thì cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện nơi người được tha tù trước thời hạn về cư trú, đơn vị quân đội được giao quản lý người đó phải lập hồ sơ chuyển đến Viện kiểm sát và Tòa án đã ra quyết định tha tù trước thời hạn có điều kiện để xem xét, hủy quyết định đã ban hành và buộc người đó phải chấp hành phần hình phạt tù còn lại chưa chấp hành.

    Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị, Tòa án phải mở phiên họp để xem xét, quyết định.

    Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày ra quyết định hủy bỏ quyết định tha tù trước thời hạn có điều kiện, Tòa án phải gửi quyết định cho cơ quan, cá nhân quy định tại khoản 8 Điều này.

    11. Viện kiểm sát có quyền kháng nghị, phạm nhân có quyền khiếu nại đối với quyết định về việc chấp nhận hoặc không chấp nhận đề nghị tha tù trước thời hạn có điều kiện, quyết định hủy quyết định tha tù trước thời hạn có điều kiện.

    Trình tự, thủ tục, thẩm quyền giải quyết kháng nghị, khiếu nại các quyết định quy định tại khoản này được hiện theo quy định tại Chương XXII và Chương XXXIII của Bộ luật này.

     

    Điều 260. Thi hành hình phạt tù

    1. Trong trường hợp người bị kết án đang bị tạm giam thì theo yêu cầu của người thân thích người bị kết án, cơ quan Công an phải cho phép người bị kết án gặp người thân thích trước khi thi hành án.

    Ban giám thị trại giam phải thông báo cho gia đình người bị kết án biết nơi người đó chấp hành hình phạt.

    2. Trong trường hợp người bị kết án đang tại ngoại, nếu quá thời hạn mà không có mặt tại cơ quan Công an để chấp hành án thì người bị kết án sẽ bị áp giải.

    3. Chánh án Tòa án đã ra quyết định thi hành án phải theo dõi việc thi hành án. Cơ quan Công an phải thông báo bằng văn bản cho Tòa án về việc bắt người bị kết án để thi hành án hoặc lý do chưa bắt được và biện pháp cần áp dụng để bảo đảm việc thi hành án.

    4. Trong trường hợp người đang chấp hành hình phạt tù trốn khỏi trại giam thì cơ quan Công an ra quyết định truy nã.

    Điều 261. Hoãn chấp hành hình phạt tù

    1. Đối với người bị xử phạt tù đang được tại ngoại, Chánh án Tòa án đã ra quyết định thi hành án có thể tự mình hoặc theo đề nghị của Viện kiểm sát, cơ quan Công an cùng cấp hoặc người bị kết án cho hoãn chấp hành hình phạt tù trong trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 61 của Bộ luật hình sự.

    2. Chậm nhất là bảy ngày trước khi hết thời hạn hoãn chấp hành hình phạt tù, Chánh án Toà án đã cho hoãn chấp hành hình phạt tù phải ra quyết định thi hành án và phải gửi ngay quyết định thi hành án cùng bản án, quyết định phạt tù đã có hiệu lực pháp luật cho cơ quan Công an cùng cấp và người bị kết án trước khi hết thời hạn hoãn chấp hành hình phạt tù.

    Nếu quá thời hạn bảy ngày, kể từ ngày hết thời hạn hoãn chấp hành hình phạt tù, người bị kết án không có mặt tại cơ quan Công an để đi chấp hành hình phạt tù mà không có lý do chính đáng, thì cơ quan Công an phải áp giải người bị kết án đi chấp hành hình phạt tù.

    Điều 262. Tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù

    1. Theo đề nghị của Viện kiểm sát hoặc của Ban giám thị trại giam nơi người bị kết án đang chấp hành hình phạt tù:

    a) Chánh án Tòa án cấp tỉnh nơi người đang chấp hành hình phạt tù có thể cho người đó được tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù trong trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều 61 và Điều 62 của Bộ luật hình sự;

    b) Chánh án Tòa án đã ra quyết định thi hành án có thể cho người đang chấp hành hình phạt tù được tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù trong các trường hợp quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều 61 và Điều 62 của Bộ luật hình sự.

     Chậm nhất là bảy ngày trước khi hết thời hạn tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù, Chánh án Toà án đã cho tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù phải ra quyết định thi hành án đối với phần hình phạt còn lại và phải gửi ngay quyết định đó cho cơ quan Công an cùng cấp nơi Tòa án đã ra quyết định tạm đình chỉ và người bị kết án.

    Nếu quá thời hạn bảy ngày, kể từ ngày hết thời hạn tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù, người bị kết án không có mặt tại cơ quan Công an để đi chấp hành hình phạt tù mà không có lý do chính đáng, thì cơ quan Công an phải áp giải người bị kết án đi chấp hành hình phạt tù.

    2. Việc tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù để xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm phải do người đã kháng nghị hoặc do Tòa án cấp giám đốc thẩm hoặc tái thẩm quyết định.

    Điều 263. Quản lý người được hoãn hoặc được tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù

    1. Người được hoãn hoặc được tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù được giao cho chính quyền xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức nơi họ cư trú hoặc làm việc quản lý. Họ không được tự ý đi nơi khác, nếu không được phép của chính quyền xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức quản lý họ.

    2. Nếu trong thời gian được hoãn hoặc tạm đình chỉ chấp hành hình phạt mà người bị kết án có hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng hoặc có căn cứ cho rằng người đó bỏ trốn thì Chánh án Tòa án đã cho hoãn hoặc tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù hủy bỏ quyết định đó và ra quyết định thi hành án để bắt họ đi chấp hành hình phạt tù. Quyết định thi hành án được gửi cho cơ quan Công an cùng cấp nơi Tòa án đã ra quyết định. Ngay sau khi nhận được quyết định thi hành án, cơ quan Công an phải tổ chức bắt, áp giải người bị kết án đi chấp hành hình phạt tù.

    Điều 264. Thi hành hình phạt tù cho hưởng án treo, hình phạt cải tạo không giam giữ

    Người bị phạt tù được hưởng án treo và người bị phạt cải tạo không giam giữ được giao cho chính quyền xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức nơi họ cư trú hoặc làm việc để giám sát, giáo dục.

    Điều 265. Thi hành hình phạt trục xuất

    Người bị phạt trục xuất phải rời khỏi lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong thời hạn chậm nhất là mười lăm ngày, kể từ ngày có quyết định thi hành án. Trong trường hợp người bị phạt trục xuất phải chấp hành các hình phạt khác hoặc phải thực hiện các nghĩa vụ khác thì thời hạn họ rời khỏi lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam do pháp luật quy định.

    Điều 266. Thi hành hình phạt quản chế hoặc cấm cư trú

    Đối với người bị phạt quản chế thì sau khi chấp hành xong hình phạt tù, người bị kết án được giao cho chính quyền xã, phường, thị trấn nơi họ cư trú để thi hành hình phạt quản chế. Người bị phạt cấm cư trú thì không được tạm trú, thường trú ở những địa phương bị cấm cư trú.

    Điều 267. Thi hành hình phạt tiền hoặc tịch thu tài sản

    Quyết định đưa bản án phạt tiền hoặc tịch thu tài sản ra thi hành phải được gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp, chấp hành viên, người bị kết án và chính quyền xã, phường, thị trấn nơi người bị kết án cư trú.

    Việc tịch thu tài sản được tiến hành theo quy định tại Điều 40 của Bộ luật hình sự.

     

     

    Chương XXVIII
    GIẢM THỜI HẠN HOẶC MIỄN CHẤP HÀNH HÌNH PHẠT

     

     

    Điều 268. Điều kiện để được giảm thời hạn hoặc miễn chấp hành hình phạt

    1. Người đang chấp hành hình phạt tù, cải tạo không giam giữ, cấm cư trú hoặc quản chế có thể được giảm thời hạn chấp hành hình phạt theo quy định tại các điều 57, 58, 59 và 76 của Bộ luật hình sự; nếu họ chưa chấp hành hình phạt thì có thể được miễn chấp hành toàn bộ hình phạt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 5 Điều 57 của Bộ luật hình sự.

    Người đang được tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù có thể được miễn chấp hành hình phạt còn lại theo quy định tại khoản 4 Điều 57 của Bộ luật hình sự.

    Người đã chấp hành được một phần hình phạt tiền có thể được miễn chấp hành phần tiền phạt còn lại theo quy định tại khoản 2 Điều 58 và khoản 3 Điều 76 của Bộ luật hình sự.

    2. Người bị phạt tù được hưởng án treo có thể được rút ngắn thời gian thử thách theo quy định tại Điều 60 của Bộ luật hình sự.

    Điều 269. Thủ tục giảm thời hạn hoặc miễn chấp hành hình phạt

    1. Tòa án có thẩm quyền quyết định giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù là Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án quân sự cấp quân khu nơi người bị kết án chấp hành hình phạt.

    Tòa án có thẩm quyền quyết định miễn chấp hành hình phạt tù là Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án quân sự cấp quân khu nơi người bị kết án cư trú hoặc làm việc.

    Việc giảm thời hạn hoặc miễn chấp hành các hình phạt khác hoặc giảm thời gian thử thách thuộc thẩm quyền quyết định của Tòa án nhân dân cấp huyện, Tòa án quân sự khu vực nơi người bị kết án chấp hành hình phạt hoặc chịu thử thách.

    2. Hồ sơ đề nghị xét miễn chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ, miễn chấp hành toàn bộ hoặc phần hình phạt tù còn lại, miễn chấp hành phần tiền phạt còn lại phải có đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp.

    Hồ sơ đề nghị xét giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù phải có đề nghị của cơ quan thi hành hình phạt tù.

    Hồ sơ đề nghị xét giảm thời hạn chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ phải có đề nghị của cơ quan, tổ chức hoặc chính quyền địa phương được giao nhiệm vụ trực tiếp giám sát, giáo dục.

    Hồ sơ đề nghị xét giảm hoặc miễn chấp hành hình phạt khác hoặc rút ngắn thời gian thử thách của án treo phải có đề nghị hoặc nhận xét của cơ quan, tổ chức có nhiệm vụ thi hành án quy định tại Điều 257 của Bộ luật này.

    3. Khi Tòa án xét giảm thời hạn hoặc miễn chấp hành hình phạt, một thành viên của Tòa án trình bày vấn đề cần được xem xét, đại diện Viện kiểm sát phát biểu ý kiến, Tòa án ra quyết định chấp nhận hoặc bác đề nghị giảm thời hạn, miễn chấp hành hình phạt hoặc rút ngắn thời gian thử thách.

     

     

    Chương XXIX
     XÓA ÁN TÍCH

     

     

    Điều 270. Đương nhiên xóa án tích

    Theo yêu cầu của người được đương nhiên xóa án tích quy định tại Điều 64 của Bộ luật hình sự, Chánh án Tòa án đã xử sơ thẩm vụ án cấp giấy chứng nhận là họ đã được xóa án tích.

    Điều 271. Xóa án tích do Toà án quyết định

    1. Trong những trường hợp quy định tại Điều 65 và Điều 66 của Bộ luật hình sự, việc xóa án tích do Toà án quyết định. Người bị kết án phải có đơn gửi Toà án đã xử sơ thẩm vụ án kèm theo nhận xét của chính quyền xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức nơi họ cư trú hoặc làm việc.

    2. Chánh án Toà án đã xử sơ thẩm chuyển tài liệu về việc xin xoá án tích cho Viện kiểm sát cùng cấp để phát biểu ý kiến bằng văn bản. Nếu xét thấy đủ điều kiện thì Chánh án ra quyết định xóa án tích; trong trường hợp chưa đủ điều kiện thì quyết định bác đơn xin xóa án tích.

     

    Điều 369. Thủ tục xóa án tích

    1. Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu của người được đương nhiên xóa án tích và xét thấy có đủ điều kiện quy định tại Điều 70 của Bộ luật hình sự thì cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp cấp phiếu lý lịch tư pháp là họ không có án tích.

    2. Những trường hợp quy định tại Điều 71 và Điều 72 của Bộ luật hình sự thì việc xóa án tích do Tòa án quyết định. Người bị kết án phải có đơn gửi Tòa án đã xét xử sơ thẩm vụ án có nhận xét của chính quyền xã, phường, thị trấn nơi họ cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi họ làm việc, học tập.

    Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được đơn của người bị kết án, Tòa án đã xét xử sơ thẩm chuyển tài liệu về việc xin xoá án tích cho Viện kiểm sát cùng cấp. Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận tài liệu do Tòa án chuyển đến, Viện kiểm sát cùng cấp có ý kiến bằng văn bản và chuyển lại tài liệu cho Tòa án.

    Nếu xét thấy đủ điều kiện thì trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận tài liệu do Viện kiểm sát chuyển đến, Chánh án Tòa án đã xét xử sơ thẩm phải ra quyết định xóa án tích; trường hợp chưa đủ điều kiện thì quyết định bác đơn xin xóa án tích.

    Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày ra quyết định xóa án tích hoặc quyết định bác đơn xin xóa án tích, Tòa án đã ra quyết định phải gửi quyết định này cho người bị kết án, Viện kiểm sát cùng cấp, chính quyền xã, phường, thị trấn nơi họ cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi họ làm việc, học tập.

     

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn trang_u vì bài viết hữu ích
    giangvks (11/11/2020) hoailamsvl (23/03/2018)
  • #500087   19/08/2018

    Bản tổng hợp này từ tháng 2/2016. Hiện nay có nhiều bài đánh giá, nhận xét mới. Bạn có thể cập nhật, bổ sung thêm khg?

     
    Báo quản trị |