Tòa án sẽ giải quyết ly hôn như thế nào ?

Chủ đề   RSS   
  • #468482 22/09/2017

    minhlong3110
    Top 500
    Male
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:20/03/2014
    Tổng số bài viết (249)
    Số điểm: 4125
    Cảm ơn: 84
    Được cảm ơn 156 lần


    Tòa án sẽ giải quyết ly hôn như thế nào ?

    Hiện nay đa số mọi người cho rằng ly hôn là giải pháp để kết thúc sự đổ vỡ của tình yêu hoặc nhằm chấm dứt quan hệ gia đình khi không còn hạnh phúc. Về mặt pháp lý thì ly hôn là việc chấm dứt quan hệ hôn nhân do Tòa án công nhận hoặc quyết định theo yêu cầu của vợ hoặc chồng hoặc cả hai vợ chồng.  



    - Ly hôn có 2 dạng:

    1. Ly hôn thuận tình là cả hai vợ chồng đều mong muống và cùng ký vào đơn ly hôn. (điều 55 Luật HN&GĐ 2014)

    2. Đơn phương ly hôn là theo yêu cầu của một bên vợ hoặc chồng. (điều 56 Luật HN&GĐ 2014)

    - Căn cứ để Tòa án cho ly hôn:

    + Khi một bên vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án xem xét, giải quyết việc ly hôn. Căn cứ điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.

    + Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Toà án tuyên bố mất tích xin ly hôn thì Toà án giải quyết cho ly hôn.

    - Thụ lý đơn yêu cầu ly hôn:

    + Toà án thụ lý đơn yêu cầu ly hôn theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.

    + Trong trường hợp không đăng ký kết hôn mà có yêu cầu ly hôn thì Toà án thụ lý và tuyên bố không công nhận quan hệ vợ chồng; nếu có yêu cầu về con và tài sản thì giải quyết theo quy định pháp luật.



    - Tòa án giải quyết theo trình tự như sau:

    + Đối với ly hôn thuận tình: Trong trường hợp này vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn mà hoà giải tại Toà án không thành, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thoả thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con thì Toà án công nhận thuận tình ly hôn và sự thoả thuận về tài sản và con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con; nếu không thoả thuận được hoặc tuy có thoả thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Toà án quyết định.

    + Đối với đơn phương ly hôn: Khi một bên vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hoà giải tại Toà án không thành thì Toà án xem xét, giải quyết việc ly hôn.
     
    - Hoà giải khi ly hôn: Nhà nước và xã hội khuyến khích việc hoà giải ở cơ sở khi vợ, chồng có yêu cầu ly hôn. Việc hoà giải được thực hiện theo quy định của pháp luật về hoà giải ở cơ sở.

    - Sau khi đã thụ lý đơn yêu cầu ly hôn, Toà án tiến hành hoà giải theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.

    Lưu ý:

    - Quyền yêu cầu Toà án giải quyết việc ly hôn:

    - Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Toà án giải quyết việc ly hôn.

    - Trong trường hợp vợ có thai hoặc đang nuôi con dưới mười hai tháng tuổi thì chồng không có quyền yêu cầu xin ly hôn.

    - Hồ sơ xin ly hôn bao gồm:

    +  Chứng minh nhân dân và sổ hộ khẩu của vợ và chồng

    +  Giấy đăng ký kết hôn (bản chính)

    +  Giấy khai sinh của các con

    + Giấy tờ về tài sản nếu có yêu cầu Tòa án phân chia.

    Người đang làm, trời đang nhìn, pháp luật đang điều chỉnh

     
    40625 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn minhlong3110 vì bài viết hữu ích
    pukachi_kw (25/09/2017)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #468566   24/09/2017

    garan
    garan
    Top 50
    Male
    Lớp 10

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:10/08/2011
    Tổng số bài viết (1472)
    Số điểm: 12551
    Cảm ơn: 682
    Được cảm ơn 858 lần
    Moderator

    Nếu đương sự làm theo bạn mà làm bộ hồ sơ như vậy nộp lên tòa thì tòa sẽ không thụ lý giải quyết cho họ.
    Lý do: Không có đơn khởi kiện, biết ai yêu cầu, yêu cầu giải quyết cái gì.

     
    Báo quản trị |  
  • #468661   25/09/2017

    pukachi_kw
    pukachi_kw

    Female
    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/08/2017
    Tổng số bài viết (112)
    Số điểm: 995
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 33 lần


    Khi thụ lý, tòa án sẽ tiến hành hòa giải để giải quyết các vấn đề nhân thân, tài sản, con chung..... trước khi đưa vụ án ra xét xử (đối với ly hôn đơn phương hoặc mở phiên đối với thuận tình ly hôn) và Quyết định chấp nhận hay không chấp nhận yêu cầu (Ở đây còn có vấn đề hòa giải thành, nghĩa là một người nộp đơn yêu cầu ly hôn, người kia đồng ý ly hôn, các bên coi như hòa giải thành -> Ly hôn).

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn pukachi_kw vì bài viết hữu ích
    trang_u (25/09/2017)
  • #468664   25/09/2017

    trang_u
    trang_u
    Top 25
    Female
    Đại học

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/11/2015
    Tổng số bài viết (2972)
    Số điểm: 44888
    Cảm ơn: 1413
    Được cảm ơn 1718 lần


    pukachi_kw viết:

    (Ở đây còn có vấn đề hòa giải thành, nghĩa là một người nộp đơn yêu cầu ly hôn, người kia đồng ý ly hôn, các bên coi như hòa giải thành -> Ly hôn).

    Nếu hòa giải thành thì không có chuyện ly hôn đâu bạn pukachi_kw, hình như bạn đang bị mắc lỗi về logic thì phải. trường hợp bạn nói là thuận tình ly hôn chứ nhỉ? 

     
    Báo quản trị |  
  • #468681   25/09/2017

    thanhvan312
    thanhvan312
    Top 500
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/05/2017
    Tổng số bài viết (354)
    Số điểm: 3190
    Cảm ơn: 41
    Được cảm ơn 99 lần


    Luật quy định là vậy nhưng trên thực tế mình thấy có một vài người vợ bị bạo hành hoặc có lý do riêng nào đó không thể chịu đựng nổi để chung sống với chồng thường năn nỉ, than khóc dữ dội để ly hôn mà không thông qua hòa giải luôn và vẫn được giải quyết. Áp dụng theo quy định của pháp luật nhưng còn phụ thuộc vào thực tế để sử dụng "cái tình" và đặt "cái lý" phía sau để giải quyết vấn đề nữa nhỉ 

     
    Báo quản trị |  
  • #469588   02/10/2017

    minhlong3110
    minhlong3110
    Top 500
    Male
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:20/03/2014
    Tổng số bài viết (249)
    Số điểm: 4125
    Cảm ơn: 84
    Được cảm ơn 156 lần


    thanhvan312 viết:

    Luật quy định là vậy nhưng trên thực tế mình thấy có một vài người vợ bị bạo hành hoặc có lý do riêng nào đó không thể chịu đựng nổi để chung sống với chồng thường năn nỉ, than khóc dữ dội để ly hôn mà không thông qua hòa giải luôn và vẫn được giải quyết. Áp dụng theo quy định của pháp luật nhưng còn phụ thuộc vào thực tế để sử dụng "cái tình" và đặt "cái lý" phía sau để giải quyết vấn đề nữa nhỉ 

    Vì tính nhân văn và nhiều hệ lụy trong gia đình xãy ra sau khi ly hôn nên trong quá trình xử lý ly hôn Luật đã quy định thêm các lần hòa giải bắt buộc. Chung quy lại mục đích của các lần hòa giải của Tòa là để 2 bên có cái nhìn thẳng vào người mà họ đã từng rất yêu thương, người đã cùng ký vào đơn xin kết hôn trước đây. Rồi trách nhiệm đối với những đứa con, cuộc sống của chúng sẽ ra sao nếu việc ly hôn này diễn ra. Chính vì thế, mục đích của các lần hòa giải là để thể hiện cái "tình".

    Người đang làm, trời đang nhìn, pháp luật đang điều chỉnh

     
    Báo quản trị |  
  • #472710   29/10/2017

    minhpham1995
    minhpham1995
    Top 50
    Male
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:21/10/2017
    Tổng số bài viết (1399)
    Số điểm: 11712
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 208 lần


    các bạn cho mình hỏi nội dung này nhé. Nếu hai bên thuận tình về mặt tình cảm (tình cảm rạng nứt và đều muốn ly hôn) và tài sản (đã thỏa thuận được với nhau về tài sản) nhưng không thỏa thuận được với nhau về quyền nuôi con (tranh chấp nuôi con), thì làm đơn khởi kiện ly hôn hay đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn sẽ đúng hơn ạ?

     
    Báo quản trị |  
  • #481582   09/01/2018

    kimgam2708
    kimgam2708
    Top 500
    Female
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/12/2017
    Tổng số bài viết (295)
    Số điểm: 4885
    Cảm ơn: 38
    Được cảm ơn 69 lần


    Vẫn là đơn khởi kiện xin ly hôn bạn nhé, vẫn phải giải quyết theo trình rự ly hôn theo luật, tuy nhiên thời gian giải quyết sẽ nhanh hơn. Tuy nhiên bạn chưa nói rõ con lúc đó bao nhiêu tuổi.

    Nếu trên 7 tuổi thì sẽ tùy theo nguyện vọng con chung sẽ muốn sống chung với ai bạn nhé, lúc đó Tòa sẽ giải quyết theo nguyện vọng của con.

    Nếu dưới 7 tuổi thì cần phải xét về nhiều khía cạnh hơn, như trong suốt thời gian vừa rồi con sống chung với cha hay mẹ, ai là người chăm lo trực tiếp cho con,... Nếu dược bạn cung cấp đầy đủ thông tin hơn để mình làm rõ vấn đề hơn bạn nhé.

     

     

     
    Báo quản trị |