Tổ chức được phép ghi âm, ghi hình tại nơi công cộng trong trường hợp nào?

Chủ đề   RSS   
  • #603006 02/06/2023

    nguyenhoaibao12061999
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:03/08/2022
    Tổng số bài viết (2261)
    Số điểm: 78451
    Cảm ơn: 100
    Được cảm ơn 2016 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Tổ chức được phép ghi âm, ghi hình tại nơi công cộng trong trường hợp nào?

    Hiện nay, không ít các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đều lắp đặt camera cho mục đích an ninh. Tuy nhiên, sẽ ít nhiều ghi hình người dân tại các khu vực công cộng.
     
    Mà theo quy định pháp luật thì không được phép ghi hình người khác. Vậy trong trường hợp nào doanh nghiệp được quyền ghi âm, ghi hình tại nơi công cộng?
     
    to-chuc-duoc-phep-ghi-am-ghi-hinh-tai-noi-cong-cong-trong-truong-hop-nao
     
    1. Cá nhân có quyền gì đối với hình ảnh của mình?
     
    Theo khoản 1 Điều 32 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về quyền hình ảnh của cá nhân là quyền nhân thân của cá nhân, theo đó:
     
    Cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình, việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý.
     
    Việc sử dụng hình ảnh của người khác vì mục đích thương mại thì phải trả thù lao cho người có hình ảnh, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
     
    Do đó, bất kỳ cá nhân nào cũng có quyền bảo vệ đối với hình ảnh của mình dù là đối với mục đích nào.
     
    2. Tổ chức, doanh nghiệp có được quay ghi âm, ghi hình cá nhân?
     
    Căn cứ Điều 18 Nghị định 13/2023/NĐ-CP quy định việc doanh nghiệp được phép lưu trữ dữ liệu cá nhân thu được từ hoạt động ghi âm, ghi hình tại nơi công cộng trong trường hợp sau:
     
    Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền được ghi âm, ghi hình và xử lý dữ liệu cá nhân thu được từ hoạt động ghi âm, ghi hình tại nơi công cộng với mục đích bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật mà không cần có sự đồng ý của chủ thể. 
     
    Khi thực hiện việc ghi âm, ghi hình, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền có trách nhiệm thông báo để chủ thể hiểu được mình đang bị ghi âm, ghi hình, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
     
    3. Doanh nghiệp được sử dụng hình ảnh của cá nhân ra sao?
     
    Căn cứ Điều 17 Nghị định 13/2023/NĐ-CP quy định doanh nghiệp được phép xử lý dữ liệu cá nhân trong trường hợp không cần sự đồng ý của chủ thể dữ liệu:
     
    - Trong trường hợp khẩn cấp, cần xử lý ngay dữ liệu cá nhân có liên quan để bảo vệ tính mạng, sức khỏe của chủ thể dữ liệu hoặc người khác. Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân, Bên Xử lý dữ liệu cá nhân, Bên Kiểm soát và xử lý dữ liệu cá nhân, Bên thứ ba có trách nhiệm chứng minh trường hợp này.
     
    - Việc công khai dữ liệu cá nhân theo quy định của luật.
     
    - Việc xử lý dữ liệu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp tình trạng khẩn cấp về quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, thảm họa lớn, dịch bệnh nguy hiểm; khi có nguy cơ đe dọa an ninh, quốc phòng nhưng chưa đến mức ban bố tình trạng khẩn cấp; phòng, chống bạo loạn, khủng bố, phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật theo quy định của luật.
     
    - Để thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng của chủ thể dữ liệu với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan theo quy định của luật.
     
    - Phục vụ hoạt động của cơ quan nhà nước đã được quy định theo luật chuyên ngành.
     
    4. Trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc xử lý dữ liệu cá nhân
     
    Theo Điều 39 Nghị định 13/2023/NĐ-CP trách nhiệm của Bên Xử lý dữ liệu cá nhân phải thực hiện như sau:
     
    - Chỉ tiếp nhận dữ liệu cá nhân sau khi có hợp đồng hoặc thỏa thuận về xử lý dữ liệu với Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân.
     
    - Xử lý dữ liệu cá nhân theo đúng hợp đồng hoặc thỏa thuận ký kết với Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân.
     
    - Thực hiện đầy đủ các biện pháp bảo vệ dữ liệu cá nhân quy định tại Nghị định này và các văn bản pháp luật khác có liên quan.
     
    - Bên Xử lý dữ liệu cá nhân chịu trách nhiệm trước chủ thể dữ liệu về các thiệt hại do quá trình xử lý dữ liệu cá nhân gây ra.
     
    - Xóa, trả lại toàn bộ dữ liệu cá nhân cho Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân sau khi kết thúc xử lý dữ liệu.
     
    - Phối hợp với Bộ Công an, cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong bảo vệ dữ liệu cá nhân, cung cấp thông tin phục vụ điều tra, xử lý hành vi vi phạm quy định của pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân.
     
    Như vậy, tổ chức, doanh nghiệp vẫn được quyền ghi âm, ghi hình cá nhân nhưng trong trường hợp với mục đích bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật mà không cần có sự đồng ý của chủ thể.
     
    3499 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenhoaibao12061999 vì bài viết hữu ích
    admin (21/06/2023)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận