Tố cáo tội lừa đảo tài sản và bỏ trốn?

Chủ đề   RSS   
  • #568838 09/03/2021

    Mabuw

    Sơ sinh

    Bình Dương, Việt Nam
    Tham gia:07/03/2021
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1 lần


    Tố cáo tội lừa đảo tài sản và bỏ trốn?

    Kính chào Luật sư,

    Trong thời gian làm chung cùng một công ty, một người đồng nghiệp và cũng là bạn bè chơi thân với nhau (tôi sẽ gọi tắt là T) có tâm sự do nhu cầu đang cần tiền đầu tư cho công việc kinh doanh, vì đã hứa cam kết với đối tác nếu không tiếp tục thực hiện thì sẽ mất số tiền mà T đã bỏ ra đưa cho đối tác. Tôi sống vì tình bạn, cùng đồng nghiệp nên đã đưa cho T mượn tổng với số tiền là: 400 triệu đồng, phát sinh đưa tiền ngày 14/09/2019, tôi thì cũng khó khăn không đủ tiền đưa một lần nên có khoản tiền nào hoặc vay mượn được thì tôi đều đưa cho T mượn. Vì tin nhau bạn bè đồng nghiệp thân thiết gặp mặt hàng ngày việc đưa tiền tôi không yêu cầu T viết giấy mượn tiền.

    Tôi không ngờ rằng T đã có hành vi lừa dối tôi khi nhận của tôi số tiền 400 triệu thì T đã bỏ việc nghỉ ngang ở Công ty (đã làm được 7 năm), tôi tìm đến nhà trọ của T vỡ lẽ ra là T mượn tiền tiêu xài mục đích cá nhân (trả nợ, cá độ,...) không có đầu tư kinh doanh làm ăn gì cả. Hiện tại T cũng đã bỏ trốn đi khỏi nơi cư trú, cắt hết liên lạc, không sử dụng facebook và zalo cá nhân nữa, đổi số điện thoại.

    Theo những nguồn thông tin tôi được biết thì hiện T đang trốn về quê, và không có ý định trả lại tiền cho tôi, còn nói với mọi người là tiền đó không có giấy tờ gì nên sẽ không sợ, ai muốn làm gì thì làm.

    Tôi xin Luật sư tư vấn là tôi có thể tố cáo T về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản không?

    Chứng cứ tôi chỉ có tin nhắn Zalo nói chuyện về đòi tiền và T hứa hẹn trả (trước lúc cắt liên lạc), các ghi âm về hứa hẹn sẽ về quê xin tiền gia đình đem lên trả tiền, và một số người làm chứng.     

    Chân thành cám ơn!

     
    1327 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Mabuw vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (19/03/2021)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #575695   26/09/2021

    Hong312
    Hong312
    Top 75
    Lớp 5

    Vietnam --> Đăk Lăk
    Tham gia:05/05/2021
    Tổng số bài viết (850)
    Số điểm: 7292
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 135 lần


    Chào bạn, theo thông tin bạn cung cấp thì bạn có thể tố cáo anh T với tội danh lạm dụng tín nhiệm để chiếm đoạt tài sản 
     
    Việc cho người khác vay tiền được xác định như một giao dịch dân sự. Khoản 1 Điều 119 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:
     
    “Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.
     
    Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản”.
     
    Vì vậy, việc vay tiền hoàn toàn có hiệu lực về pháp lý không nhất thiết phải bằng văn bản. Việc vay mượn có thể bằng lời nói, hành vi vẫn được coi như giao dịch được xác lập. 
     
    Giao dịch đều diễn ra giữa những người có quen biết, thân quen, vì thế khi tiến hành giao dịch rất tin tưởng lẫn nhau, nhưng một bên còn lại đã lợi dụng sự quen biết đó để chây ỳ, trốn thực hiện nghĩa vụ. Theo quy định của pháp luật, sẽ có 02 con đường để có thể đòi lại được số tiền này
     
    Về chứng cứ:
     
    Tại Điều 94 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 thì chứng cứ được thu thập từ các nguồn sau đây:
     
    Chứng cứ được thu thập từ các nguồn sau đây:
     
    1. Tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được, dữ liệu điện tử.
     
    2. Vật chứng.
     
    3. Lời khai của đương sự.
     
    4. Lời khai của người làm chứng.
     
    5. Kết luận giám định.
     
    6. Biên bản ghi kết quả thẩm định tại chỗ.
     
    7. Kết quả định giá tài sản, thẩm định giá tài sản.
     
    8. Văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi pháp lý do người có chức năng lập.
     
    Những tin nhắn điện thoại, email, Facebook hay Zalo- giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản, nó sẽ là một bằng chứng quan trọng để Tòa án đưa ra phán quyết có lợi cho bạn.
     
     
    Thông điệp dữ liệu được thể hiện dưới hình thức trao đổi dữ liệu điện tử, chứng từ điện tử, thư điện tử, điện tín, điện báo, fax và các hình thức tương tự khác.
     
    Khi có đầy đủ bằng chứng chứng minh người vay tiền đã vi phạm nghĩa vụ phải trả đủ tiền khi đến hạn, thì người cho vay có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết buộc bên vay phải có nghĩa vụ trả tiền vay cho mình theo quy định.
     
    Hướng 1: làm đơn Khởi kiện tới Tòa án theo hướng giải quyết vụ án dân sự:
     
    Nộp đơn tới trực tiếp Tòa án nhân dân cấp quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi người vay đang cư trú để yêu cầu Tòa án giải quyết theo hướng tranh chấp hợp đồng dân sự theo quy định tại khoản 3 Điều 26 và Điều 35, Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.
     
    Nếu trong trường hợp bên khởi kiện không biết nơi cư trú, làm việc của bị đơn thì có thể khởi kiện tại Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc cuối cùng hoặc nơi bị đơn có tài sản giải quyết.
     
    Hướng 2: làm đơn Tố giác tội phạm tới cơ quan công án theo hướng giải quyết vụ án: 
     
     
    Điều 175. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
     
    1. Người nào thực hiện một trong những hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại hoặc tài sản có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
     
    a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;
     
    b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.
    ...
    Theo đó, bạn cần làm đơn tố cáo đến cơ quan công an nơi bạn cư trú. Sau khi xem xét và xác định cơ quan có thẩm quyền, cơ quan công an sẽ làm thủ tục chuyển quyền điều tra vụ án cho cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Nội dung đơn tố cáo bao gồm : họ tên, địa chỉ của người tố cáo; họ tên, chức vụ, hành vi vi phạm pháp luật của người bị tố cáo; những yêu cầu liên quan của người tố cáo. 
     

     

    Cập nhật bởi Hong312 ngày 26/09/2021 05:38:22 CH
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Hong312 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (27/09/2021)