Tính lãi trong hợp đồng vay tài sản theo Bộ luật dân sự 2015

Chủ đề   RSS   
  • #472652 28/10/2017

    hamimi1998

    Sơ sinh

    Hải Dương, Việt Nam
    Tham gia:26/10/2017
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 30
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Tính lãi trong hợp đồng vay tài sản theo Bộ luật dân sự 2015

    Ngày 10/3/2016,Trần Văn Đ có đưa cho chị Nguyễn Thị Thu T vay số tiền là 40.000.000 đồng. Kỳ hạn vay 01 năm kể từ ngày ký hợp đồng vay tài sản. Lãi suất vay do 02 bên tự thỏa thuận. Mục đích vay kinh doanh. Địa điểm, phương thức trả nợ do 02 bên thỏa thuận.Hợp đồng vay tài sản đã được Văn phòng Công chứng P chứng nhận ngày 10/3/2016. Sau đó, anh Đ và chị T đã thỏa thuận lãi suất là 01 % trên tháng, tức mỗi tháng chị T trả cho anh Đ tiền lãi 400.000đ/tháng.Chị T có trả lãi cho anh Đ được có 06 tháng (tháng 4, 5, 6, 7, 8, 9 năm 2016) rồi ngưng trả lãi, cũng không trả vốn lại cho anh Đ, mặc dù kỳ hạn vay đã hết vào ngày 10/3/2017.Nay anh Đ yêu cầu chị Nguyễn Thị Thu T trả lại cho anh Đ số tiền vốn vay là 40.000.000 đồng, cộng với tiền lãi suất theo quy định của pháp luật, tạm tính là 1% trên tháng tức 400.000đ/tháng tính từ ngày 10/10/2016 đến ngày xét xử sơ thẩm và thực hiện khi án có hiệu lực pháp luật.Trong  ngày 14 tháng 6 năm 2017 lúc 9 giờ tại trụ sở Tòa án nhân dân thị xã G xét xử sơ thẩm công khai vụ án thụ lý số 33 /2017/TLST-DS ngày 05 tháng 4 năm 2017 về việc Tranh chấp “Hợp đồng vay tài sản” theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử số 47/2017/QĐST-DS ngày 18 tháng 5 năm 2017, giữa các đương sự.Vậy số tiền chị T phải trả anh Đ tính như thế nào ạ theo BLDS 2015?

     
    16556 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #472655   28/10/2017

    Chào bạn 

    Tôi thấy BLDS 2015 điều  khoản điều chỉnh về vay tiền cũng chỉ có vài điều thôi, bạn có gắng tự nghiên cứu.

    thứ nhất là về lãi trong hạn

    thứ hai là lãi chậm trả lãi

    thứ ba là lãi quá hạn

    Hỗ trợ các bạn những vấn đề pháp lý qua email.

    Email: luatsutrantrongqui@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #472660   28/10/2017

    hamimi1998
    hamimi1998

    Sơ sinh

    Hải Dương, Việt Nam
    Tham gia:26/10/2017
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 30
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Tiền lãi đối với số tiền lãi chậm trả trong hạn: Tiền lãi đối với số tiền lãi chậm trả trong hạn = Tiền lãi trong hạn chưa trả x 10%/năm x thời gian chậm trả.

    như vậy ý em là thời gian chậm trả tính từ kỳ hạn 10/3/2017 tới ngày xét xử sơ thâm là 16/4 mình sẽ đổi lãi suất từ tháng và ngày,thời gian chậm trả tình từ 10/3-16/4 ạ? Nhưng số tiền lãi này là toàn bộ lãi hay chỉ là lãi chưa trả 6 tháng còn lại?

     

     
    Báo quản trị |  
  • #472664   28/10/2017

    hamimi1998
    hamimi1998

    Sơ sinh

    Hải Dương, Việt Nam
    Tham gia:26/10/2017
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 30
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Như vậy,chị T sẽ phải trả lại cho anh Đ tiền gốc,tiền lãi trong hạn,tiền lãi đối vỡi lãi trong hạn chậm trả và tiền lãi trong nợ gốc quá hạn.

              -Tiền gốc: 40.000.000 đồng

              -Tiền lãi trong hạn: Lãi trong hạn = Lãi trong hạn = Nợ gốc x lãi suất theo thỏa thuận x thời hạn vay.

             => Lãi trong hạn chị T phải trả anh Đ = 40.000.000 x 1% x 12 =4.800.000 đồng.

    -Tiền lãi đối với số tiền lãi chậm trả trong hạn: Tiền lãi đối với số tiền lãi chậm trả trong hạn = Tiền lãi trong hạn chưa trả x 10%/năm x thời gian chậm trả.

    Số tiền lãi trong hạn chị T chưa trả anh Đ = 400.000 x 6 =2.400.000 đồng

              => Tiền lãi đối với số tiền lãi chậm trả trong hạn chị T phải trả anh Đ = 2.400.000 x10 %:12 x 97(10/3/2017-14/6/2017) =1.940.000 đồng

              -Tiền lãi trong nợ gốc quá hạn : Lãi trên nợ gốc quá hạn = Nợ gốc chưa trả x 150% x Lãi suất theo Hợp đồng x thời gian chậm trả.

             => Tiền lãi trong nợ gốc quá hạn chị T phải trả anh Đ = 40.000.000 x150% x 1%:30 x 97(10/3/2017-14/6/2017) =1.940.000 đồng

     
    Báo quản trị |