Tính lãi suất hợp đồng vay như thế nào là đúng?

Chủ đề   RSS   
  • #502215 14/09/2018

    AnCTU

    Male
    Sơ sinh

    Cần Thơ, Việt Nam
    Tham gia:12/09/2017
    Tổng số bài viết (12)
    Số điểm: 180
    Cảm ơn: 33
    Được cảm ơn 7 lần


    Tính lãi suất hợp đồng vay như thế nào là đúng?

    Chào mọi người,

    Em có một trường hợp như sau nhờ mọi người xem có đúng không ạ và góp ý để em được nắm rõ hơn

    Ngày 09/4/2011, A và B lập hợp đồng vay tiền, theo đó A cho B vay 500.000.000 đồng có thỏa thuận lãi suất nhưng không rõ ràng. Thời hạn vay là 8 tháng, bắt đầu từ ngày 09/4/2011 và trong ngày này hai bên cũng đã công chứng hợp đồng vay. Tuy nhiên, hết hạn hợp đồng B không trả cho A bất kỳ khoản nào nên ngày 14/9/2018, A khởi kiện ra Tòa yêu cầu B trả nợ gốc và lãi suất như đã thỏa thuận.

    Hỏi:

    1. Xác định thời hiệu khởi kiện

    2. Trong đơn khởi kiện của A gồm những loại lãi suất nào? Cụ thể là bao nhiêu?

    Trả lời:

    1. Thời hiệu khởi kiện

    Thời hạn của hợp đồng vay tiền giữa ông Hiếu và bà Hạnh được bắt đầu từ ngày 09/4/2011, tức là hợp đồng này được xác lập trước ngày BLDS 2015 có hiệu lực. Căn cứ điểm d khoản 1 Điều 688 BLDS 2015 thì thời hiệu khởi kiện về hợp đồng sẽ được áp dụng theo BLDS 2015.

    Theo quy định tại Điều 429 BLDS 2015, “Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp hợp đồng là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm”. Trong đó, ngày mà bên cho vay phải biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm là ngày hết hạn hợp đồng (09/12/2011), vì vậy tính đến khi ông Hiếu khởi kiện (hiện nay) thì thời hiệu đã hết.

    Theo khoản 2 Điều 184 BLTTDS 2015, Tòa án chỉ áp dụng quy định về thời hiệu theo yêu cầu áp dụng thời hiệu của một bên hoặc các bên với điều kiện yêu cầu này phải được đưa ra trước khi Tòa án cấp sơ thẩm ra bản án, quyết định giải quyết vụ việc. Vì vậy, tuy thời hiệu khởi kiện đã hết nhưng A vẫn có quyền khởi kiện vì Tòa án không được từ chối thụ lý vì lý do hết thời hiệu khởi kiện nếu như bên vay (B) không yêu cầu Tòa án áp dụng thời hiệu khởi kiện theo quy định pháp luật.

    2. Lãi suất

    Hợp đồng vay tiền giữa A và B có thỏa thuận lãi suất nhưng đến hạn B không thanh toán nợ gốc và lãi suất như đã thỏa thuận. Do đó, căn cứ vào khoản 5 Điều 466 BLDS 2015 thì B phải trả lãi như sau: Lãi trên nợ gốc, lãi chậm trả và lãi trên nợ gốc quá hạn.

    Tuy nhiên, A và B có thỏa thuận lãi suất nhưng trong hợp đồng không thể hiện cụ thể mức lãi suất là bao nhiêu nên lãi suất được xem là không rõ ràng và hai bên đang có tranh chấp. Vì vậy, căn cứ khoản 2 Điều 468 BLDS 2015 thì lãi suất theo hợp đồng vay được xác định là 10%/năm.

    Cụ thể:

    Lãi trên nợ gốc:

    Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả (Điểm a khoản 5 Điều 466 BLDS 2015).

    500.000.000 * 10%/12 * 8 = 33.333.000 đồng

    Lãi chậm trả:

    Lãi chậm trả được tính theo lãi suất là 10%/năm (Điểm a khoản 5 Điều 466 BLDS 2015)

    Thời điểm hết hạn hợp đồng vay là 09/12/2011 tính đến hiện tại thì thời gian chậm trả là 6 năm 9 tháng, tức 81 tháng.

    Nợ gốc * Lãi suất theo hợp đồng vay * thời hạn vay * 10%/12 * thời gian chậm trả

    500.000.000 * 10%/12 * 8 * 10%/12 * 81 = 22.500.000 đồng

    Lãi trên nợ gốc quá hạn:

    Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả (Điểm b khoản 5 Điều 466 BLDS 2015). Thời điểm hết hạn hợp đồng vay là 09/12/2011 tính đến hiện tại thì thời gian chậm trả là 6 năm 9 tháng, tức 81 tháng.

    500.000.000 * 150% * 10%/12 * 81 = 506.250.000 đồng

    MONG MỌI NGƯỜI GÓP Ý GIÚP EM VÌ EM CHƯA HIỂU RÕ VỀ CÁCH TÍNH LÃI SUẤT Ạ

    Cảm ơn./.

    Truong An

     
    2409 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận