Tính đóng BHXH và BHYT theo số ngày làm việc trong tháng

Chủ đề   RSS   
  • #568495 28/02/2021

    Tính đóng BHXH và BHYT theo số ngày làm việc trong tháng

    Chào mọi người, lần này có  2 thắc mắc liên quan lao động đầu năm. Mong mọi người hỗ trợ:
     
    1 . Theo mình được biết người lao động làm việc từ 14 ngày trở lên trong tháng thì đủ điều kiện đóng bhxh tháng đó, và ngược lại, không làm việc đủ 14 ngày thì không đủ điều kiện đóng. Tuy nhiên, ở công ty mới của mình lại xét số ngày đủ điều kiện đóng bhxh là số lớn hơn ( số ngày trong tháng - số chủ nhật - 14 ). như vậy, tháng 2 năm 2021 theo như cách tính trên, người lao động chỉ cần số ngày làm việc+ Số ngày nghỉ có hưởng lương lớn hơn 10 ngày là đã có thể đóng bhxh. Cho mình hỏi công ty tôi làm như vậy có đúng không? 
     
    2 . Vấn đề truy thu BHYT khi báo giảm BHXH, công ty mình có 1 nhân viên mới chuyển từ công ty khác cũng trong tập đoàn qua, chị ấy nghỉ từ 08/02/2021, báo giảm tháng 2 nhưng vẫn bị truy thu BHYT, trong khi theo mình thì trường hợp này chỉ báo giảm và không co truy thu BHYT. Vậy về pháp luật quy định như thế nào và trường hợp này công ty kia làm đúng hay sai?
     
     
    1028 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #568496   28/02/2021

    MewBumm
    MewBumm
    Top 50
    Male
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/09/2017
    Tổng số bài viết (2007)
    Số điểm: 13718
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 257 lần


    Về vấn đề của bạn, mình cũng có nghiên cứu một số nội dung và xin chia sẻ như sau: Tại Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 có nêu:

    Điều 42. Quản lý đối tượng

    ...

    4. Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng BHXH tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng BHXH.

    Theo đó, việc xác định có tính đóng BHXH trong tháng hay không thì trước tiên sẽ xác định theo số ngày làm việc bình thường trong tháng của đơn vị là bao nhiêu ngày, nếu người lao động nghỉ việc không hưởng lương từ 14 ngày trở lên trong tổng số ngày làm việc bình thường đó thì tháng đó người sử dụng lao động không đóng BHXH. Bạn lưu ý là phải đồng thời nghỉ việc và không hưởng lương, chứ những ngày nghỉ Tết hưởng nguyên lương không cộng vào trong số 14 ngày của quy định trên nhé.

    Đối với vấn đề thứ hai, bạn có thể tham khảo nội dung hướng dẫn tại Công văn 1734/BHXH-QLT năm 2017 về hướng dẫn thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tại nạn lao động - bệnh nghề nghiệp; quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế do Bảo hiểm xã hội thành phố Hồ Chí Minh ban hành thì:

    "9. Quy định về cấp và quản lý thẻ BHYT

    ...

    9.7. Khi có phát sinh giảm người lao động, đơn vị phải kịp thời lập danh sách báo giảm gửi cơ quan BHXH qua hệ thống giao dịch điện tử ngay trong tháng (tính đến ngày cuối cùng của tháng đó). Nếu báo giảm sau ngày cuối cùng của tháng giảm thì phải đóng hết giá trị thẻ BHYT của tháng kế tiếp và thẻ có giá trị sử dụng hết tháng đó. Cơ quan BHXH không thu hồi thẻ các trường hợp báo giảm.

    Ví dụ: Người lao động thôi việc 28/07/2017, đơn vị báo giảm vào ngày 01/08/2017 thì đóng BHYT hết tháng 8/2017; không đóng BHXH, BHTN tháng 8/2017."

    Căn cứ vào hướng dẫn trên có thể thấy rằng nếu công ty thực hiện báo giảm lao động chậm, đến tháng tiếp theo tháng NLĐ nghỉ việc mới báo giảm thì vẫn phải đóng đầy đủ số tiền BHYT của tháng đó (Doanh nghiệp 3% - NLĐ 1,5%). Trường hợp của bạn, người lao động tháng 2 nghỉ và đơn vị thực hiện báo giảm trong tháng 2 nên sẽ phải đóng BHYT của tháng này. Nên việc đơn vị truy thu BHYT của người lao động trong trường hợp của bạn là hoàn toàn hợp lý.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn MewBumm vì bài viết hữu ích
    kuri_yt_294112@yahoo.com.vn (28/02/2021)