Về vấn đề của bạn, mình có nghiên cứu và xin chia sẻ như sau:
Theo quy định tại Điều 6 Quy trình kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 có nêu:
Điều 6. Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc theo quy định tại Điều 89 Luật BHXH và các văn bản hướng dẫn thi hành, cụ thể như sau:
1. Tiền lương do Nhà nước quy định
1.1. Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có). Tiền lương này tính trên mức lương cơ sở.
Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc quy định tại điểm này bao gồm cả hệ số chênh lệch bảo lưu theo quy định của pháp luật về tiền lương.
Khái niệm về người lao động bạn có thể tham khảo thêm tại Khoản 1 Điều 4 của văn bản trên, trong các đối tượng được xem là người lao động trong đó gồm cả công chức.
Theo đó, đối với trường hợp công chức có tiền lương do nhà nước quy định thì tiền lương tháng đóng Bảo hiểm xã hội bắt buộc có gồm phụ cấp thâm niên nghề (nếu có). Do đó, căn cứ theo quy định tại hai Nghị định mà bạn đề cập thì hai đối tượng có quyền được đóng BHXH với phần phụ cấp thâm niên. Nếu tại địa phương không thực hiện tính phụ cấp thâm niên nghề trong tiền lương đóng BHXH thì bạn có thể hướng dẫn chú bạn làm việc với đơn vị quản lý để trao đổi lý do cụ thể, sau đó phối hợp với BHXH tại địa phương để thực hiện đóng bù đúng mức tiền lương.
Cập nhật bởi MewBumm ngày 31/08/2020 10:42:00 CH
font chữ