Tin nhắn có là căn cứ để đòi nợ?

Chủ đề   RSS   
  • #498346 31/07/2018

    thuylinh2311
    Top 75
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2017
    Tổng số bài viết (920)
    Số điểm: 9451
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 142 lần


    Tin nhắn có là căn cứ để đòi nợ?

    Tôi còn giữ các bằng chứng vay tiền là tin nhắn, giao dịch chuyển khoản song không có biên nhận thì có đủ cơ sở pháp lý để kiện hay không? Tôi cho bạn vay 100 triệu, có ghi giấy vay và photo chứng minh nhân dân. Sau đó, tôi cho vay thêm 150 triệu đồng, không có biên nhận nhưng xác nhận vay qua tin nhắn điện thoại, facebook, zalo. Tôi còn giữ được cả biên lai chuyển tiền vào tài khoản ngân hàng của người vay. Bây giờ, chị này cố tình không trả, cứ hứa hẹn lần lữa. Xin hỏi, tôi có đủ cơ sở pháp lý để kiện lên tòa án hay không?
     
    1658 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #498599   03/08/2018

    ls.nthanhtu
    ls.nthanhtu

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/09/2016
    Tổng số bài viết (9)
    Số điểm: 45
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 5 lần


    Chào bạn, vấn đề bạn hỏi tôi xin tư vấn như sau:

    1. Tại Điều 463 BLDS 2015 quy định: Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định".

    Bộ luật Dân sự không yêu cầu cụ thể về hình thức của hợp đồng vay tài sản. Do đó giao dịch vay tài sản có thể được thực hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể. 

    Theo Điều 80 Bộ luật tố tụng dân sự ( Sửa đổi, bổ sung năm 2011) quy định thì chứng cứ được thu thập từ: Các tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được; Các vật chứng lời khai của đương sự, lời khai của người làm chứng; Kết luận giám định; Biên bản ghi kết quả thẩm định tại chỗ; Tập quán; Kết quả định giá tài sản; Các nguồn khác mà pháp luật có quy định. Tuy nhiên BLTTDS cũng quy định là: Các tài liệu đọc được phải là bản chính, nếu là bản sao thì phải được cơ quan Công chứng chứng thực hoặc cơ quan có thẩm quyền cung cấp, xác nhận. Các tài liệu nghe được nhìn được phải có văn bản xác nhận xuất xứ. Vật chứng phải là hiện vật gốc liên quan đến vụ việc...

    2. Với số tiền 150 triệu bạn cho vay không có giấy vay tiền, chỉ có tin nhắn điện thoại, facebook, zalo và biên lai chuyển tiền vào tài khoản của người vay thì đây được coi là nguồn chứng cứ làm cơ sở để bạn có thể khởi kiện yêu cầu người vay trả số nợ trên. Tuy nhiên, để chứng minh việc khởi kiện của bạn là có căn cứ bạn có thể cung cấp thêm các tài liệu, chứng cứ khác như bản ghi âm, người làm chứng... (nếu có).

    Thời hiệu để bạn thực hiện việc khởi kiện là 03 năm kể từ ngày quyền và lợi ích của bạn bị xâm phạm (Điều 429 BLDS 2015).

    Như vậy, bạn có quyền nộp đơn khởi kiện kèm theo các tài liệu, chứng cứ chứng minh cho yêu cầu khởi kiện vụ án lên tòa án, yêu cầu cơ quan tố tụng buộc người vay phải trả tổng số tiền vay (250 triệu) cho bạn hoặc gửi đơn tố cáo về hành vi chiếm đoạt tài sản đến cơ quan cảnh sát điều tra cấp quận, huyện nơi người vay cư trú để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình.

     
    Báo quản trị |