Tiêu chuẩn Chánh án TAND Tối cao hiện nay? Chánh án TAND Tối cao do ai bầu?

Chủ đề   RSS   
  • #615676 27/08/2024

    btrannguyen
    Top 75
    Lớp 12

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:13/03/2024
    Tổng số bài viết (1181)
    Số điểm: 23218
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 544 lần
    SMod

    Tiêu chuẩn Chánh án TAND Tối cao hiện nay? Chánh án TAND Tối cao do ai bầu?

    Chánh án TAND Tối cao là chức vụ đứng đầu Tòa án nhân dân Tối cao. Vậy hiện nay tiêu chuẩn để làm Chánh án TAND Tối cao là gì và Chánh án TAND Tối cao do ai bầu ra?

    Tiêu chuẩn Chánh án TAND Tối cao hiện nay? 

    Theo Tiểu Mục 2.16 Mục 2 Chương I Quy định 214-QĐ/TW năm 2020 về khung tiêu chuẩn chức danh, tiêu chí đánh giá cán bộ thuộc diện Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý thì tiêu chuẩn đổi với chức danh Chánh án TAND Tối cao như sau:

    - Bảo đảm đầy đủ các tiêu chuẩn chung của Uỷ viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư hoặc Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương.

    - Đồng thời, cần có những phẩm chất, năng lực: 

    + Có trình độ cao và am hiểu sâu sắc về hệ thống pháp luật Việt Nam, pháp luật và thông lệ quốc tế; đủ tiêu chuẩn chức danh Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao. 

    + Có năng lực cụ thể hoá và tổ chức thực hiện hiệu quả đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong lĩnh vực được phân công; có năng lực xây dựng pháp luật. 

    + Có kinh nghiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động của các cơ quan tư pháp; công tâm, khách quan trong chỉ đạo công tác xét xử. 

    + Đã kinh qua và hoàn thành tốt nhiệm vụ ở chức vụ lãnh đạo, quản lý chủ chốt cấp tỉnh hoặc lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương. 

    + Là Uỷ viên chính thức Ban Chấp hành Trung ương trọn một nhiệm kỳ trở lên.

    Như vậy, Chánh án TAND Tối cao sẽ phải đáp ứng các tiêu chuẩn chung tại Mục 1 Chương I Quy định 214-QĐ/TW năm 2020 và các tiêu chuẩn cụ thể về phẩm chất, năng lực theo quy định trên.

    Chánh án TAND Tối cao do ai bầu?

    Theo Điều 26 Luật Tổ chức toà án nhân dân 2014 quy định về Chánh án Tòa án nhân dân tối cao như sau:

    - Chánh án Tòa án nhân dân tối cao do Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm theo đề nghị của Chủ tịch nước.

    Nhiệm kỳ của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao theo nhiệm kỳ của Quốc hội.

    - Khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao tiếp tục thực hiện nhiệm vụ cho đến khi Quốc hội khóa mới bầu ra Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.

    Như vậy, Chánh án TAND Tối cao do Quốc hội bầu ra và cũng có nhiệm kỳ 5 năm theo nhiệm kỳ của Quốc hội.

    Chánh án TAND Tối cao ban hành văn bản quy phạm pháp luật có tên gọi là gì?

    Theo khoản 6 Điều 27 Luật Tổ chức toà án nhân dân 2014 quy định một trong những nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh án TAND Tối cao là chỉ đạo việc soạn thảo dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết do Tòa án nhân dân tối cao trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội; ban hành hoặc phối hợp ban hành văn bản pháp luật thuộc thẩm quyền theo Luật ban hành văn bản pháp luật 2015.

    Theo đó, tại Điều 4 Luật ban hành văn bản pháp luật 2015 được sửa đổi, bổ sung bởi Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi 2020 thì có những văn bản sau đây do Chánh án TAND Tối cao ban hành là văn bản quy phạm pháp luật:

    - Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.

    - Thông tư của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ; quyết định của Tổng Kiểm toán nhà nước.

    - Thông tư liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ. Không ban hành thông tư liên tịch giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.

    Trong đó, Chánh án TAND Tối cao cũng nằm trong Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao.

    Như vậy, Chánh án TAND Tối cao sẽ ban hành các văn bản quy phạm pháp luật sau: cùng với các thành viên khác trong Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao sẽ ban hành Nghị quyết; tự mình ban hành Thông tư; ban hành Thông tư liên tịch với Viện trưởng VKSND Tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.

     
    121 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận