Tiêu chí nào để xác định gỗ thuộc loại rủi ro khi nhập khẩu vào Việt Nam?

Chủ đề   RSS   
  • #611836 22/05/2024

    Tiêu chí nào để xác định gỗ thuộc loại rủi ro khi nhập khẩu vào Việt Nam?

    Tiêu chí nào để xác định gỗ thuộc loại rủi ro khi nhập khẩu vào Việt Nam? Chủ gỗ nhập khẩu chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung nào? Hồ sơ khi mua bán quyền sở hữu gỗ nhập khẩu?

    1. Tiêu chí nào để xác định gỗ thuộc loại rủi ro khi nhập khẩu vào Việt Nam?

    Căn cứ khoản 1 Điều 6 Nghị định 102/2020/NĐ-CP. Theo đó, gỗ thuộc loại rủi ro nhập khẩu vào Việt Nam nếu thuộc một trong các tiêu chí sau:

    - Gỗ thuộc các Phụ lục của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (sau đây viết tắt là Phụ lục CITES).

    - Gỗ thuộc Danh mục các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IA, Nhóm IIA; Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ theo quy định của pháp luật Việt Nam.

    - Gỗ lần đầu nhập khẩu vào Việt Nam.

    - Gỗ có nguy cơ bị đe dọa tuyệt chủng tại quốc gia khai thác hoặc buôn bán trái phép do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Bộ Công Thương, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Ngoại giao, các bộ, ngành có liên quan và tổ chức được quy định trong Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên xác định.

    Như vậy, nếu gỗ thuộc một trong bốn tiêu chí này thì được xác định là gỗ thuộc loại rủi ro. Đây là một trong những cơ sở để thực hiện quản lý gỗ nhập khẩu.

    2. Chủ gỗ nhập khẩu chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung nào?

    Căn cứ khoản 4 Điều 4 Nghị định 102/2020/NĐ-CP. Theo đó, chủ gỗ nhập khẩu chịu trách nhiệm trước pháp luật về các nội dung sau:

    - Nguồn gốc hợp pháp của gỗ nhập khẩu theo các quy định pháp luật có liên quan của quốc gia nơi khai thác gỗ.

    - Tuân thủ đầy đủ các yêu cầu về cung cấp thông tin theo tiêu chí đánh giá vùng địa lý tích cực xuất khẩu gỗ vào Việt Nam quy định tại Điều 5 Nghị định 102/2020/NĐ-CP và tiêu chí xác định loại gỗ rủi ro nhập khẩu vào Việt Nam quy định tại Điều 6 Nghị định 102/2020/NĐ-CP.

    - Trường hợp quy định tại điểm c khoản 2 Điều 7 Nghị định 102/2020/NĐ-CP: Cung cấp hồ sơ, thực hiện kê khai nguồn gốc gỗ nhập khẩu theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 7 Nghị định 102/2020/NĐ-CP, chịu trách nhiệm về tính chính xác của hồ sơ và thông tin kê khai.

    Như vậy, chủ gỗ nhập khẩu phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về nguồn gốc hợp pháp của gỗ nhập khẩu theo các quy định pháp luật có liên quan của quốc gia nơi khai thác gỗ; thông tin theo tiêu chí đánh giá vùng địa lý tích cực xuất khẩu gỗ vào Việt Nam và tiêu chí xác định loại gỗ rủi ro nhập khẩu vào Việt Nam; cung cấp hồ sơ, thực hiện kê khai nguồn gốc gỗ nhập khẩu theo quy định và chịu trách nhiệm về tính chính xác của hồ sơ và thông tin kê khai.

    3. Hồ sơ khi mua bán quyền sở hữu gỗ nhập khẩu?

    Căn cứ khoản 5 Điều 4 Nghị định 102/2020/NĐ-CP. Theo đó, hồ sơ khi mua bán, chuyển giao quyền sở hữu gỗ nhập khẩu được quy định như sau:

    (i) Trường hợp chủ gỗ nhập khẩu bán toàn bộ hoặc một phần lô hàng gỗ nhập khẩu cho một hay nhiều chủ gỗ khác: Chủ gỗ nhập khẩu lập bảng kê gỗ trích từ bảng kê gỗ nhập khẩu, sao hồ sơ gỗ nhập khẩu và ký xác nhận, đóng dấu (nếu có) giao cho chủ gỗ mua và lưu hồ sơ gốc gỗ nhập khẩu.

    (ii) Trường hợp chủ gỗ mua tại điểm a khoản này bán toàn bộ hoặc một phần lô hàng gỗ nhập khẩu cho chủ gỗ khác: Chủ gỗ bán lập bảng kê gỗ trích từ bảng kê mua trước đó, sao hồ sơ gỗ nhập khẩu và ký xác nhận, đóng dấu (nếu có) giao cho chủ gỗ mua và lưu giữ bản sao.

    (iii) Trường hợp bán gỗ nhập khẩu cho chủ gỗ tiếp theo: Chủ gỗ bán thực hiện theo quy định tại khoản (ii) Mục này.

    (iv) Trường hợp chuyển giao quyền sở hữu bằng các hình thức khác: Thực hiện theo quy định tại các khoản (i) hoặc khoản (ii) hoặc khoản (iii) Mục này.

    Như vậy, khi mua bán, chuyển giao quyền sở hữu gỗ nhập khẩu phải thực hiện hồ sơ đầy đủ theo quy định.

     
    71 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận