Tiền tiết kiệm chung tại ngân hàng nhưng chỉ một bên yêu cầu rút lãi được không?

Chủ đề   RSS   
  • #613116 21/06/2024

    btrannguyen
    Top 75
    Lớp 12

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:13/03/2024
    Tổng số bài viết (1181)
    Số điểm: 23218
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 515 lần
    SMod

    Tiền tiết kiệm chung tại ngân hàng nhưng chỉ một bên yêu cầu rút lãi được không?

    Hai người có được gửi tiền tiết kiệm chung tại ngân hàng không? Nếu tiết kiệm chung mà chỉ có một bên yêu cầu rút lãi thì ngân hàng có xử lý không. Cụ thể qua bài viết sau.

    Có được gửi tiền tiết kiệm chung tại ngân hàng không?

    Theo Điều 5 Thông tư 48/2018/TT-NHNN quy định về tiền gửi tiết kiệm chung như sau:

    - Tiền gửi tiết kiệm là khoản tiền được người gửi tiền gửi tại tổ chức tín dụng theo nguyên tắc được hoàn trả đầy đủ tiền gốc, lãi theo thỏa thuận với tổ chức tín dụng.

    - Tiền gửi tiết kiệm chung là tiền gửi tiết kiệm của từ hai người gửi tiền trở lên.

    Đồng thời, Điều 7 Thông tư 48/2018/TT-NHNN quy định thẻ tiết kiệm hoặc sổ tiết kiệm (sau đây gọi chung là Thẻ tiết kiệm) là chứng chỉ xác nhận quyền sở hữu tiền gửi tiết kiệm của người gửi tiền tại tổ chức tín dụng, được áp dụng đối với trường hợp nhận tiền gửi tiết kiệm tại địa điểm giao dịch hợp pháp thuộc mạng lưới hoạt động của tổ chức tín dụng.

    Và trong nội dung thẻ tiết kiệm phải có họ tên, số và ngày cấp Giấy tờ xác minh thông tin của tất cả người gửi tiền.

    Như vậy, từ 2 người trở lên có thể gửi tiết kiệm chung tại ngân hàng và trong nội dung thẻ tiết kiệm phải có thông tin của tất cả các người gửi tiền tiết kiệm chung.

    Tiền tiết kiệm chung tại ngân hàng nhưng chỉ một bên yêu cầu rút lãi được không?

    Theo Điều 18 Thông tư 48/2018/TT-NHNN quy định thủ tục chi trả tiền gửi tiết kiệm chung tại địa điểm giao dịch của ngân hàng như sau:

    1) Ngân hàng đề nghị người gửi tiền thực hiện các thủ tục:

    - Xuất trình Thẻ tiết kiệm;

    - Xuất trình Giấy tờ xác minh thông tin của của tất cả người gửi tiền. 

    - Nộp giấy rút tiền gửi tiết kiệm có chữ ký đúng với chữ ký mẫu đã đăng ký tại tổ chức tín dụng. Đối với người gửi tiền là người không viết được, người không đọc được, người không nhìn được: người gửi tiền thực hiện theo hướng dẫn của ngân hàng.

    2) Đối chiếu thông tin:

    Ngân hàng đối chiếu thông tin của người gửi tiền, thông tin trên Thẻ tiết kiệm, chữ ký trên giấy rút tiền đảm bảo chính xác với các thông tin lưu tại ngân hàng.

    3) Ngân hàng chi trả tiền:

    Sau khi ngân hàng và người gửi tiền hoàn thành các thủ tục quy định, tổ chức tín dụng thực hiện việc chi trả đầy đủ gốc, lãi tiền gửi tiết kiệm cho người gửi tiền.

    Như vậy, việc chi trả tiền gửi và tiền lãi tại ngân hàng phải có Giấy tờ xác minh thông tin của của tất cả người gửi tiền. Theo đó, nếu chỉ một bên yêu cầu thì không thể rút lãi được.

    Có các hình thức gửi tiền tiết kiệm nào?

    Theo Điều 6 Thông tư 48/2018/TT-NHNN quy định về hình thức tiền gửi tiết kiệm như sau:

    - Hình thức tiền gửi tiết kiệm phân loại theo:

    + Thời hạn gửi tiền bao gồm tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn. Thời hạn gửi tiền cụ thể do tổ chức tín dụng xác định;

    + Tiêu chí khác do tổ chức tín dụng xác định.

    - Tổ chức tín dụng quy định cụ thể về từng hình thức tiền gửi tiết kiệm phù hợp với quy định tại Thông tư 48/2018/TT-NHNN và quy định của pháp luật có liên quan, đảm bảo an toàn tài sản cho người gửi tiền và an toàn hoạt động cho tổ chức tín dụng. 

    Quy định về hình thức tiền gửi tiết kiệm phải có tối thiểu các nội dung về phương thức trả lãi, phương pháp tính lãi, kéo dài thời hạn gửi tiền, rút trước hạn tiền gửi tiết kiệm, các trường hợp người gửi tiền phải thông báo trước việc rút trước hạn tiền gửi tiết kiệm.

    Như vậy, sẽ có các hình thức tiết kiệm bao gồm tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn và các hình thức khác tuỳ thuộc vào tiêu chí do ngân hàng xác định.

     
    182 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận