Tiệm cầm đồ muốn thanh lý tài sản có phải thông qua ý kiến của chủ sở hữu?

Chủ đề   RSS   
  • #459911 04/07/2017

    nguyentiendien

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/07/2017
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Tiệm cầm đồ muốn thanh lý tài sản có phải thông qua ý kiến của chủ sở hữu?

    cho em hỏi nếu tiệm cầm đồ muốn thanh lý tài sản thì có phải hỏi ý kiến chủ tài sản k 

     

     
    2077 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #460936   13/07/2017

    nguyenloi310
    nguyenloi310
    Top 500


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:09/06/2016
    Tổng số bài viết (150)
    Số điểm: 1686
    Cảm ơn: 14
    Được cảm ơn 58 lần


    Theo Điều 300 Bộ Luật dân sự 2015 thì Trước khi xử lý tài sản bảo đảm, bên nhận bảo đảm phải thông báo bằng văn bản trong một thời hạn hợp lý về việc xử lý tài sản bảo đảm cho bên bảo đảm. Do đó, trước khi thanh lý tài sản cầm đồ, chủ tiệm cầm đồ không cần phải hỏi ý kiến chủ sở hữu nhưng phải thông báo cho chủ sở hữu.
     
    "Điều 303. Phương thức xử lý tài sản cầm cố, thế chấp
     
    1. Bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm có quyền thỏa thuận một trong các phương thức xử lý tài sản cầm cố, thế chấp sau đây:
     
    a) Bán đấu giá tài sản;
     
    b) Bên nhận bảo đảm tự bán tài sản;
     
    c) Bên nhận bảo đảm nhận chính tài sản để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm;
     
    d) Phương thức khác.
     
    2. Trường hợp không có thỏa thuận về phương thức xử lý tài sản bảo đảm theo quy định tại khoản 1 Điều này thì tài sản được bán đấu giá, trừ trường hợp luật có quy định khác."
     
    "Điều 300. Thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm
     
    1. Trước khi xử lý tài sản bảo đảm, bên nhận bảo đảm phải thông báo bằng văn bản trong một thời hạn hợp lý về việc xử lý tài sản bảo đảm cho bên bảo đảm và các bên cùng nhận bảo đảm khác.
     
    Đối với tài sản bảo đảm có nguy cơ bị hư hỏng dẫn đến bị giảm sút giá trị hoặc mất toàn bộ giá trị thì bên nhận bảo đảm có quyền xử lý ngay, đồng thời phải thông báo cho bên bảo đảm và các bên nhận bảo đảm khác về việc xử lý tài sản đó.
     
    2. Trường hợp bên nhận bảo đảm không thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm theo quy định tại khoản 1 Điều này mà gây thiệt hại thì phải bồi thường cho bên bảo đảm, các bên cùng nhận bảo đảm khác."
     
    Báo quản trị |