Tịch thu tang vật tạm giữ khi khuyết vị trí người có thẩm quyền xử phạt

Chủ đề   RSS   
  • #559437 30/09/2020

    MewBumm
    Top 50
    Male
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/09/2017
    Tổng số bài viết (1955)
    Số điểm: 12993
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 249 lần


    Tịch thu tang vật tạm giữ khi khuyết vị trí người có thẩm quyền xử phạt

    Hiện cơ quan chú mình đang thụ lý vụ việc vi phạm hành chính với tang vật là hàng cấm (máy tính xách tay đã qua sử dụng, thuộc danh mục cấm nhập). Tuy nhiên hiện tại chức danh Chủ tịch UBND tỉnh đang kiện toàn, nên không thể ký quyết định xử phạt vi phạm hành chính và UBND tỉnh đã trả hồ sơ kèm theo văn bản về việc không ra được quyết định xử phạt vphc với lý do như trên. Cho đến thời điểm hiện tại đã hết thời hiệu ra quyết định xử phạt, hết thời hạn tạm giữ (60 ngày). Vậy cho mình hỏi việc xử lý tang vật nói trên được thực hiện như thế nào?
     

    Mình thì thấy rằng tại Điều 66 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 có nêu:

    Điều 66. Thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính

    1. Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính. Đối với vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp mà không thuộc trường hợp giải trình hoặc đối với vụ việc thuộc trường hợp giải trình theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 61 của Luật này thì thời hạn ra quyết định xử phạt tối đa là 30 ngày, kể từ ngày lập biên bản.

    Trường hợp vụ việc đặc biệt nghiêm trọng, có nhiều tình tiết phức tạp và thuộc trường hợp giải trình theo quy định tại đoạn 2 khoản 2 và khoản 3 Điều 61 của Luật này mà cần có thêm thời gian để xác minh, thu thập chứng cứ thì người có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc phải báo cáo thủ trưởng trực tiếp của mình bằng văn bản để xin gia hạn; việc gia hạn phải bằng văn bản, thời hạn gia hạn không được quá 30 ngày.

    2. Quá thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này hoặc khoản 3 Điều 63 của Luật này, người có thẩm quyền xử phạt không ra quyết định xử phạt nhưng vẫn quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 1 Điều 28 của Luật này, quyết định tịch thu sung vào ngân sách nhà nước hoặc tiêu hủy tang vật vi phạm hành chính thuộc loại cấm lưu hành.

    Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính nếu có lỗi trong việc để quá thời hạn mà không ra quyết định xử phạt thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.

    Theo đó, khi đã quá thời hạn ra Quyết định thì người có thẩm quyền không thể ra Quyết định xử phạt nữa. Thay vào đó, người có thẩm quyền có thể quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 1 Điều 28 của Luật này, quyết định tịch thu sung vào ngân sách nhà nước hoặc tiêu hủy tang vật vi phạm hành chính thuộc loại cấm lưu hành.

    Trường hợp này, đối với chức danh Chủ tịch UBND đang khuyết thì thông thường sẽ có quyết định giao quyền từ Chính phủ cho một người nào đó đảm nhiệm trong thời gian kiện toàn để thực hiện các công việc. Người này căn cứ vào quyết định giao quyền tạm thời đó để ra Quyết định tịch thu.

    Mọi người ai có cơ sở pháp lý hay lập luận nào chính xác hơn không giúp mình với!

     

     
    347 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận