Thuê cá nhân làm giám đốc doanh nghiệp

Chủ đề   RSS   
  • #533875 29/11/2019

    minhhung456
    Top 500
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:29/01/2019
    Tổng số bài viết (180)
    Số điểm: 5025
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 56 lần


    Thuê cá nhân làm giám đốc doanh nghiệp

    Kính gửi TVPL, Tôi xin phép được tư vấn một việc như sau: DN tôi ký hợp đồng thuê dịch vụ (không phải hợp đồng lao động)làm GĐ marketing với một cá nhân người VN. Giá trị trong hợp đồng là giá NET (không bao gồm thuế phải nộp theo quy định, còn thuế thì DN chịu. Vậy: - Theo quy định hiện hành của nhà nước (tại điều, khoản, thông tư nào)thì phải nộp những loại thuế gì?, mức tính thế nào theo giá hợp đồng nêu trên? - Về mặt thủ tục: DN phải ghi trong HĐ thế nào, hóa đơn chứng từ ra sao để được đưa tất cả CP (bao gồm cả thuế mà DN chịu)vào CP được trừ? Vì giá trị hợp đồng rất lớn nên tôi rất thận trọng để nộp thuế đủ và được chấp nhận hết vào CPĐT khi tính thuế TNDN

     
    533 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn minhhung456 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (30/11/2019)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #533879   29/11/2019

    huynhthu95
    huynhthu95
    Top 50
    Female
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:05/06/2017
    Tổng số bài viết (1262)
    Số điểm: 12550
    Cảm ơn: 61
    Được cảm ơn 204 lần


    Căn cứ Điều 15 Bộ luật Lao động 2012 quy định: "Hợp đồng lao động là sự thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả lương, điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động."

    Và Điều 513 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: "Hợp đồng dịch vụ là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc cho bên sử dụng dịch vụ, bên sử dụng dịch vụ phải trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ"

    Cung ứng dịch vụ là hoạt động thương mại, theo đó một bên (sau đây gọi là bên cung ứng dịch vụ) có nghĩa vụ thực hiện dịch vụ cho một bên khác và nhận thanh toán; bên sử dụng dịch vụ (sau đây gọi là khách hàng) có nghĩa vụ thanh toán cho bên cung ứng dịch vụ và sử dụng dịch vụ theo thỏa thuận.

    Như vậy, doanh nghiệp có thể ký hợp đồng dịch vụ với người cung ứng dịch vụ để được sử dụng dịch vụ. Tuy nhiên, cần lưu ý "cung ứng dịch vụ" là "hoạt động thương mại", nên "người cung ứng dịch vụ" phải là "thương nhân", tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh.

    Pháp luật cũng có quy định về hoạt động thương mại một cách độc lập thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh (trường hợp ngoại lệ). Đó là những cá nhân tự mình thực hiện, cung ứng dịch vụ và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi nhưng không thuộc đối tượng phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh và không gọi là "thương nhân" theo quy định của Luật Thương mại, như: buôn bán rong, bán quà vặt, buôn chuyến, đánh giày, bán vé số, chữa khóa, sửa chữa xe, trông giữ xe…).

    Căn cứ các quy định của pháp luật nêu trên, trừ các trường hợp ngoại lệ, doanh nghiệp sử dụng lao động có nghĩa vụ ký hợp đồng lao động với người lao động. Nếu người sử dụng lao động ký hợp đồng dịch vụ với cá nhân không có đăng ký kinh doanh là trái pháp luật.

    Do đó, trong trường hợp này, công ký ký hợp đồng với người này làm Giám đốc là ký hợp đồng lao động. Khi đó, đối với người lao động của công ty, công ty khấu trừ thuế thu nhập cá nhân cho người lao động có trách nhiệm nộp thuế thu nhập cá nhân cho người lao động .

    Đối với chi phí được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp, khoản tiền lương đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC (sửa đổi bổ sung Điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC về thuế TNDN) thì được tính là chi phí được trừ:

    "Điều 6. Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế

    1. Trừ các khoản chi không được trừ nêu tại Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
    a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
    b) Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.
    c) Khoản chi nếu có hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.

    Ngoài ra, xem thêm quy định về khoản chi tiền lương tiền công không được tính là chi phí được trừ tại mục 2.6 Điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC (xem nội dung đã sửa đổi tại Thông tư 96/2015/TT-BTC).

     
    Báo quản trị |