Thực tế giải quyết tại tòa án nơi thường xuyên sinh sống trong tố tụng

Chủ đề   RSS   
  • #378343 09/04/2015

    luatatk

    Sơ sinh


    Tham gia:18/04/2011
    Tổng số bài viết (10)
    Số điểm: 117
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 2 lần


    Thực tế giải quyết tại tòa án nơi thường xuyên sinh sống trong tố tụng

    Theo cách hiểu của một số cơ quan pháp luật thì nơi thường xuyên sinh sống căn cứ vào luật cư trú quy định, là nơi công dân cư trú hợp pháp và thường xuyên sinh sống, nơi cư trú là nơi thường trú hoặc tạm trú. Trên thực tế rất nhiều trường hợp không có đăng ký tạm trú, nếu theo cách hiểu như vậy thì rất khó giải quyết. Mà căn cứ tòa án cho rằng hiểu như vậy là đúng vì luật cư trú là luật chuyên ngành. Theo quan điểm của cháu, luật cư trú điều chỉnh quan hệ hành chính giữa nhà nước và công dân, còn luật dân sự là luật điều chỉnh hành vi ứng xử của các chủ thể trong quan hệ dân sự, rõ ràng điều chỉnh 2 mối quan hệ khác nhau.

     
    3289 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #449709   17/03/2017

    Gagagirl
    Gagagirl

    Female
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:28/05/2016
    Tổng số bài viết (65)
    Số điểm: 415
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 30 lần


    Mình thấy hiện nay quy định về nơi cư trú trong BLDS 2015

    Điều 40. Nơi cư trú của cá nhân

    1. Nơi cư trú của cá nhân là nơi người đó thường xuyên sinh sống.

    2. Trường hợp không xác định được nơi cư trú của cá nhân theo quy định tại khoản 1 Điều này thì nơi cư trú của cá nhân là nơi người đó đang sinh sống.

    3. Trường hợp một bên trong quan hệ dân sự thay đổi nơi cư trú gắn với việc thực hiện quyền, nghĩa vụ thì phải thông báo cho bên kia biết về nơi cư trú mới.

    và quy định tại Điều 12, Luật cư trú 2006 đã tương thích

    Điều 12. Nơi cư trú của công dân

    1. Nơi cư trú của công dân là chỗ ở hợp pháp mà người đó thường xuyên sinh sống. Nơi cư trú của công dân là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú.

    Chỗ ở hợp pháp là nhà ở, phương tiện hoặc nhà khác mà công dân sử dụng để cư trú. Chỗ ở hợp pháp có thể thuộc quyền sở hữu của công dân hoặc được cơ quan, tổ chức, cá nhân cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ theo quy định của pháp luật.

    Nơi thường trú là nơi công dân sinh sống thường xuyên, ổn định, không có thời hạn tại một chỗ ở nhất định và đã đăng ký thường trú.

    Nơi tạm trú là nơi công dân sinh sống ngoài nơi đăng ký thường trú và đã đăng ký tạm trú.

    2. Trường hợp không xác định được nơi cư trú của công dân theo quy định tại khoản 1 Điều này thì nơi cư trú của công dân là nơi người đó đang sinh sống.

    "Pháp luật là đạo đức biểu hiện ra bên ngoài, đạo đức là pháp luật ẩn giấu bên trong"

    -Abraham Lincoln-

     
    Báo quản trị |