“Thực phẩm bẩn” hoành hành trước thềm Tết Bính Thân 2016

Chủ đề   RSS   
  • #412140 04/01/2016

    duongtran.18
    Top 500
    Female
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/01/2016
    Tổng số bài viết (128)
    Số điểm: 2514
    Cảm ơn: 37
    Được cảm ơn 138 lần


    “Thực phẩm bẩn” hoành hành trước thềm Tết Bính Thân 2016

    Trước thềm Tết nguyên đán Bính Thân 2016 đang đến gần, một cái Tết ấm áp, an lành, trọn vẹn bên gia đình và bạn bè luôn là mong ước hàng đầu đối với những người dân Việt. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm mà “thực phẩm bẩn” hoạt động mạnh nhất, gây hoang mang cho người tiêu dùng. Nói cách khác, với công nghệ hiện nay cùng mánh khóe tinh vi, những kẻ vì lợi nhuận mà bất chấp thủ đoạn đã và đang tiếp tục hoành hành, đầu độc người tiêu với những sản phẩm như Sữa không bán tại Việt Nam (không qua kiểm định), thực phẩm chức năng làm từ bột mỳ và chất phụ gia, yến sào làm từ đường, cà phê giả, mỡ lợn bẩn được dùng làm nguyên liệu cho các món ăn đường phố…


    http://www.youtube.com/watch?v=kGC5Xom07Ls

    Clip tổng hợp loạt thực phẩm bẩn, hàng kém chất lượng, không rõ nguồn gốc phát sóng ngày 3/1/2016 trên VTV1

    Theo đó, để kịp thời hỗ trợ cho công tác ra quân kiểm tra Vệ sinh an toàn thực phẩm, ngày 01 tháng 12 năm 2015, bộ Y tế đã ban hành Thông tư 48/2015/TT-BYT quy định về hoạt động kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm, được đánh giá là một trong 08 chính sách mới nổi bật có hiệu lực từ đầu năm 2016.Cụ thể:

    1. Cơ quan cớ thẩm quyền tiến hành kiểm tra các đối tượng sau:

    - Cơ sở sản xuất, kinh doanh nước uống đóng chai, nước khoáng thiên nhiên, thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm; dụng cụ, vật liệu bao gói chứa đựng thực phẩm.

    - Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, kinh doanh thức ăn đường phố.

    - Cơ sở sản xuất, kinh doanh các sản phẩm thực phẩm không thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương; cơ sở sản xuất, kinh doanh quy định tại Thông tư liên tịch 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT.

     

    2. Nội dung tiến hành kiểm tra bao gồm:

    * Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm:

    - Hồ sơ hành chính, pháp lý của cơ sở. Ví dụ: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm, Giấy xác nhận đủ sức khỏe của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm,…;

    - Hồ sơ đối với Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy/Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm, Giấy xác nhận nội dung quảng cáo;

    - Hồ sơ, tài liệu và chấp hành của chủ cơ sở về điều kiện cơ sở, trang thiết bị dụng cụ; người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm; quy trình sản xuất, chế biến; vận chuyển và bảo quản thực phẩm; nguồn gốc, xuất xứ, hạn sử dụng của nguyên liệu, phụ gia và thành phẩm thực phẩm…;

    - Nội dung ghi nhãn sản phẩm thực phẩm, việc thực hiện kiểm nghiệm định kỳ sản phẩm;

    - Việc thực hiện các quy định về quảng cáo thực phẩm;

    - Kiểm tra các giấy tờ liên quan đến việc kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm đối với thực phẩm nhập khẩu;

    - Lấy mẫu kiểm nghiệm trong trường hợp cần thiết.

    * Đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, kinh doanh thức ăn đường phố:

    - Kiểm tra hồ sơ hành chính, pháp lý của cơ sở: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm. Giấy xác nhận đủ sức khỏe của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm;

    - Kiểm tra hồ sơ, tài liệu và chấp hành của chủ cơ sở về điều kiện cơ sở, trang thiết bị dụng cụ; người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm; quy trình sản xuất, chế biến; thực hành vệ sinh an toàn thực phẩm của nhân viên; vận chuyển và bảo quản thực phẩm; nguồn nước; nguồn gốc xuất xứ đối với thực phẩm và nguyên liệu dùng để sản xuất, chế biến thực phẩm; lưu mẫu; các quy định khác có liên quan;

    - Lấy mẫu thức ăn, nguyên liệu thực phẩm để kiểm nghiệm trong trường hợp cần thiết.

     

    3. Hình thức kiểm tra bao gồm: Kiểm tra đột xuất và kiểm tra định kì hàng năm.

     

    4. Trường hợp phát hiện vi phạm, tùy theo tính chất, mức độ mà cơ quan có thẩm quyền sẽ đưa ra biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật bao gồm thu hồi và xử lý sản phẩm thực phẩm không bảo đảm an toàn; xử phạt vi phạm hành chính; nếu vượt quá thẩm quyền thì chuyển hồ sơ lên cấp cao hơn để xử lý hoặc chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra xác minh, xử lý theo quy định của pháp luật.

    Thông tư 48/2015/TT-BYT sẽ có hiệu lực kể từ ngày 15/01/2016.

     

    Kết luận, người tiêu dùng đang từng ngày chống chọi lại “thực phẩm bẩn”, không rõ nguồn gốc và hoàn toàn không thể tự bảo vệ mình và người thân. Do đó, điều họ cần nhất lúc này chính là sự vào cuộc mạnh mẽ của các cơ quan chức năng trong công tác rà soát, kiểm tra chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm. Và là một trong những cơ sở pháp lý quan trọng, thông tư 48/2015/TT-BYT được đánh giá như một động thái tích cực của bộ Y tế trong thời điểm này.

     

    Cập nhật bởi duongtran.18 ngày 04/01/2016 11:24:06 CH
     
    3953 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #567080   29/01/2021

    nhmylinh97
    nhmylinh97
    Top 100
    Female
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/10/2019
    Tổng số bài viết (723)
    Số điểm: 4760
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 51 lần


    Sắp tới tết rồi, người người nhà nhà đều tất bật sắm sửa để cùng gia đình chào đón năm mới. Vệ sinh thực phẩm ngày tết cũng là điều quan tâm rất lớn của các gia đình. Để đảm bảo sức khỏe cho người thân thì nhu cầu thực phẩm sạch là điều chú trọng. Tuy nhiên, thực phẩm bẩn hoành hành các cơ quan chức năng cần phải kiểm soát chặt chẽ để đảm bảo sức khỏe cho người dân.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #568119   25/02/2021

    MewBumm
    MewBumm
    Top 50
    Male
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/09/2017
    Tổng số bài viết (2007)
    Số điểm: 13718
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 257 lần


    Do nhu cầu tiêu thụ thực phẩm trong dịp Tết nguyên đán khá lớn nên đối tượng xấu lợi dụng cơ hội này để đưa thực phẩm bẩn ra thị trường. Thực phẩm bẩn ở đây có thể là thực phẩm không rõ nguồn gốc, thực phẩm đã hư hỏng, thực phẩm sử dụng hóa chất,...Vậy nên người dân phải đề cao cảnh giác hơn, đừng vì ham rẻ mà mua sản phẩm kém chất lượng.

     
    Báo quản trị |  
  • #568259   27/02/2021

    nguyenphuong2804
    nguyenphuong2804
    Top 150
    Female
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/04/2018
    Tổng số bài viết (635)
    Số điểm: 4110
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 37 lần


    Mình thấy chủ đề thực phẩm bẩn được bàn tán khá nhiều, vì nó xuất hiện thường trực trong cuộc sống. Nhiều khi cảm giác ăn gì cũng không an toàn khi có quá nhiều thông tin tiêu cực, nào là thịt đông lạnh mấy năm, ốc ngâm hóa chất, gạo giả, rau phun thuốc,..

     
    Báo quản trị |