Thực hư vụ Quốc ca Việt Nam bị 'đánh bản quyền' tại AFF CUP

Chủ đề   RSS   
  • #577835 07/12/2021

    lamlinh_2507
    Top 500
    Lớp 2

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:28/03/2018
    Tổng số bài viết (126)
    Số điểm: 3130
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 170 lần


    Thực hư vụ Quốc ca Việt Nam bị 'đánh bản quyền' tại AFF CUP

    Tối 6-12, trận đấu giữa đội tuyển Việt Nam- Lào tại vòng bảng AFF Suzuki Cup 2020 thì có một câu chuyện đã gây bức xúc cho người xem khi Quốc ca Việt Nam bị tắt tiếng trên một số kênh Youtube kèm lời xin lỗi: 'Vì lý do bản quyền âm nhạc, chúng tôi buộc lòng phải tắt tiếng ở phần lễ chào cờ. Sau lễ chào cờ, tín hiệu âm thanh sẽ trở lại bình thường, mong quý vị khán giả thông cảm'

    Thực hư vụ Quốc ca Việt Nam bị 'đánh bản quyền' tại AFF CUP - Minh họa

    Trên thực tế, chỉ có kênh Youtube bị tắt tiếng, trong khi đó người xem qua truyền hình vẫn có thể nghe rõ Quốc Ca.  

    Nhiều người đã tỏ thái độ nghi ngờ BH Media vì vừa qua họ đã vướng phải lùm xùm khi bị tố cáo về việc đánh bản quyền những ca khúc không thuộc về mình. Tuy nhiên khi trao đổi với báo Lao động sau trận đấu, đại diện BH Media khẳng định trong trận đấu Việt Nam - Lào, không hề có bên nào "đánh bản quyền" Quốc ca, mà chỉ là do đơn vị tiếp sóng tự tắt tiếng Quốc ca để phòng xa việc có thể bị đánh bản quyền.

    Hiện nay có rất nhiều đơn vị sản xuất bản ghi Quốc ca Việt Nam – tức "Tiến quân ca", cả trong nước và ngoài nước. Theo Luật Sở hữu trí tuệ nếu bất kì ai bỏ tiền, thời gian, công sức, kĩ thuật ra sản xuất bản ghi (mà đã thanh toán quyền tác giả) thì là chủ sở hữu hợp pháp của bản ghi; bất kì ai sử dụng bản ghi đó thì phải xin phép nhà sản xuất

    Đơn vị này cũng cho rằng bản quyền âm nhạc trên môi trường số ngày càng chặt chẽ do đó, tất cả các bên đều cần phải nâng cao ý thức bản quyền. Khi đoàn thể thao Việt Nam ra nước ngoài thi đấu thì phía Việt Nam cần chủ động chuẩn bị các bản ghi "Tiến quân ca" có bản quyền nộp cho bản tổ chức sân, như vậy có thể đảm bảo quyền lợi cho các đơn vị tiếp sóng.

    Trước đó, trong trận Việt Nam - Ả Rập Saudi diễn ra tối 16-11 tại Việt Nam, kênh YouTube của FPT (đơn vị có bản quyền tiếp sóng trận đấu này) đã không thể kiếm được tiền vì lý do trận đấu dùng bản ghi "Tiến quân ca" do hãng đĩa nước ngoài sản xuất, cụ thể là Hãng đĩa Marco Polo.

    "Trong trường hợp này, kênh YouTube của FPT không có lỗi, họ chỉ là đơn vị tiếp sóng. Ban tổ chức sân mới chính là người đã chọn bản ghi "Tiến quân ca" của Hãng đĩa Marco Polo. Đây là bản ghi mà hãng đĩa này bỏ tiền sản xuất và đã đăng ký bản quyền trên YouTube. Theo luật, bất kì ai muốn sử dụng bản ghi này thì phải xin phép nhà sản xuất" - đại diện BH Media chia sẻ.

    Tương tự, việc sử dụng bản ghi "Tiến quân ca" của hãng đĩa nước ngoài mà không xin phép, của ban tổ chức sân, đã khiến các kênh YouTube ở Việt Nam tiếp sóng bị mất doanh thu, vì vậy mà vừa qua, để đề phòng xa việc bị đánh bản quyền trên Youtube, kênh Youtube phát sóng trận đấu này đã chủ động tắt tiếng của Quốc ca.

    Theo báo Lao động.

     
    1978 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn lamlinh_2507 vì bài viết hữu ích
    admin (08/12/2021) ThanhLongLS (07/12/2021)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận