Thừa phát lại lập vi bằng hiện trạng của doanh nghiệp thực hiện thủ tục phá sản

Chủ đề   RSS   
  • #559738 30/09/2020

    tuanhh18
    Top 500
    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:20/08/2020
    Tổng số bài viết (151)
    Số điểm: 815
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 22 lần


    Thừa phát lại lập vi bằng hiện trạng của doanh nghiệp thực hiện thủ tục phá sản

    Theo quy định pháp luật, trong trường hợp doanh nghiệp phá sản thì phải thực hiện các thủ tục phá sản, trong đó có thực hiện nghĩa vụ về tài sản. Căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều 54 Luật phá sản 2014 thì thứ tự phân chia tài sản khi thực hiện thủ tục phá sản bao gồm:

    - Chi phí phá sản;

    - Khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với người lao động, quyền lợi khác theo hợp đồng lao động và thỏa ước lao động tập thể đã ký kết;

    - Khoản nợ phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản nhằm mục đích phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã;

    - Nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước; khoản nợ không có bảo đảm phải trả cho chủ nợ trong danh sách chủ nợ; khoản nợ có bảo đảm chưa được thanh toán do giá trị tài sản bảo đảm không đủ thanh toán nợ.

    ...

    Theo đó, khi một bên doanh nghiệp thực hiện thủ tục phá sản thì sẽ phải có nghĩa vụ thanh toán khoản nợ trong danh sách chủ nợ. Trước đó, nếu doanh nghiệp thực hiện thủ tuc phá sản có ký hợp đồng mua bán hàng hóa, và có nghĩa vụ thanh toán theo hợp đồng nhưng chưa thanh toán thì khoản tiền trong hợp đồng được tính là 1 khoản nợ khi daonh nghiệp tiến hành thủ tục phá sản.

    Trong trường hợp này, chủ thể được xác định có thể mời bên thừa phát lại lập vi bằng để xác nhận tình trạng chưa thanh toán của doanh nghiệp thực hiện thủ tục phá sản để đảm bảo quyền lợi của mình. Cụ thể như sau:

    Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 36 Nghị định 08/2020/NĐ-CP như sau:

    Điều 36. Thẩm quyền, phạm vi lập vi bằng, giá trị pháp lý của vi bằng

    [...]

    3. Vi bằng là nguồn chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ việc dân sự và hành chính theo quy định của pháp luật; là căn cứ để thực hiện giao dịch giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.

    [...]”.

    Theo quy định này thì vi bằng là văn bản ghi nhận sự việc, hành vi có thật, có giá trị làm nguồn chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ việc dân sự hoặc là căn cứ để thực hiện giao dịch giữa các tổ chức.

    Do đó, trong trường hợp này bên phía công ty đối tác có thể mời văn phòng thừa phát lại lập vi bằng ghi nhận hiện trạng thực hiện hợp đồng giữa hai công ty để làm căn cứ chứng minh doanh nghiệp đang tiến hành thủ tục phá sản chưa thực hiện nghĩa vụ thanh toán theo hợp đồng. Thủ tục này nhằm tạo căn cứ pháp lý để Tòa án xác định nghĩa vụ trả nợ của doanh nghiệp khi tiến hành thủ tục phá sản. 

     
    601 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận