Từ năm 2009, Thừa phát lại được tổ chức thí điểm ở Thành phố Hồ Chí Minh và thu được nhiều kết quả nhất định. Từ ngày 1/1/2016, theo kế hoạch triển khai Nghị quyết 107/2015/QH13, Thừa phát lại được thực hiện chính thức trên phạm vi toàn quốc.
Trong những năm qua, chế định thừa phát lại góp phần năng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Tòa án, cơ quan Thi hành án.
Với chức năng lập vi bằng, Thừa phát lại có thể bổ sung nguồn chứng cứ, tạo thêm công cụ pháp lý để người dân bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình khi tham gia các giao dịch dân sự, kinh tế và trong giải quyết tranh chấp.
Chế định Thừa phát lại giúp cho người dân có thêm sự lựa chọn phù hợp trong việc yêu cầu thi hành bản án, quyết định của Tòa án.
Mặt khác, Thừa phát lại góp phần thực hiện chủ trương xã hội hóa hoạt động bổ trợ tư pháp. Đưa các hoạt động bổ trợ tư pháp đến gần với người dân. Hỗ trợ nhiều hơn trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người dân.
Khi đến các Văn phòng Thừa phát lại, ngừơi dân được hỗ trợ từ việc lưu trữ thông tin, văn bằng, chứng cứ liên quan đến quyền và lợi ích của cá nhân đến việc có thể làm chứng thực cho các giao dịch dân sự. Thừa phát lại đảm bảo việc thực hiện các giao dịch cũng như việc thi hành án được công minh, nhanh chóng hơn.
Trên cơ sở thực hiện các chức năng của Thừa phát lại sẽ giúp giảm tải công việc tại các cơ quan công quyền như Tòa án, cơ quan Thi hành án. Từ đó góp phần thực hiện việc tinh giản biên chế, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.
Từ những kết quả đạt được, Nghị quyết 107/2015/QH13 quyết định chấm dứt việc thí điểm và thực hiện chế định Thừa phát lại trong cả nước.
Tổ chức Thừa phát lại còn tạo ra cơ hội việc làm, đặc biệt là cho những người hoạt động trong ngành Luật, Pháp lý.
Để hiểu thêm về Thừa phát lại, xin mời xem thêm Thừa phát lại là gì?
Cập nhật bởi Kimhuyentr ngày 21/01/2016 10:32:59 SA