Thừa kế thế vị như thế nào là đúng quy định của pháp luật

Chủ đề   RSS   
  • #551573 12/07/2020

    phamthiloan20081998

    Female
    Sơ sinh

    Bình Định, Việt Nam
    Tham gia:18/06/2020
    Tổng số bài viết (22)
    Số điểm: 140
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Thừa kế thế vị như thế nào là đúng quy định của pháp luật

    Bộ luật dân sự hiện hành đã có những quy định tương đối cụ thể để điều chỉnh quan hệ thừa kế, tuy nhiên qua quá trình áp dụng cho thấy quy định chưa được hiểu đúng, cụ thể là quy định về thừa kế thế vị. Thừa kế thế vị được quy định cụ thể tại điều 652, Bộ luật Dân sự năm 2015:

    "Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống. "

    Như vậy, pháp luật không đưa ra khái niệm về thừa kế thế vị, tuy nhiên từ quy định trên có thể hiểu:

    - Thừa kế thế vị là việc con đẻ thay vị trí của cha hoặc mẹ mình để hưởng thừa kế của ông nội, bà nội hoặc ông ngoại, bà ngoại đối với phần di sản mà cha, mẹ được hưởng nếu họ còn sống nhưng cha đã chết trước ông nội, bà nội hoặc mẹ đã chết trước ông ngoại, bà ngoại.

    - Con đẻ thay thế vị trí của cha hoặc mẹ để hưởng thừa kế của cụ đối với phần di sản mà cha, mẹ được hưởng nhưng cha, mẹ đã chết trước hoặc cùng một thời điểm với cụ  - hay nói cách khác chắt thay thế vị trí của cha hoặc mẹ mình hưởng di sản của cụ mà bố mẹ bố mẹ mình đáng lẽ được hưởng nếu còn sống.

    Tuy nhiên, qua thực tiễn áp dụng còn tồn tại vướng mắt, được thể hiện ở Bản án 02/2018/DS-ST ngày 22/6/2018 của TAND huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh. Nội dung bản án được tóm tắt như sau:

    Vợ chồng ông Đ1, N2 có 06 người con, một người con bị khuyết tật Q1, tại thời điểm các con khởi kiện yêu cầu chia di sản của cha mẹ, 04 người con còn sống, người thừa kế của bà Q1 cũng không còn sống, ông Đ2 - con cuae Đ1 và N2 chết sau bố mẹ mình, như vậy, trong tranh chấp thừa kế này không tồn tại quan hệ thừa kế thế vị, tuy nhiên Tòa án đã nhận định như sau: 

    "Căn cứ điểm a khoản 1 điều 651, điều 652 Bộ luật dân sự năm 2015, HĐXX xác định hàng thừa kế thứ nhất của ông Đ1, bà Dương Thị N2 và chị Phạm Thị Q1 gồm: Bà Phạm Thị H, bà Phạm Thị M, bà Phạm Thị V và bà Phạm Thị C. Ngoài ra, người thừa kế thế vị của ông Phạm Đ2 là anh Phạm Văn T1"

    Tòa án xác định Đ2 chết sau bố mẹ mình nhưng vẫn xác định có quan hệ thừa kế thế vị, cụ thể cháu T1 - là con của Đ2 sẽ thay cha mình nhận phần di sản của ông bà để lại, nếu hiểu theo cách giải quyết của Tòa án thì thừa kế thế vị còn đặt ra trong trường hợp người con chết sau cha, mẹ mình và người cháu sẽ thay cha nhận phần di sản đó, như vậy điều này hoàn toàn trái với quy định tại Điều 652, nếu đối chiếu quy định vào trường hợp này thì thừa kế thế vị chỉ đặt ra khi ông Đ2 chết trước hoặc cùng thời điểm với cha, mẹ của mình, thì khi đó T1 sẽ người thừa kế thế vị, thay thế vị trí của cha mình để nhận phần di sản mà đáng lẽ cha mình sẽ được nhận nếu còn sống. 

    Cần hiểu rằng thời điểm mở di sản thừa kế là tại thời điểm người để lại di sản chết chứ không phải thời điểm yêu cầu chia di sản, hai thời điểm này hoàn toàn khác nhau. Tại thời điểm vợ chồng bà N2 chết, người thừa kế theo pháp luật của hai người là những người con, tất nhiên bao gồm cả ông Đ2 và tại thời điểm này, ông Đ2 vẫn còn sống, như vậy, ông Đ2 sẽ là 1 trong những người thừa kế theo pháp luật đối với di sản của bố mẹ để lại mà không đặt ra trường hợp thừa kế thế vị.

    Tại thời điểm yêu cầu chia di sản thừa kế, ông Đ2 tuy đã chết nhưng ông vẫn là người thừa kế theo pháp luật, không có sự thay đổi, vì ông Đ2 đã chết nên cháu T1 là con trai ông có thể nhận thay và quản lý đối với phần di sản mà cha mình được hưởng, chứ không thể xác định cháu T1 là người thừa kế thế vị. 

    Trong tranh chấp trên, việc xác định cháu T1 là người thừa kế thế vị không ảnh hưởng đến quyền lợi của các đương sự, tuy nhiên việc xác định sai tư cách đương sự như vậy là trái với quy định của pháp luật. Thực tế quy định này không có bất cập về mặt lý luận, nội dung điều luật được thể hiện một cách rõ ràng, không gây nhầm lẫn, tuy nhiên quá trình áp dụng chưa được đồng nhất trên thực tế. 

     
    1025 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #552987   27/07/2020

    ledinhthien
    ledinhthien
    Top 500
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:30/05/2020
    Tổng số bài viết (191)
    Số điểm: 1000
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 5 lần


    Thừa kế thế vị được áp dụng trong trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.

     
    Báo quản trị |