Thừa kế nhà từ ông bà ...

Chủ đề   RSS   
  • #431434 21/07/2016

    Cuongcao_do

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:13/08/2014
    Tổng số bài viết (6)
    Số điểm: 210
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 0 lần


    Thừa kế nhà từ ông bà ...

    kính thưa luật sư, cho tôi xin hỏi : Hiện nay tôi có 1 cái nhà do ông bà nội để lại ( chưa có chủ quyền nhà ), vì ba tôi mất sớm nên vẫn do ông bà tôi đứng tên. Ông bà và cô chú tôi hiện sống ở nước ngoài, sắp tới đây ông tôi sẽ về Việt Nam lập bản di chúc cho tôi phần tài sản đó, vậy cho tôi hỏi là có cần bà và cô chú tôi về Việt Nam để ký trên bản di chúc không? hay chỉ cần ông tôi là đủ điều kiện rồi? (vì hiện nay nhà tôi chưa có chủ quyền mà ông tôi lại muốn làm giấy chủ quyền để cho tôi đứng tên ) Xin cám ơn luật sư ...
     
    5764 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #431462   21/07/2016

    LSTHACHTHAO
    LSTHACHTHAO
    Top 100
    Male
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (671)
    Số điểm: 3784
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 246 lần


    Chào bạn!

    Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật sư Nguyễn Thạch Thảo. Về vấn đề của bạn, Luật sư xin được tư vấn như sau:

    Theo quy định tại Điều 631 Bộ luật dân sự 2005 “Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật”.

    Và theo quy định tại Điều 635 thì “Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trong trường hợp người thừa kế theo di chúc là cơ quan, tổ chức thì phải là cơ quan, tổ chức tồn tại vào thời điểm mở thừa kế”.

    Theo quy định tại Điềm a Khoản 1 Điều 676 Bộ luật dân sự 2005 thì “Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;. Như vậy, nếu ông bạn muốn lập di chúc thì những người kể trên (tức bao gồm bà của bạn và con của ông bạn) sẽ được quyền thừa kế căn nhà này như nhau.

    Tuy nhiên, do ba bạn đã mất nên theo quy định tại Điều 677 “Trong trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống” thì bạn (và có thể có những người anh chị em của bạn) sẽ được hưởng phần thừa kế của ba bạn theo quy định của pháp luật về thừa kế thế vị.

    Như vậy, nếu ông bạn muốn để lại toàn bộ căn nhà cho bạn thì phải được sự đồng ý của những người đồng thừa kế nói trên. Việc đồng ý này có thể thể hiện qua việc từ chối nhận di sản thừa kế của những đồng thừa kế. Điều 642 Bộ luật dân sự 2005 quy định như sau:

    Điều 642. Từ chối nhận di sản

    1. Người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản, trừ trường hợp việc từ chối nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác.

    2. Việc từ chối nhận di sản phải được lập thành văn bản; người từ chối phải báo cho những người thừa kế khác, người được giao nhiệm vụ phân chia di sản, cơ quan công chứng hoặc ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có địa điểm mở thừa kế về việc từ chối nhận di sản.

    3. Thời hạn từ chối nhận di sản là sáu tháng, kể từ ngày mở thừa kế. Sau sáu tháng kể từ ngày mở thừa kế nếu không có từ chối nhận di sản thì được coi là đồng ý nhận thừa kế”.

    Trân trọng!

    Luật sư Nguyễn Thạch Thảo.

    Cập nhật bởi LSTHACHTHAO ngày 21/07/2016 03:34:44 CH

    LUẬT SƯ NGUYỄN THẠCH THẢO - ĐÒAN LUẬT SƯ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

    VĂN PHÒNG LUẬT SƯ NGUYỄN THẠCH THẢO

    ĐC: 4/63 - QUANG TRUNG - PHƯỜNG 10 - QUẬN GÒ VẤP - TP.HCM ( Cách Ngã 6 Gò Vấp 100m. Hẽm đầu tiên bên phải)

    ĐTDĐ: 0989046966

    ĐTVP: (08).38940903

    EMAIL: lsthachthao@yahoo.com

    TƯ VẤN PHÁP LUẬT TRỰC TIẾP TẠI VP HOẶC QUA ĐIỆN THOẠI THƯỜNG XUYÊN : Từ Thứ 2 - Chủ nhật vào lúc: 08h - 21h mỗi ngày

    1. Email: lsthachthao@yahoo.com.

    2. ĐIỆN THOẠI TƯ VẤN: 0989 046 966

     
    Báo quản trị |  
  • #431650   24/07/2016

    nghiep18
    nghiep18

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:09/07/2016
    Tổng số bài viết (7)
    Số điểm: 125
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 0 lần


    kính thưa các luật sư. Tôi có một câu hỏi mong quý Luật trả lời giúp. Bà nội tôi có một mảnh đất( ông nội đã mất) bây giờ hiện tại gia đình nhà bà Nội gồm co 4 anh chị em. Bây giờ bố tôi muốn làm sổ đỏ riêng để làm bán miếng đất mà minh được hưởng. Vậy thủ tục cần làm như thế nào. Trường hợp Bác gái mà không đồng ý thì cần phải làm sao?

     

     
    Báo quản trị |  
  • #432524   03/08/2016

    LSTHACHTHAO
    LSTHACHTHAO
    Top 100
    Male
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (671)
    Số điểm: 3784
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 246 lần


    Chào bạn!

    Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tư vấn đến luật sư Nguyễn Thạch Thảo. Về vấn đề của bạn, luật sư Nguyễn Thạch Thảo xin được tư vấn như sau:

    - Do câu hỏi của bạn không nêu rõ mảnh đất của ông nội bạn có là tài sản riêng của ông hay tài sản chung của ông bà bạn. Nên trước tiên, cần xác định phần di sản thừa kế mà bố bạn được hưởng.

    Nếu đây là tài sản chung của ông bà nội thì về nguyên tắc, khối tài sản này sẽ được chia đôi: ông nội 1/2, bà nội 1/2 tài sản. Phần thừa kế được chia là ½ mảnh đất.

    Nếu đây là tài sản riêng của ông nội thì toàn bộ mảnh đất trên sẽ được chia thừa kế.

    Theo quy định tại Điều 675, 676 Bộ luật dân sự năm 2005, ông bạn mất không để lại di chúc nên di sản ông bạn để lại được phân chia theo pháp luật cho các đồng thừa kế thuộc hàng thừa kế thứ nhất (gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết). Ông nội bạn có 04 người con và bà bội còn sống nên phần di sản mà bố bạn nhận được là 1/5 di sản thừa kế của ông nội.

    - Để có thể chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà, tài sản khác gắn liền với đất, bố bạn phải làm thủ tục khai nhận hoặc thỏa thuận phân chia di sản thừa kế đối với mảnh đất mà ông bạn để lại thừa kế. Việc phân chia di sản thừa kế phải có sự tham gia của tất cả các đồng thừa kế. Vì vậy, việc bố bạn muốn chia di sản để nhận phần thừa kế của mình cần có sự đồng ý của Bác bạn.

    Về thủ tục: Bố bạn phải chuẩn bị hồ sơ khai nhận thừa kế hoặc thỏa thuận phân chia di sản thừa kế.

    Theo nghị định 29/2015 NĐ-CP hướng dẫn luật công chứng thì “Việc thụ lý công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản phải được niêm yết trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày niêm yết. Việc niêm yết do tổ chức hành nghề công chứng thực hiện tại trụ sở của Ủy ban nhân cấp xã nơi thường trú cuối cùng của người để lại di sản; trường hợp không xác định được nơi thường trú cuối cùng thì niêm yết tại nơi tạm trú có thời hạn cuối cùng của người đó”

    Sau 15 ngày niêm yết, nếu không có khiếu nại, tố cáo, cơ quan công chứng chứng nhận văn bản khai nhận hoặc thỏa thuận phân chia di sản thừa kế. Các đồng thừa kế có thể lập Văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế (Điều 57 Luật Công chứng năm 2014) hoặc Văn bản khai nhận di sản thừa kế (Điều 58 Luật Công chứng năm 2014). Sau khi công chứng văn bản thừa kế, người được hưởng di sản thực hiện thủ tục đăng ký quyền tài sản tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp quận/huyện nơi có bất động sản.

    Trân trọng!

    Luật sư Nguyễn Thạch Thảo.

    LUẬT SƯ NGUYỄN THẠCH THẢO - ĐÒAN LUẬT SƯ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

    VĂN PHÒNG LUẬT SƯ NGUYỄN THẠCH THẢO

    ĐC: 4/63 - QUANG TRUNG - PHƯỜNG 10 - QUẬN GÒ VẤP - TP.HCM ( Cách Ngã 6 Gò Vấp 100m. Hẽm đầu tiên bên phải)

    ĐTDĐ: 0989046966

    ĐTVP: (08).38940903

    EMAIL: lsthachthao@yahoo.com

    TƯ VẤN PHÁP LUẬT TRỰC TIẾP TẠI VP HOẶC QUA ĐIỆN THOẠI THƯỜNG XUYÊN : Từ Thứ 2 - Chủ nhật vào lúc: 08h - 21h mỗi ngày

    1. Email: lsthachthao@yahoo.com.

    2. ĐIỆN THOẠI TƯ VẤN: 0989 046 966

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn LSTHACHTHAO vì bài viết hữu ích
    THANH84HD (03/08/2016)
  • #431744   25/07/2016

    luatvichanly
    luatvichanly
    Top 150
    Lớp 2

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:19/08/2015
    Tổng số bài viết (625)
    Số điểm: 3445
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 116 lần


    Chào bạn, phòng tư vấn pháp luật LTD Kingdom xin tư vấn cho bạn như sau:

    Nếu căn nhà đó thuộc sở hữu chung của ông bà bạn và do ông bà bạn đứng tên thì ông bà bạn có toàn quyền định đoạt việc cho ai hưởng thừa kế di sản của mình. Dó đó, việc ông bà bạn muốn lập di chúc cho bạn phần tài sản đó thì chỉ cần chữ ký của ông bà bạn chứ không cần sự đồng ý, cũng như chữ ký của cô chú bạn trong bản di chúc. 

    Ông bà bạn có thể lập di chúc ở nước ngoài cũng được. Trong trường hợp ông bạn muốn lập di chúc ở Việt Nam mà bà bạn không về để ký vào bản di chúc được thì bà bạn phải làm văn bản ủy quyền cho ông bạn.

    Bạn cần lưu ý:

    Thứ nhất, di chúc chỉ được coi là hợp pháp khi đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 652 Bộ luật dân sự 2005:

    "1. Di chúc được coi là hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:

    a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ hoặc cưỡng ép;

    b) Nội dung di chúc không trái pháp luật, đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của pháp luật."

    Thứ hai, di chúc chỉ có hiệu lực kể từ thời điểm người để lại di sản thừa kế mất. Nghĩa là bạn chỉ có quyền hưởng di sản thừa kế và đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở khi ông bà bạn mất.

    Để được tư vấn miễn phí bạn vui lòng liên hệ Ms. Trang: 01682742583

     
    Báo quản trị |  
  • #431996   28/07/2016

    nguyenthiphuongbv1995
    nguyenthiphuongbv1995

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:18/07/2016
    Tổng số bài viết (13)
    Số điểm: 71
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Trường hợp vẫn còn hàng thừa kế thứ nhất thì cháu sẽ không có quyền hưởng di sản trừ khi những người con của ông bà vẫn còn từ chối nhận di sản. Do vậy cần phải có chữ kí của tất cả các đồng thừa kế 

     
    Báo quản trị |  
  • #432289   31/07/2016

    Kính thưa luật sư.

      Bà tôi có Bác trai và mẹ tôi là con. Bác tôi có nhà riêng. còn ngôi nhà tôi và mẹ tôi đang ở mang tên bà. Bà tôi mua năm 1985. Mẹ tôi và tôi sống với bà từ đó đên 2010 thì bà mất. không để lại di chúc. nay bác tôi lên đòi bán và chia tài sản. Trong lúc tìm giấy tờ tôi có 1 tờ mua bán đất ngày, năm 1985, có ghi rõ trong giấy mua bán đất là làm nhà cho con gái ( nhưng không ghi rõ họ tên).vậy xin hỏi luật sư. tờ giấy đó có thể thay thế cho di chúc của Bà tôi không? có phải là mua nhà cho mẹ tôi không?. khi bán đi mẹ tôi có phải chia tái sản với bác tôi không?

     
    Báo quản trị |  
  • #432565   03/08/2016

     Trước hết xin cảm ơn luật sư.

     Theo em được biết.Ông ngoại em mất năm 1957. Bà ngoại em mất năm 2010. nhà em đang ở bà mua năm 1985, Mang tên bà. trong giấy viết tay mua đất( có dâu xã nhận của UBND phường). có nói đến việc mua đất này là để làm nhà cho con gái ở, không nói làm nhà cho con trai ( Bác trai em ).Bà mất không để lại di chúc. vậy xin hỏi luật sư, biên bản viết tay trên có được coi là di chúc của bà khi con sống không.nếu được coi là di chúc thì mẹ em có phai chia tài sản này với bác trai không. Em năm nay 32 tuổi. trong thời gian gần đây em có tôn tạo lại ngôi nhà hết 50-60 triệu. khi bán đi em có được hoàn trả lại số tiền đó không ( em là con trai của mẹ em).

     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

LUẬT SƯ NGUYỄN THẠCH THẢO - ĐOÀN LUẬT SƯ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

VĂN PHÒNG LUẬT SƯ NGUYỄN THẠCH THẢO

ĐC: 4/63 - QUANG TRUNG - PHƯỜNG 10 - QUẬN GÒ VẤP - TP.HCM

ĐTDĐ: 0989046966 - ĐTVP: (08).38940903

EMAIL: lsthachthao@yahoo.com