Thừa kế

Chủ đề   RSS   
  • #523628 23/07/2019

    tanluanqng

    Male
    Mầm

    Quảng Ngãi, Việt Nam
    Tham gia:10/02/2015
    Tổng số bài viết (24)
    Số điểm: 520
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 4 lần


    Thừa kế

    thưa các bạn! 

    Tôi có trường hợp gia đình tôi có 3 chị em, bố tôi mất năm 1985 năm 2019 thì mẹ tôi cũng chết. Tôi là con út ở với bà trước khi chết bà có nhiều lần nói với 2 chị của tôi là bà để lại mảnh vườn và nhà cửa cho tôi, hai chị tôi cũng đồng ý. Tôi chuẩn bị đi làm san tên chuyển nhượng từ bà qua cho tôi thì chẳng may bà bị bệnh và chết. Vậy tôi làm những thủ tục gì để hưởng thừa kế và chuyển tên vườn từ tên bà qua tên tôi.

    Xinh cảm ơn

     
    1074 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn tanluanqng vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (23/07/2019)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #524194   29/07/2019

    Căn cứ vào khoản 5 Điều 630 quy định về Di chúc hợp pháp:

    "Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng." 

    Người làm chứng ở đây cũng không được là người thuộc trong hàng thừa kế theo luật định, tức là 2 người chị.

    => Từ thông tin trên có thể thấy di chúc miệng thì không được xem là hợp pháp và sẽ được chia thừa kế theo pháp luật.

    Căn cứ vào Bộ luật dân sự 2015 quy định về Thừa kế theo pháp luật thì: phần tài sản này sẽ được chia cho ba chị em và được chia 3 phần bằng nhau. Lúc này, 2 chị có thể tiến hành việc lập văn bản từ chối nhận di sản và cũng cần có công chứng chứng nhận.

    Xong việc từ chối nhận tài sản thì nộp hồ sơ đề nghị sang tên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lên cơ quan có thẩm quyền.

    Hồ sơ được quy định cụ thể tại khoản 4 Điều 9 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #526954   30/08/2019

    hoangthai090895
    hoangthai090895
    Top 500
    Male
    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:01/08/2019
    Tổng số bài viết (122)
    Số điểm: 838
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 42 lần


    Theo quy định tại khoản 5 điều 630 Bộ luật dân sự 2015 Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng.

    Và quy định tại điều 632 Bộ luật dân sự 2015 Mọi người đều có thể làm chứng cho việc lập di chúc, trừ những người sau đây: Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc; Người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung di chúc; Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.

    Theo đó thì di chúc không có hiệu lực và 3 chị em không phải là hàng thừa kế thứ nhất của bà bạn để có thể hưởng trọn mảnh vườn và nhà mà chỉ được hưởng thừa kế theo pháp luật.

     
    Báo quản trị |