Bước 1: Trước hết người xuất khẩu cần kiểm tra quy định tại nước dự định xuất khẩu hàng hoá đến, xem có yêu cầu gì đối với sản phẩm nhập khẩu là cua đông lạnh hay không, nếu có thì phải đáp ứng các điều kiện trước khi xuất khẩu hàng hoá đến nước nhập khẩu.
Bước 2: Kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thuỷ sản: Vì cua đông lạnh là động vật nên trước khi xuất khẩu hàng hoá phải thực hiện thủ tục đăng ký kiểm dịch động vật.
- Trường hợp thứ nhất: Kiểm dịch động vật xuất khẩu không dùng làm thực phẩm
Về hồ sơ, thủ tục kiểm dịch động vật xuất khẩu không dùng làm thực phẩm thực hiện theo quy định tại Điều 11 Thông tư 26/2016/TT-BNNPTNT, cụ thể hồ sơ bao gồm:
+ Đơn theo mẫu 03 TS Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư 26/2016/TT-BNNPTNT.
+ Yêu cầu vệ sinh thú y của nước nhập khẩu hoặc chủ hàng (nếu có).
Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, tiến hành nộp hồ sơ tại Chi cục Thú y hoặc cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu.
- Trường hợp thứ hai: Kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản xuất khẩu dùng làm thực phẩm
Về hồ sơ, thủ tục thực hiện theo quy định tại Điều 12 Thông tư 26/2016/TT-BNNPTNT, cụ thể hồ sơ bao gồm:
+ Yêu cầu vệ sinh thú y của nước nhập khẩu hoặc chủ hàng (nếu có).
+ Giấy chứng nhận an toàn dịch bệnh của cơ sở nuôi thủy sản nơi xuất xứ của thủy sản để sản xuất lô hàng (nếu có).
+ Giấy phép CITES nếu xuất khẩu các loài thủy sản thuộc Phụ lục Công ước CITES vì mục đích thương mại.
Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, tiến hành nộp hồ sơ đến Cục Thú y để lấy mẫu kiểm dịch và được cấp giấy chứng nhận kiểm dịch động vật xuất khẩu.
Bước 3: Kiểm tra an toàn thực phẩm xuất khẩu: Theo quy định tại Điều 23 Nghị định 15/2018/NĐ-CP thì thực phẩm xuất khẩu phải được kiểm tra an toàn thực phẩm trước khi xuất khẩu.
Việc kiểm tra an toàn thực phẩm xuất khẩu trong trường hợp này thực hiện theo quy định tại Thông tư 48/2013/TT-BNNPTNT quy định về kiểm tra, chứng nhận an toàn thực phẩm thủy sản xuất khẩu.
Bước 4: Làm thủ tục hải quan xuất khẩu hàng hoá