Thủ tục xin cấp lại bằng “Tổ quốc ghi công” cho thân nhân liệt sĩ

Chủ đề   RSS   
  • #603411 21/06/2023

    nguyenhoaibao12061999
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:03/08/2022
    Tổng số bài viết (2261)
    Số điểm: 78451
    Cảm ơn: 100
    Được cảm ơn 2016 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Thủ tục xin cấp lại bằng “Tổ quốc ghi công” cho thân nhân liệt sĩ

    Bằng “Tổ quốc ghi công” là tấm bằng ghi nhận công lao, đóng góp quý báu của những liệt sĩ, người có công với công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Vậy trong trường hợp bị hư hỏng nặng mà không còn dùng được thì thực hiện xin cấp lại Bằng “Tổ quốc ghi công” ra sao?
     
    thu-tuc-xin-cap-lai-bang-to-quoc-ghi-cong-cho-than-nhan-liet-si
     
    1. Bằng “Tổ quốc ghi công” là gì?
     
    Bằng “Tổ quốc ghi công” là chứng nhận công lao đóng góp của những liệt sĩ đã hy sinh trong kháng chiến, được Nhà nước xem xét đủ điều kiện và cấp bằng.
     
    Bằng “Tổ quốc ghi công” không chỉ là chứng nhận đóng góp của liệt sĩ trong quá trình xây dựng và bảo vệ tổ quốc trong thời chiến lẫn thời bình mà còn là giấy chứng nhận căn cứ được hưởng các chế độ cho thân nhân của liệt sĩ.
     
    2. Thủ tục cấp lại Bằng “Tổ quốc ghi công” ra sao?
     
    Căn cứ Điều 24 Nghị định 131/2021/NĐ-CP quy định các trường hợp công dân được cấp lại Bằng “Tổ quốc ghi công” bao gồm các trường hợp sau: 
     
    - Bằng “Tổ quốc ghi công” bị mất.
     
    - Bằng “Tổ quốc ghi công” bị thiếu thông tin do mờ chữ.
     
    - Bằng “Tổ quốc ghi công” bị hư hại.
     
    Nếu thuộc 01 trong 3 trường hợp nêu trên thì công dân cần chuẩn bị hồ sơ, thủ tục cấp lại Bằng “Tổ quốc ghi công” theo quy định sau:
     
    - Đại diện thân nhân liệt sĩ hoặc người hưởng trợ cấp thờ cúng liệt sĩ làm đơn đề nghị theo Mẫu số 16 Phụ lục I Nghị định này gửi UBND cấp xã nơi thường trú (kèm theo bằng cũ nếu còn).
     
    - UBND cấp xã trong thời gian 05 ngày làm việc có trách nhiệm xác nhận bản khai, tổng hợp, lập danh sách và tờ trình gửi Phòng LĐTBXH.
     
    - Phòng LĐTBXH trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ, có trách nhiệm lập và gửi danh sách kèm các giấy tờ theo quy định đến Sở LĐTBXH nơi quản lý hồ sơ liệt sĩ.
     
    - Sở Phòng LĐTBXH có trách nhiệm:
     
    Trong thời gian 30 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ phải kiểm tra, đối chiếu hồ sơ liệt sĩ, lập danh sách cấp lại Bằng “Tổ quốc ghi công” theo Mẫu số 83 Phụ lục I Nghị định này đối với những trường hợp đủ điều kiện và có đầy đủ thông tin ghi theo giấy báo tử của liệt sĩ kèm văn bản đề nghị gửi Bộ Phòng LĐTBXH.
     
    Trong thời gian 12 ngày kể từ ngày nhận được Bằng “Tổ quốc ghi công” cấp lại, gửi Bằng “Tổ quốc ghi công” đến người đề nghị.
     
    - Bộ LĐTBXH, Văn phòng Chính phủ thực hiện theo trách nhiệm quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 23 Nghị định 131/2021/NĐ-CP.
     
    3. Bằng “Tổ quốc ghi công” được hưởng những chế độ gì?
     
    Cụ thể tại Điều 16 Pháp lệnh 02/2020/UBTVQH14 quy định chế độ ưu đãi đối với thân nhân của liệt sĩ được hưởng các chế độ như sau:
     
    - Cấp “Giấy chứng nhận gia đình liệt sĩ” theo quy định của Chính phủ.
     
    - Trợ cấp tuất một lần khi truy tặng Bằng “Tổ quốc ghi công”; trường hợp không còn thân nhân thì người thừa kế của liệt sỹ giữ Bằng “Tổ quốc ghi công” được hưởng trợ cấp tuất một lần.
     
    - Trợ cấp tuất hằng tháng đối với những người sau đây:
     
    + Cha đẻ, mẹ đẻ, con liệt sĩ chưa đủ 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng, người có công nuôi liệt sỹ; trường hợp có nhiều liệt sĩ thì theo các mức thân nhân của hai liệt sĩ, thân nhân của ba liệt sĩ trở lên.
     
    + Vợ hoặc chồng liệt sỹ.
     
    - Trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ, người có công nuôi liệt sĩ, vợ hoặc chồng liệt sĩ quy định tại khoản 3 Điều này sống cô đơn, con liệt sỹ quy định tại khoản 3 Điều này mồ côi cả cha mẹ thì được hưởng thêm trợ cấp tuất nuôi dưỡng hằng tháng.
     
    - Điều dưỡng phục hồi sức khỏe hai năm một lần đối với cha đẻ, mẹ đẻ, người có công nuôi liệt sĩ, vợ hoặc chồng, con liệt sĩ bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng.
     
    Trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ chỉ có một con duy nhất là liệt sỹ hoặc có hai con liệt sỹ trở lên thì được điều dưỡng phục hồi sức khỏe hằng năm.
     
    - Bảo hiểm y tế đối với cha đẻ, mẹ đẻ, người có công nuôi liệt sĩ, vợ hoặc chồng, con liệt sỹ.
     
    - Chế độ ưu đãi quy định tại các điểm d, đ, e, g, h, i và k khoản 2 Điều 5 Pháp lệnh 02/2020/UBTVQH14.
     
    - Chế độ ưu đãi quy định tại điểm c khoản 2 Điều 5 của Pháp lệnh này đối với thân nhân của liệt sỹ đang hưởng trợ cấp tuất hằng tháng.
     
    - Hỗ trợ thăm viếng mộ liệt sỹ, di chuyển hài cốt liệt sĩ.
     
    - Vợ hoặc chồng liệt sĩ lấy chồng hoặc vợ khác mà nuôi con liệt sỹ đến tuổi trưởng thành hoặc chăm sóc cha đẻ, mẹ đẻ liệt sĩ khi còn sống hoặc vì hoạt động cách mạng mà không có điều kiện chăm sóc cha đẻ, mẹ đẻ liệt sĩ khi còn sống thì hưởng chế độ ưu đãi như sau:
     
    + Trợ cấp tuất hằng tháng.
     
    + Bảo hiểm y tế.
     
    - Trợ cấp một lần đối với thân nhân với mức bằng 03 tháng trợ cấp hằng tháng hiện hưởng khi đối tượng quy định tại khoản 3 Điều này đang hưởng trợ cấp hằng tháng chết, trừ trường hợp đối tượng quy định tại khoản 10 Điều này chết.
     
    - Trợ cấp mai táng đối với người hoặc tổ chức thực hiện mai táng khi đối tượng quy định tại khoản 3 Điều này đang hưởng trợ cấp hằng tháng chết, trừ trường hợp đối tượng quy định tại khoản 10 Điều 16 Pháp lệnh 02/2020/UBTVQH14 chết.
     
    Trên đây là thủ tục cấp lại Bằng “Tổ quốc ghi công” 
     
    1501 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenhoaibao12061999 vì bài viết hữu ích
    admin (14/07/2023)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận