Thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận bài thuốc gia truyền

Chủ đề   RSS   
  • #553574 30/07/2020

    jellannm
    Top 50
    Female
    Lớp 8

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/03/2019
    Tổng số bài viết (1359)
    Số điểm: 11411
    Cảm ơn: 17
    Được cảm ơn 203 lần


    Thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận bài thuốc gia truyền

    Hiện nay, việc xét duyệt cấp Giấy chứng nhận bài thuộc gia truyện thực hiện theo quy định tạQuyết định 39/2007/QĐ-BYT về Quy chế xét duyệt cấp “Giấy chứng nhận bài thuốc gia truyền” do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành

    Để được cấp  “Giấy chứng nhận bài thuốc gia truyền” người được cấp phải đáp ứng các điều kiện tại Điều 4 Quyết định này, cụ thể:

    - Có đủ năng lực hành vi dân sự.

    - Có quyền thừa kế theo quy định của pháp luật.

    - Biết cụ thể các vị thuốc và thành phần bài thuốc, cách bào chế, cách sử dụng, liều dùng, đường dùng, chỉ định, chống chỉ định và chẩn đoán bệnh.

    - Được chính quyền địa phương (xã/phường/thị trấn) chứng nhận là người được dòng tộc, gia đình có bài thuốc gia truyền lâu năm, có hiệu quả điều trị một bệnh nhất định, được nhân dân trong vùng tín nhiệm và không có sự tranh chấp dân sự về bài thuốc đó đồng ý truyền cho.

    Nếu đã đáp ứng các điều kiện trên bạn tiến hành nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận bài thuốc gia truyền đế Sở Y tế nơi ban cư trú và nộp lệ phí theo quy định.

    Hồ sơ bao gồm:

    1. Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận bài thuốc gia truyền gửi Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Đơn có xác nhận của Chi hội Đông y, Trạm y tế và UBND xã, phường, thị trấn nơi người có bài thuốc cư trú. 

    2. Sơ yếu lý lịch ghi rõ quá trình hoạt động chuyên môn về y học cổ truyền của dòng tộc, gia đình và bản thân (có xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn nơi cư trú).

    3. Bản giải trình về bài thuốc gia truyền, trong đó phải ghi rõ:

    - Xuất xứ của bài thuốc qua các đời trong dòng tộc, gia đình, nơi đã sử dụng bài thuốc để điều trị;

    - Công thức của bài thuốc (ghi rõ tên từng vị, liều lượng);

    - Cách gia giảm (nếu có);

    - Cách bào chế;

    - Dạng thuốc;

    - Cách dùng, đường dùng;

    - Liều dùng;

    - Chỉ định và chống chỉ định.

    4. Tư liệu chứng minh hiệu quả điều trị của bài thuốc.

    - Sổ theo dõi người bệnh (có ghi đầy đủ họ tên, tuổi, giới tính, địa chỉ, nghề nghiệp, chẩn đoán, kết quả điều trị và thời gian điều trị).

    - Danh sách người bệnh (tối thiểu từ 100 người trở lên) ở trong vùng, địa phương gần nhất đã điều trị có hiệu quả trong thời gian gần nhất (gồm: Họ tên, tuổi, giới tính, địa chỉ, nghề nghiệp, chẩn đoán, kết quả điều trị và thời gian điều trị).

    - Văn bản xác nhận được quyền thừa kế bài thuốc đó theo quy định của pháp luật hiện hành, được UBND xã, phường, thị trấn xác nhận) hoặc công chứng chứng thực.

    - Giấy khám sức khỏe do bệnh viện từ cấp quận, huyện trở lên cấp.

    - Hai ảnh cỡ 4 x 6 cm, chụp kiểu chứng minh thư nhân dân.

    Thời hạn:

    Trong thời hạn 30 ngày, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Sở y tế phải thẩm định những nội dung gồm:

    – Hồ sơ phải có đầy đủ thủ tục theo quy định.

    – Thẩm định kết quả điều trị của bài thuốc căn cứ vào các hồ sơ gốc và xác nhận của chính quyền địa phương.

    Phí thẩm định:  2.500.000 đồng/lần căn cứ theo Thông tư 278/2016/TT-BTC.

     

    Cập nhật bởi jellannm ngày 30/07/2020 09:27:00 CH
     
    493 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận